Chủ Nhật, 3 tháng 3, 2013

Kĩ thuật trồng cam quýt - sưu tầm


Trên cây quýt tiều ở vùng chúng tôi, thường có một hiện tượng là khi trái sắp chín thì xuất hiện những đốm màu thâm, mềm nhũn, rồi bị thối, sau đó bị rụng. Khi bóp thì thấy có nước rịn ra từ các lỗ nhỏ ở trên chỗ bị thâm đó. Xin cho biết đó là chứng bệnh gì? Có cách nào để phòng trị chúng?
Ngài hại cam
Ngài hại cam
Trả lời: Qua mô tả của bạn, kết hợp với thông tin của đồng nghiệp chúng tôi từ tỉnh Đồng Tháp, chúng tôi cho rằng trái quýt tiều ở chỗ bạn không bị bệnh gì hết,mà chúng đang bị ngài chích hút gây hại. Việc trái bị rụng chẳng qua là hậu quả của việc gây hại của ngài chích hút trái mà thôi
Theo các nhà chuyên môn thì ở ĐBSCL, có ít nhất 15 loài ngài chích hút được ghi nhận trên các vườn cam, quýt, trong đó phổ biến nhất là 4 loài: Eudocima salaminia, Othreis fullonia, Ophiusa coronata, Rhytia hypermnestra.
Con trưởng thành các loài trên đều có một đặc điểm chung là cơ thể thường lớn, bay khoẻ,ngực và bụng đều to và phủ nhiều lông dài. Màu sắc đậm, tối, trên cánh có nhiều đốm lớn, có hình dạng và màu sắc khác nhau. Cánh sau thường có màu cam, viền cánh sau thường có màu nâu đen.
Giữa cánh sau thường có một đốm hình chữ C. Vòi chích hút phát triển thành những kim chích hút dài, mạnh, thích ứng cho việc đâm thủng qua cả những lớp vỏ cứng và dày của trái cam, quýt. Khi không ăn, vòi được cuộn tròn dưới đầu, khi ăn vòi có thể vươn thẳng, dài hơn 2cm.
Ngài gây hại chủ yếu ở giai đoạn trưởng thành, ấu trùng không gây hại, sinh sống chủ yếu trên các loại cây mọc hoang, cây dây leo. Con trưởng thành ban ngày lẩn trốn trong các lùm cây mọc hoang dại gần nguồn kí chủ chính, khi trời bắt đầu tối chúng bay vào vườn trái cây để bắt cặp và gây hại. Ban đêm rất dễ nhận diện do mắt của chúng chiếu sáng và cánh có ánh lấp lánh.
Tại ĐBSCL, ngài chích hút thường tấn công gây hại trên cây cam, quýt, đặc biệt là quýt tiều từ tháng 10-11 dương lịch cho đến khi thu hoạch. Trên quýt tiều, ngài xuất hiện khi trái đang ở giai đoạn da lươn ( trái đã có nhiều nước, nhưng còn chua) vào khoảng tháng 10 đến tháng 2 dương lịch năm sau.
Ngoài gây hại trực tiếp bằng cách trích hút dịch của trái làm cho trái bị khô. Vết chích của chúng còn tạo ra vết thương trên trái. Những vết thương này là cửa ngõ cho nhiều loại nấm bệnh như Fusarium spp, Colletotrichum spp, Oospora citri, Oospora spp… tấn công gây hại, làm cho trái bị thối rất nhanh, vùng xung quanh vết chích có màu nhạt, mềm sau đó sẽ bị rụng. Trái rụng có mùi hôi thối, mùi này thu hút con trưởng thành từ xa bay tới.
Ngoài cam, quýt, ngài chích hút còn gây hại trên trái của nhiều loại cây ăn trái khác như: nhãn, ổi, đào, chôm chôm, xoài, khế… Để hạn chế tác hại của ngài chích hút, bạn có thể áp dụng kết hợp một số biện pháp chính sau đây:
  • Thường xuyên vệ sinh vườn cây sạch sẽ, phát quang hết những bụi rậm, cỏ dại… để hạn chế nơi trú ẩn của con trưởng thành và nơi sinh sống của ấu trùng.
  • Từ khi trái bước vào giai đoạn da lươn trở đi, cần kiểm tra vườn cam, quýt thường xuyên để kịp thời phát hiện sự xuất hiện của con trưởng thành. Khi phát hiện con trưởng thành, có thể dùng đèn pin, đèn ác quy soi rồi dùng vợt bắt vào ban đêm ( từ 18-22 giờ). Sử dụng bẫy thức ăn ( chuối xiêm, chuối già, mít chín…) để dẫn dụ con trưởng thành tới rồi thu gom tiêu diệt. Cũng có thể dùng bẫy chua ngọt với thành phần gồm có nước ép trái khóm ( dứa) chín hoặc nước rỉ đường trộn thêm 1% thuốc Dipterex đặt trong vườn cam, quýt (5-10 bẫy/ha) để dẫn dụ thu hút con trưởng thành đến để tiêu diệt.
  • Nếu điều kiện cho phép, từ khi trái bước vào giai đoạn da lươn trở đi, nên bao trái bằng những loại bao chuyên dùng.
  • Nhện đỏ hại cây cam sành và cách phòng trị ?

    Hỏi: Gia đình tôi có trồng được một vườn cam sành, gần đây không rõ tại sao nhiều lá bánh tẻ và lá non bị biến dạng phồng rộp lên như bánh tráng nướng, phiến lá biến thành màu vàng xanh loang lổ, tán lá không phát triển lên được, nhìn kĩ thấy ở mặt dưới của lá có những con vật nhỏ li ti như con mạt gà, màu hồng, màu đỏ… bò lăng xăng. Tôi đã xịt nhiều loại thuốc nhưng không thấy bớt. Xin cho biết đây là chứng bệnh gì, cách chữa trị?
    Nhện đỏ hại cam
    Nhện đỏ hại cam
    Trả lời: Qua mô tả của bạn, kết hợp với những gì mà chúng tôi hiểu biết được về sâu bệnh hại trên cây có múi nói chung và cay cam sành nói riêng mà chúng tôi đã quan sát được trong những dịp đi tham quan một số vùng chuyên canh cây ăn trái ở Tiền Giang và Bến Tre trong thời gian gần đây, chúng tôi cho rằng hiện tượng trên cây cam sành nhà bạn là do nhện đỏ gây ra. Ngoài cây cam sành như bạn đã thấy, loài nhện đỏ này còn gây hại cho nhiều cây thuộc nhóm cây có múi như chanh, quýt, quất ( tắc)… và nhất là trên cây bưởi (ảnh 8)
    Cơ thể của nhện đỏ rất nhỏ, dài khoảng 0,3-0,4mm,hình bầu dục, gần giống như con mạt gà. Con trưởng thành có 8 chân, bò nhanh, con ấu trùng nhỏ hơn, và có màu hơi lợt hơn ( lúc mới nở chỉ có 6 chân). Nhện sinh trưởng, phát triển và tích lũy  số lượng rất nhanh, do vòng đời của chúng rất ngắn ( chỉ  khoảng hơn chục ngày) và sinh sản nhiều ( một con cái có thể đẻ hàng chục, có khi cả trăm trứng).
    Cả con trưởng thành và con ấu trùng đều tập trung ở mặt dưới phiến lá của những búp lá non cho đến khi bánh tẻ trưởng thành, trên bề mặt nụ hoa, cuống đài hoa, trên vỏ trái non,… chúng chích hút nhựa của những bộ phận này. Chỗ lá nào bị chúng hút nhựa thì biến dần thành màu vàng, làm cho lá biến thành màu vàng xanh loang lổ, phiến lá bị biến dạng cong queo như mặt bánh tráng nướng ( bánh đa) như bạn đã mô tả ( ảnh 9). Nếu bị hại nặng cây sẽ bị còi cọc, trái bị khô nước, ăn rất lạt.
    Trên hoa, nhện  chích hút nhựa của nụ và cuống của đài hoa, nếu nặng nụ hoa có thể bị rụng. Trên trái, nhện chích hút dịch của vỏ trái non, làm vỡ các túi tinh dầu sau này tạo thành các vết sần sùi màu nâu xám và thô nhám như có phủ một lớp cám bên ngoài vì thế có người gọi là “bệnh da cám”. Ở các tình phía Nam, nhện đỏ thường hại nhiều trong mùa khô.
    Để hạn chế tác hại của nhện đỏ, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau đây:
    • Không nên trồng quá dày làm cho vườn cam bị um tùm rậm rạp, không thông thoáng, tán bị che phủ nhiều.
    • Bón phân dứt điểm thành từng đợt và phải bón cân đối giữa đạm, lân và kali. Nếu vườn nhà bạn thường bị nhện gây hại nhiều thì nên tăng cường bón thêm phân lân và kali.
    • Tỉa bỏ những cành, lá không cần thiết bên  trong tán cây để tán cây luôn luôn được thông thoáng.
    • Nếu vườn của bạn thường bị nhện gây hại nặng thì cứ mỗi đợt cây ra đọt, lá non nên phun xịt 3 lần thuốc trừ nhện: lần 1 khi cây vừa nhú đọt non, lần 2 khi đọt non ra rộ và lần 3 khi lá non bước sang giai đoạn lá bánh tẻ. Khi cây đã bước vào giai đoạn cho trái thì cứ mỗi đợt ra bông kết trái bạn cũng nên phun xịt ba lần thuốc: lần 1 lúc nụ hoa ra rộ, lần 2 khi lượng trái rộ khoảng 1 tuần và lần 3 cách lần 2 khoảng 10 ngày.
    Do nhện đỏ có tính lờn kháng thuốc rất nhanh vì thế bạn không nên phun xịt một loại thuốc kéo dài nhiều lần ( dù thuốc đó có hiệu qủa rất cao), mà phải luân phiên bằng một trong những loại thuốc sau đây: Danitol 10EC; Nissorun 5EC; Comite 73EC; Ortus 5EC; Kelthane 18,5EC; Microthiol 80WP… Khi xịt nhớ ướt đều tất cả những vị trí có nhện bu bám.

    Bù lạch hại cam sành và cách phòng trị ?

    Cách nay vài năm do cam sành có giá trị cao nên ở vùng tôi nhiều gia đình phát triển loại cây này. Hồi đầu trái cam rất đẹp, nhưng không rõ tại sao gần đây trên vỏ trái thường bị một vết sẹo vòng tròn màu xám bao quanh gần cuống trái ( phần vỏ phía bên trong vòng tròn vẫn xanh bình thường). Mặc dù ăn vẫn ngon, ngọt nhưng khi bán không được giá. Xin cho biết đó là chứng bệnh gì? Có cách nào để phòng trị chúng?
    Bù lạch
    Bù lạch
    Trả lời: Qua mô tả của các bạn kết hợp với tình hình thực tế đã quan sát được ở một số vườn cam sành ở ĐBSCL, chúng tôi cho rằng trái cam sành ở chỗ các bạn không bị bệnh gì hết, mà đây chỉ là di chứng để lại do con bù lạch ( bọ trĩ) gây ra ở giai đoạn trước đó.
    Không riêng gì cây cam sành, đối với những loại cây trồng khác cũng vậy. Tại một vùng nào đó khi mới phát triển loại cây này thì sâu bệnh ít hoặc chưa xuất hiện, nhưng càng về sau do được tích luỹ số lượng và một vài lý do khác mà chúng cứ phát triển ngày một nhiều lên. Vì thế cam sành chỗ bạn gần đây bị bù lạch gây hại nhiều hơn hồi mới phát triển loại cây này cũng là điều bình thường.
    Qua điều tra, các nhà chuyên môn cho biết trên trái cam có có đến hai loại bù lạch, một loại màu đen, một loại màu vàng, nhưng chủ yếu là loại màu vàng( Scirtothrips dorsalis).
    Con trưởng thành của loài này có kích thước rất nhỏ, chiều dài cơ thể khoảng 0,8mm, màu vàng đến vàng cam, hai bên rìa có cánh có nhiều sợi lông nhỏ dài. Con trưởng thành cái thường đẻ trứng trong mô lá non, trái non, hoặc cành non. Trứng có hình bầu dục,màu vàng nhạt, ấu trùng mới nở có màu trong suốt, chân dài, hình ống tròn. Khi lớn chúng có kích thước tương tự con trưởng thành. Nhộng có màu vàng sậm, nhọn ở phần cuối bụng.
    Cả con trưởng thành và con ấu trùng đều chích hút gây hại trên lá non, hoa và trái non, nhưng thường gây hại nhiều nhất  trên trái non bằng cách ẩn trong các lá đài, chích hút phần vỏ gần cuống trái, tạo ra những mảng sẹo màu xám hoặc màu bạc lồi lên trên vỏ trái, nên khi trái lớn những sẹo này lộ ra phía ngoài vòng quanh cuống trái thành vòng tròn rất đặc trưng như bạn đã thấy ( ảnh 15). Ở giai đoạn trái còn non ( vừa rụng cánh hoa cho đến khi đường kính trái đạt khoảng 4-5cm) thường bị bù lạch gây hại nhiều nhất. Nếu mật độ cao chúng có thể tấn công trên cả trái đã lớn. Bù lạch thường gây hại cho những trái nằm phía ngoài của tán cây, nơi có nhiều ánh nắng. Mặc dù trái cam ăn vẫn ngon ngọt, nhưng do vỏ trái bị sẹo, xấu xí ( ảnh 16) nên không bán được giá cao, gây thiệt hại cho nhà vườn. Ở các tình phía Nam bù lạch thường xuất hiện và gây hại nhiều cho các đợt hoa, trái non từ tháng 2 đến tháng 4 hàng năm.
    Để hạn chế tác hại của bù lạch, các bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau đây:
    • Nên trồng với mật độ dày hơn và trồng thêm cây che bớt nắng cho vườn cam như một số nhà vườn ở Cái Bè ( Tiền Giang) thường làm cũng có tác dụng hạn chế bớt tác hại của bù lạch.
    • Khi tưới vườn, nên tưới nước phun lên cây để rửa trôi và hạn chế bớt bù lạch.
    • Nếu vườn nhà các bạn thường xuyên bị bù lạch gây hại có thể sử dụng một trong các loại thuốc như: Confidor 100SL; Regent 5SC; Danitol 10EC; Admire 050EC…phun vào lúc hoa đang nở rộ, sau đó khoảng  một tuần thì phun tiếp lần 2. Do bù lạch có khả năng kháng thuốc nhanh vì thế bạn nên luân phiên sử dụng nhiều loại thuốc để hạn chế gây sức ép kháng thuốc lên chúng.
    • Bệnh vàng lá greening trên cây cam, quýt và cách phòng ngừa ?

      Cây cam sành nhà chúng tôi mới trồng được khoảng 2 năm, không rõ tại sao gần đây lá bị vàng ở phần thịt lá, nhưng gân lá còn xanh, ở một số cành những lá mới ra nhỏ lại, thô cứng và mọc chỉa lên trời, rụng sớm…Xin cho biết đó là chứng bệnh gì? Có cách nào để điều trị chúng?
      Bệnh vàng lá
      Bệnh vàng lá
      Trả lời: Trên cây cam, quýt có khá nhiều loại sâu bệnh gây hại, nhưng biêu hiện những triệu chứng như ở vườn cam nhà bạn theo chúng tôi đoán có lẽ cây cam sành nhà bạn đã bị bệnh vàng lá Greening, một chứng bệnh được coi là nguy hiểm vào bậc nhất trên cây có múi hiện nay, không chỉ ở nước ta mà còn ở nhiều nước trồng cam, quýt của châu Á, châu Phi… bệnh đã làm tàn lụi hàng chục ngàn ha cây có múi đang cho thu hoạch, gây tổn thất lớn cho nhà vườn ở những nước này.
      Bệnh do vi khuẩnLiberbacter asiaticum gây ra. Khi mới nhiễm, cây thường bị hại cục bộ trên từng cành, trong khi các cành khác không bị bệnh vẫn cho trái bình thường. Biểu hiện của cây bị bệnh là lá bị đốm vàng ( vàng khảm) lá già trở nên vàng hay xanh xám hoặc có các đốm vàng trên nền xanh xám. Những cành mọc ra từ các cành đã bị bệnh trước đó thì triệu trứng của bệnh sẽ xuất hiện trong quá trình trường thành của lá, ở những lá này mức độ biến vàng của chúng cũng có sự khác nhau, tuỳ theo mức độ của bệnh nặng hay nhẹ, thường thì thịt lá biến vàng, viền mép lá và gân lá màu xanh, nếu bị nặng thì toàn bộ phiến lá biến vàng, chỉ còn lại vài đốm nhỏ màu xanh rải rác. Lá nhỏ hơn bình thường, dựng đứng như tai thỏ (ảnh 21), cứng, giòn, những lá trên đầu cành rụng dần, có khi chỉ còn vài lá già phía dưới, các đọt nhánh bị khô, cây cằn cỗi, còi cọc, ra nhiều bông và ra bông trái vụ. Rễ kém phát triển, rễ tơ bị thối dần không đảm bảo việc hút nước và dinh dưỡng cung cấp cho cây, nếu nặng có thể làm cho cây bị chết khô. Khi trái đã lớn cây mới bị nhiễm bệnh thì trái vẫn phát triển bình thường, nhưng vỏ trái chuyển sang màu xanh xám, vàng nhạt, ít bóng. Nếu bệnh xuất hiện sớm từ khi trái còn nhỏ thì trái thường nhỏ, méo mó, biến dạng, cắt đôi trái sẽ thấy trục của trái bị vặn vẹo, ít nước, vị đắng, hạt bị lép và đen ( ảnh 22)
      Trong nhóm cây có múi, bệnh gây hại trên cây cam, quýt nặng hơn trên những cây khác. Bệnh lây lan thông qua vật trung gian truyền bệnh là con rầy chổng cánh ( Diaphorina citri). Đầu tiên, rầy chổng cánh chích hút nhựa của cây đã bị bệnh, mang theo dịch vi khuẩn gây bệnh rồi chích và truyền vi khuẩn gây bệnh cho cây khoẻ. Ngoài ra bệnh còn lây truyền qua con đường nhân giống vô tính bằng cách chiết nhánh hoặc lấy mắt ghép trên những cây đã bị bệnh.
      Khi cây đã nhiễm bệnh thì chỉ còn cách chặt bỏ chứ không thể chữa trị được, vì thế để hạn chế tác hại của bệnh, bạn phải áp dụng các biện pháp phòng ngừa đó là phải dùng cây giống sạch bệnh và phòng trị rầy chổng cánh một cách triệt để.
      Về cây giống, bạn phải chiết nhánh hoặc lấy mắt ghép ở những cây chưa bị bệnh. Muốn chắc chắn bạn nên mua cây giống sạch bệnh ở những cơ sở sản xuất cây giống đáng  tin cậy.
      Đối với rầy chổng cánh, bạn có thể áp dụng một số biện pháp phòng trị sau đây:
      • Không nên trồng các loại cây kiểng thuộc họ cam, quýt như nguyệt quới, cần thăng, kim quýt… ( đặc biệt là nguyệt quới) trong hoặc gần các vườn trồng cam, quýt, nhất là vườn sản xuất cây giống, vì đây là những cây kí chủ phụ của rầy chổng cánh
      • Trồng  một số cây chắn gió như dương, bình linh lá… bao quanh vườn cam, quýt để ngăn chặn rầy từ nơi khác bay đến.
      • Nên vận động nhiều chủ vườn trong một vùng rộng lớn cùng xử lí, cắt tỉa cành, điều khiển các đợt ra đọt, lá non tập trung để dễ theo dõi, phát hiện và xịt thuốc trừ diệt rầy kịp thời, tránh cho cây ra đọt, lá non lai rai quanh năm tạo nguồn, thức ăn liên tục trên vườn cây cho rầy.
      • Kiểm tra vườn cam, quýt thường xuyên để phát hiện và chặt bỏ kịp thời những cây đã có dấu hiệu bị bệnh rồi đem tiêu huỷ. Trước khi chặt bỏ cây, nên xịt kĩ một đợt thuốc để diệt rầy không cho chúng bay sang những cây khác.
      • Thực tế cho thấy, ở những vườn cam, quýt có nhiều con kiến vàng (Oecophylla smaragdina) là những vườn rầy chổng cánh rất ít, vì thế nếu có thể được nên bắt thả, nuôi và nhân kiến vàng trong vườn. Nhớ phải hết sức cẩn thận khi xịt thuốc vì kiến vàng rất dễ bị chết do thuốc
      • Kiểm tra vườn cam, quýt thường xuyên,( nhất là vào các đợt cây ra đọt,lá non hoặc sau những cơn giông có thể đưa rầy từ nơi khác đến) để phát hiện sớm và phun thuốc diệt trừ rầy kịp thời bằng một trong các loại thuốc như: Applaud 10WP, Applaud mipc; Trebon 10EC; Bassa 50EC; Bascide 50EC; DC- Tron Plus 98,8EC; Butyl 10WP.
      • Bệnh thối rễ, vàng lá, rụng lá chết nhanh cây quýt tiều ?

        Hỏi: Mấy năm gần đây cây quýt tiều ở chỗ chúng tôi thường bị một chứng bệnh nan y, đó là cứ vào khoảng giữa và cuối mùa mưa những lá già trên cây quýt cứ bị vàng và rụng dần, chỉ cần rung lắc nhẹ hoặc gặp gió là lá bị rụng hàng loạt, chỉ còn lại những lá đọt, làm cho cây xơ xác. Sau đó một thời gian thì cây bị chết.Xin cho biết đó là chứng bệnh gì. Có cách nào để phòng trị chúng?
        Quả cam
        Quả cam
        Trả lời: Qua mô tả của các bạn, kết hợp với tình hình sâu bệnh gây hại trên cây cam, quýt ở ĐBSCL trong mấy năm gần đây, chúng tôi đoán rằng cây quýt tiều ở chỗ bạn đã bị bệnh thối rễ vàng lá ( hay còn gọi là bệnh thối rễ rụng lá, thối rễ, vàng lá, rụng lá, chết nhanh…). Bệnh do nấm Fusarium solani gây ra.
        Cây bị bệnh lúc đầu vẫn bình thường nhưng gân lá có màu vàng trắng, phiến lá ngả màu vàng xanh, sau đó rụng đi, nhất là khi có gió hoặc lấy tay rung lắc cây ( đúng như các bạn đã nói). Các lá già bị rụng trước sau đó đến các lá phía trên,nhìn toàn cây thấy gốc, cành trơ trụi chỉ còn một ít lá đọt.
        Lúc mới đầu chỉ vài nhánh bị bệnh, sau đó bệnh lan dần ra toàn cây. Cây ra nhiều chồi ngắn và nhỏ, nhiều bông trái, trái bị chua, cuối cùng cây bị chết hoàn toàn.
        Nếu đào kiểm tra bộ rễ sẽ thấy khi cây chớm bị bệnh thì chỉ vài nhánh rễ bị thối, có những sọc nâu trên rễ chạy từ chóp rễ vào phía trong và vào những rễ lớn hơn, vỏ của rễ tuột khỏi phân gỗ. Sau đó bệnh lan nhanh ra toàn bộ rễ làm cho cả bộ rễ bị thối, ứng với lúc này phía trên cây cũng bị rụng hết lá chỉ còn lá đọt và cây bị chết hoàn toàn.
        Nấm F. solani thích  môi trường axít hơn là môi trường kiềm. Chúng xâm nhập vào được trong rễ cây có thể do một số điều kiện sau đây:
        Thứ nhất, tình trạng yếm khí lâu dài của đất vào tháng cuối mùa mưa ( do đất có thành phần sét cao, nên mao quản nhỏ, giữ nước lâu và khó rút nước). Đất luôn ở trong tình trạng thiếu ôxi, rễ cây phải hô hấp trong tình trạng yếm khí làm cho tế bào rễ non bị chết. Nấm F. solani sẽ xâm nhập vào những tế bào chết này. Từ đây nấm tiết ra độc tố làm cho mạch gỗ của rễ và thân cây bị mất tính trương nứơc, xẹp lại, ngăn cản sự vận chuyển chất dinh dưỡng và nước từ trong đất lên nuôi cây.
        Thứ hailà trong các tháng mùa khô thiều nước hoặc vào những giai đoạn nhà vườn xiết nước ( không tưới nước) để kích thích cho cây ra hoa đã làm cho cây thiếu nước, một số rễ ăn sâu xuống để tìm nguồn nước cung cấp cho cây. Khi mùa mưa đến, đất thoát nước không kịp, mực thuỷ cấp nâng cao, những rễ ăn sâu xuống đất phía dưới bị ngập úng, ngộp và thiếu ôxi, làm cho rễ suy yếu, thối. Tạo điều kiện thuận lợi cho nấm tấn công nhanh hơn vào trong rễ gây hại.
        Thứ balà những vườn chủ động giữ được mực thuỷ cấp theo ý muốn thì có rất nhiều mối. Trong đó có các loài mối ăn rễ non của cây, điều này có thể cũng góp phần tạo ra những “cửa ngõ” cho nấm xâm nhập vào trong rễ gây hại ( nấmF. solani khó xâm nhập được vào rễ khi còn lành). Ngoài những con đường xâm nhập trên đây, nấm còn xâm nhập vào rong rễ qua các vết thương cơ giới do một số loài tuyến trùng sống trong đất như: Paratylenchus coffea, Radopholus similis, Tylenchulus semipenetrans, Meloidogyne sp gây ra.
        Ngoài gây hại trực tiếp cho bộ rễ, nấm F. solani còn kích thích cây tạo ethylene làm cho lá vàng nhanh và rụng sớm.
        Như vậy để phòng trừ bệnh thối rễ vàng lá trên cây cam, quýt ở ĐBSCL không phải là đối phó với nấm F. solani mà phải làm sao cho đất tơi xốp và thoáng khí, diệt tuyến trùng trong đất, thay đổi cách xử lí ra hoa bằng hoá chất thay vì dùng biện pháp xiết nước…
        Để hạn chế tác hại của bệnh, các bạn có thể áp dụng kết hợp một số biện pháp sau đây:
        • Lên liếp cao, thoát nước tốt, nếu đất thấp phải có hệ thống bờ bao vững chắc để có thể chủ động bơm nước ra khỏi vườn khi cần thiết
        • Tăng cường bón phân hữu cơ, tro trấu, mùn.. để giúp đất tơi xốp. Bón thêm vôi để nâng cao độ pH của đất.
        • Nên dùng hoá chất để kích thích ra hoa trái vụ thay cho biện pháp xiết nước.
        • Tăng cường thêm phân lân, kali để làm tăng sức đề kháng của rễ đối với bệnh và kích thích cây ra thêm rễ mới hoặc tưới MKP để cây phục hồi nhanh hơn.
        • Nếu vùng đất có tuyến trụng nên kết hợp rải Basudin 10H hoặc Regent 0,3G ( 100g) + Ridomil 72WP (30g)/gốc.
        • Nên kiểm tra vườn quýt thường xuyên để phát hiện sớm và có biện pháp dùng thuốc kịp thời. Nếu cây mới chớm bị bệnh có thể pha dung dịch thuốc Thiram 85WP, hoặc Benomyl 50WP, Derosal 60WP, Ridomil 72WP, Nustar… với liều lượng 30-50g/10lít nước tưới cho một gốc, tưới 2 lần / năm.
        • Bệnh đốm đồng tiền trên cây cam, quýt và cách phòng trị ?

          Trên cây cam, quýt ở vườn nhà tôi không rõ tại sao từ khi cây bước vào giai đoạn lớn tuổi, già cỗi đến nay trên thân cây thường bị những đốm hình tròn hoặc hình bầu dục, đường kính có khi chỉ vài mm nhưng cũng có những đốm đường kính lớn đến vài cm, màu xám trắng hay xám xanh, loang lổ đôi khi bao kín cả xung quanh thân. Xin cho biết đó là chứng bệnh gì? Có cách nào để chữa trị chúng?
          Đốm đồng tiền
          Đốm đồng tiền
          Trả lời: Qua mô tả của bạn, theo chúng tôi có thể cây cam, quýt nhà bạn đã bị bệnh đốm đồng tiền. Bệnh này do địa y gây ra. Chúng thường xuất hiện trên khá nhiều loại cây. Ngoài cây cam, quýt còn thấy chúng trên nhiều loại cay thân gỗ, nhất là trên những cây đã già mà lại nằm ở những vị trí ẩm ướt, thiếu ánh sáng mặt trời như bưởi, chôm chôm, nhãn, sapô, mãng cầu, sầu riêng, mít, xoài… Ban đầu vết bệnh chỉ là những đốm rất nhỏ cỡ một vài mm, sau  đó nếu gặp điều kiện thời tiết thuận lợi như ẩm độ trong vườn cao ( ẩm thấp), thiếu nắng… thì chúng phát triển rộng ra. Vết bệnh đa số có dạng hình tròn hoặc hơi tròn như đồng tiền ( nên người ta thường gọi là bệnh đốm đồng tiền) hoặc hình bầu dục, màu xám trắng hay xám xanh da trời. theo thời gian, vết bệnh cứ lan rộng dần ra xung quanh, nếu nặng nhiều vết sẽ hoà lẫn vào nhau tạo ra hình dạng bất kì, màu sắc loang lổ  vằn vện ( ảnh 20).
          Những năm mới trồng do cây còn nhỏ, cành là chưa giao tán, vườn luôn được thông thoáng, ánh nắng nhiều soi rọi trực tiếp xuống vườn làm cho vừơn luôn khô ráo, điều kiện này không thuận lợi cho bệnh nên bệnh không hoặc xuất hiện rất ít. Càng về sau cây càng lớn, tán lá giao nhau dày đặc, bít bùng, tạo ẩm độ trong vườn cao, phía trong tán cây lại thiếu ánh sáng… đã tạo thuận lợi cho bệnh phát sinh, phát triển mạnh. Vì thế thường thấy bệnh phát sinh, phát triển nhiều ở những vườn cam, quýt đã nhiều tuổi ( như vườn của nhà bạn), tán lá bít bùng, thiếu ánh sáng mặt trời, vườn luôn ẩm ướt.
          Qua quan sát thực tế cho thấy bệnh này rất phát triển trên lớp vỏ cây đã già cỗi, cổ thụ một chút. Vì thế bệnh thường phát triển nhiều ở những vườn cây đã già được trồng lâu năm. Ban đầu bệnh chỉ tập trung ở phần thân cây là chính, nếu nặng về sau bệnh sẽ phát triển dần lên các nhánh cấp 1, nhánh cấp 2… Do bệnh chỉ phát triển bên ngoài của lớp vỏ cây nên có thể sẽ không gây hại trực tiếp cho cây, nhưng do chúng làm cho bề mặt của cây luôn bị ẩm ứơt, tạo điều kiện thuận lợi cho các nấm bệnh khác tấn công, nhất là những loại nấm bệnh thường tấn công ở vùng gốc như bệnh thối gốc chảy mủ.
          Để phòng ngừa bệnh bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau đây:
          • Không nên trồng quá dày. Thường xuyên tỉa bỏ những cành già nằm bên trong tán không có khả năng cho trái, cành bị sâu bệnh, cành tăm, cành tược… để vườn cây thông thoáng, khô ráo; dưới tán, dưới gốc cây nhận được thêm ánh sáng mặt trời, sẽ có tác dụng hạn chế bệnh phát sinh, phát triển. Đây có thể được coi là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa bệnh
          • Thiết kế mặt liếp hình mai rùa, xẻ rãnh thoát nước để không đọng lại trên mặt vườn trong mùa mưa hoặc những khi tưới vườn để vườn luôn được khô ráo.
          • Có thể dùng bàn chải cọ rửa những vết bệnh trên thân cành rồi dùng nước vôi hoặc dung dịch thuốc Boóc đô 1% quét lên thân cây vào đầu mùa mưa. Ngoài ra cũng có thể dùng một số loại thuốc gốc đồng như Copper-B, Copper-Zinc hoặc Zinccopper… để phun lên những chỗ bị bệnh trên thân, cành, đã mang lại kết quả rất tốt.
          • Rệp sáp hại rễ cây có múi và cách phòng trị ?

            Vườn bưởi và cam sành nhà tôi mới trồng được 2 năm. Không rõ tại sao thời gian gần đây có một số cây bị vàng lá. Nghe mấy chú bên Khuyến nông nói là do rệp sáp hại dưới bộ rễ. Khi bới đất lên coi tôi thấy quả thực có nhiều con rệp nhỏ,, màu trắng bu bám dưới rễ. Xin cho biết đó là con rệp gì? Có cách nào để diệt trừ chúng?
            Rệp sáp
            Rệp sáp
            Trả lời: Nói đến rệp sáp người ta thường nghĩ rằng chúng chỉ gây hại ở những bộ phận ở phía trên mặt đất của cây như đọt non, lá non, hoa, trái… Nhưng qua điều tra nghiên cứu của các nhà chuyên môn ở một số tỉnh thuộc ĐBSCL gần đây thì thấy chúng còn gây hại ở cả bộ rễ của nhóm cây có múi ( cam, quýt, chanh, bưởi). Thường thì các loài rệp sáp ít hoặc di chuyển chậm. Nếu muốn “đi ” tới chỗ khác chúng phải nhờ một số loài kiến ( kiến hôi, kiến cao cẳng…) tha đi. Những con kiến này không chỉ tha rệp đến các bộ phận phía trên mặt đất của cây, mà còn tha chúng xuống cả bộ rễ của cây để gây hại. Rệp tập trung phá hại chủ yếu ở những rễ gần gốc và những rễ gần mặt đất.
            Cũng giống như khi gây hại trên lá, đọt, trong quá trình sống chất bài tiết của rệp còn chứa nhiều chất đường mật, làm môi trường cho nấm bồ hóng phát triển, làm cho bên ngoài của rễ có màu đen. Nếu mật độ cao, gây hại nặng có thể làm cho bộ rễ của cây bị hư thối, tuột ra, không còn khả năng hút dinh dưỡng và nước cung cấp cho cây, làm cho cây bị suy kiệt, bộ lá vàng úa và chết.
            Để hạn chế tác hại của rệp sáp có thể áp dụng một số biện pháp sau đây:
            • Xử lý trước khi trồng bằng một trong các loại thuốc như: Nokanph 10G, Mocap 10G, Sago- super 3G với liều lượng khoảng 20-30g cho một hố trồng.
            • Trong mùa khô cần tưới đủ ẩm cho cây và  phòng trừ các loại kiến xung quanh gốc cây, không cho kiến tha rệp sáp xuống gốc. Đồng thời phun trừ rệp sáp ở những bộ phận phía trên mặt đất của cây.
            • Trên bộ rễ của cây ngoài rệp sáp còn có cả tuyến trùng cũng đồng thời gây hại. Nếu thấy cây sinh trưởng kém, còi cọc,lá úa, vàng héo, đầu lá quăn lại, trái nhỏ mà trên cây lại có nhiều kiến lửa, kiến cao cẳng thì cần moi đất kiểm tra bộ rễ để phát hiện rệp và có biện pháp diệt trừ rệp kịp thời.
            • Do cơ thể của rệp được phủ một lớp sáp nên phải sử dụng những loại thuốc có tính xông hơi mạnh như Nokaph 10G, Mocap 10G, Sago- super 3G, Pyrinex 20EC… để rải vào đất xung quanh bộ rễ. Cũng có thê xới nhẹ đất rồi sử dụng một số loại thuốc nhũ dầu như: Supracide 40EC, Suprathion 40EC, Vitashield 40EC, Mapy 48EC… pha loãng( theo liều lượng hướng dẫn trên vỏ bao bì) rồi tưới ướt đẫm dần vào gốc cây bị rệp hại.
            • Với những cây bị chết do rệp sáp gây hại, trước khi trồng lại cây khác cần rải hoặc tưới thuốc trừ rệp ( như đã nói ở phần trên) vào gốc để diệt rệp. Sau đó phải thường xuyên theo dõi để kịp thời phát hiện và diệt trừ rệp.
            • Nếu đất trong vườn khô có thể dùng xà beng thuôn chọc một số lỗ ( khoảng 20cm chọc một lỗ) tron diện tích của tán cây, với độ sâu khoảng 20-40cm. Sau đó pha thuốc Pyrimex 20EC, Sago super 20EC theo nồng độ khuyến cáo rồi tưới đầy các lỗ vừa chọc và lấp kín đất lại
            • Nếu đất vườn ẩm ướt có thể dùng cào sắt 3 răng, cào xới lớp đất mặt dưới tán cây, sâu khoảng 5-7cm rồi rải thuốc Sago super 3G với lượng 200-500g cho một gốc. Cào nhẹ trộn thuốc xuống dưới, thuốc sẽ bốc hơi xông hơi diệt rệp. Sau khi diệt rệp nên tăng cường bón thêm phân vào gốc hoặc phun phân qua lá để phục hồi sức khoẻ cho cây
            • Sâu xanh hại cam, quýt và cách phòng trị ?

              Hỏi: Vài năm gần đây, trên cây cam, quýt ở chỗ chúng tôi thường hay bị một loại sâu có màu xanh, nhỏ cỡ cây tăm, con lớn có khi to cỡ điếu thuốc lá. Chúng ăn khuyết lá ( chủ yếu là lá non hoặc lá bánh tẻ) nếu bị nặng lá chỉ còn trơ lại gân chính, cành non, nhìn xơ xác. Xin cho biết đó là sâu gì? Có cách nào để phòng trị chúng?
              Sâu xanh
              Sâu xanh
              Trả lời: Qua mô tả của bạn, chúng tôi cho rằng con sâu đang gây hại trên cây bưởi ở chỗ các bạn là con sâu xanh ăn lá ( Papilio sp), chúng thuộc họ Bướm phượng (Papilionidae), bộ Cánh vẩy ( Lepidoptera). Loại sâu này có vài loài, nhưng ở nước ta chủ yếu là hai loài, đó là P.polytes và P.demoleus. Ngoài cây cam, quýt chúng còn gây hại trên nhiều loại cây có múi khác như bưởi, chanh, tắc…
              Con trưởng thành của loài sâu này là một loại bướm nhìn rất đẹp, có kích thước rất lớn. Con đực của loài P.polytes  mặt trên của cánh có màu đen, có hàng đốm hình bầu dục màu vàng hoặc trắng, ở gần phần giữa của cánh sau. Con cái có cánh trước màu đen, rìa cánh có những đốm nhỏ màu đỏ, giữa cánh sau có 4 đốm trắng lớn và một đốm trắng nhỏ. Bướm của loài P.demoleus có chiều dài khoảng 2,5-3cm, sải cánh rộng khoảng 9,5-10cm, mặt trên cánh có màu đen, với những đốm màu vàng, phần gần cuối  của 2 cánh cách nhau có 2 đốm màu đỏ. Bướm thường hoạt động vào buổi sáng.
              Bướm cái đẻ trứng rải rác ( thường 1-3 quả) trên mặt lá non, búp lá. Trứng hình tròn màu trắng đục và khá lớn ( khoảng 1mm). Sau khi nở, sâu non có màu nâu đậm và nằm rải rác trên lá non, ít di chuyển, gần như bất động, nếu không có kinh nghiệm hoặc không chú ý các bạn sẽ rất dễ lầm tưởng đó là những cục phân chim ( ảnh 6). Sau khi nở, sâu ăn vỏ trứng sau đó ăn lá non, chồi non. Khi lớn sâu chuyển dần sang màu xanh lục, có viền trắng như vành khăn trên đầu ( ảnh 7). Sâu ăn rất khoẻ ( nhất là ở tuổi lớn), làm cho lá bị khuyết, thủng. Đẫy sức sâu lớn cỡ cây viết chì và dài khoảng 4cm, đến lúc này sâu có thể ăn cả lá bánh tẻ. Nếu bị hại nặng lá cam, quýt chỉ còn trơ lại gân chính, lá càng xơ xác, ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình quang tổng hợp của cây, làm cho cây suy yếu, còi cọc ( nhất là khi cây còn nhỏ). Sâu non tuổi lớn có màu xanh rất giống với màu xanh của lá cây và cành non nên khó phát hiện và chúng có đặc điểm là mỗi khi đụng đến liền thò hai cái ‘‘sừng’’ ra như để đe doạ và tiết mùi hôi để xua đuổi.
              Khi sắp vào nhộng, mình sâu cong lại, nhả tơ ở đít để gắn nhộng treo mình vào mặt dưới của phiến lá hay cành cây một cách chắc chắn.
              Để hạn chế tác hại của sâu, các bạn nên thường xuyên kiểm tra vườn cam, quýt ( nhất là vào những đợt cây ra lá non, đọt non) để phát hiện và có biện pháp diệt trừ sâu kịp thời. Không nên để sâu hại nhiều ( nhất là giai đoạn cây còn nhỏ).Nếu số cây cam, quýt của nhà bạn có ít, mật độ sâu không cao, cây còn thấp thì các bạn nên vạch lá tìm kiếm sâu rồi gập đôi lá lại rồi bóp chết sâu ở bên trong. Nếu nhiều sâu, vườn rộng, mà cây lại cao không có điều kiện bắt sâu thì có thể dùng một trong những loại thuốc như Fastac 5EC, Sheroa 10EC hoặc 25EC, Cyperan 5EC hoặc 10EC, Bi-58, Sumi-alpha 5EC… để phun xịt. Về cách sử dụng các bạn có thể đọc hướng dẫn của nhà sản xuất có ghi trên nhãn thuốc.

              Ngài chích hút trái cam, quýt và cách phòng trị ?

              Trên cây quýt tiều ở vùng chúng tôi, thường có một hiện tượng là khi trái sắp chín thì xuất hiện những đốm màu thâm, mềm nhũn, rồi bị thối, sau đó bị rụng. Khi bóp thì thấy có nước rịn ra từ các lỗ nhỏ ở trên chỗ bị thâm đó. Xin cho biết đó là chứng bệnh gì? Có cách nào để phòng trị chúng?
              Ngài hại cam
              Ngài hại cam
              Trả lời: Qua mô tả của bạn, kết hợp với thông tin của đồng nghiệp chúng tôi từ tỉnh Đồng Tháp, chúng tôi cho rằng trái quýt tiều ở chỗ bạn không bị bệnh gì hết,mà chúng đang bị ngài chích hút gây hại. Việc trái bị rụng chẳng qua là hậu quả của việc gây hại của ngài chích hút trái mà thôi
              Theo các nhà chuyên môn thì ở ĐBSCL, có ít nhất 15 loài ngài chích hút được ghi nhận trên các vườn cam, quýt, trong đó phổ biến nhất là 4 loài: Eudocima salaminia, Othreis fullonia, Ophiusa coronata, Rhytia hypermnestra.
              Con trưởng thành các loài trên đều có một đặc điểm chung là cơ thể thường lớn, bay khoẻ,ngực và bụng đều to và phủ nhiều lông dài. Màu sắc đậm, tối, trên cánh có nhiều đốm lớn, có hình dạng và màu sắc khác nhau. Cánh sau thường có màu cam, viền cánh sau thường có màu nâu đen.
              Giữa cánh sau thường có một đốm hình chữ C. Vòi chích hút phát triển thành những kim chích hút dài, mạnh, thích ứng cho việc đâm thủng qua cả những lớp vỏ cứng và dày của trái cam, quýt. Khi không ăn, vòi được cuộn tròn dưới đầu, khi ăn vòi có thể vươn thẳng, dài hơn 2cm.
              Ngài gây hại chủ yếu ở giai đoạn trưởng thành, ấu trùng không gây hại, sinh sống chủ yếu trên các loại cây mọc hoang, cây dây leo. Con trưởng thành ban ngày lẩn trốn trong các lùm cây mọc hoang dại gần nguồn kí chủ chính, khi trời bắt đầu tối chúng bay vào vườn trái cây để bắt cặp và gây hại. Ban đêm rất dễ nhận diện do mắt của chúng chiếu sáng và cánh có ánh lấp lánh.
              Tại ĐBSCL, ngài chích hút thường tấn công gây hại trên cây cam, quýt, đặc biệt là quýt tiều từ tháng 10-11 dương lịch cho đến khi thu hoạch. Trên quýt tiều, ngài xuất hiện khi trái đang ở giai đoạn da lươn ( trái đã có nhiều nước, nhưng còn chua) vào khoảng tháng 10 đến tháng 2 dương lịch năm sau.
              Ngoài gây hại trực tiếp bằng cách trích hút dịch của trái làm cho trái bị khô. Vết chích của chúng còn tạo ra vết thương trên trái. Những vết thương này là cửa ngõ cho nhiều loại nấm bệnh như Fusarium spp, Colletotrichum spp, Oospora citri, Oospora spp… tấn công gây hại, làm cho trái bị thối rất nhanh, vùng xung quanh vết chích có màu nhạt, mềm sau đó sẽ bị rụng. Trái rụng có mùi hôi thối, mùi này thu hút con trưởng thành từ xa bay tới.
              Ngoài cam, quýt, ngài chích hút còn gây hại trên trái của nhiều loại cây ăn trái khác như: nhãn, ổi, đào, chôm chôm, xoài, khế… Để hạn chế tác hại của ngài chích hút, bạn có thể áp dụng kết hợp một số biện pháp chính sau đây:
              • Thường xuyên vệ sinh vườn cây sạch sẽ, phát quang hết những bụi rậm, cỏ dại… để hạn chế nơi trú ẩn của con trưởng thành và nơi sinh sống của ấu trùng.
              • Từ khi trái bước vào giai đoạn da lươn trở đi, cần kiểm tra vườn cam, quýt thường xuyên để kịp thời phát hiện sự xuất hiện của con trưởng thành. Khi phát hiện con trưởng thành, có thể dùng đèn pin, đèn ác quy soi rồi dùng vợt bắt vào ban đêm ( từ 18-22 giờ). Sử dụng bẫy thức ăn ( chuối xiêm, chuối già, mít chín…) để dẫn dụ con trưởng thành tới rồi thu gom tiêu diệt. Cũng có thể dùng bẫy chua ngọt với thành phần gồm có nước ép trái khóm ( dứa) chín hoặc nước rỉ đường trộn thêm 1% thuốc Dipterex đặt trong vườn cam, quýt (5-10 bẫy/ha) để dẫn dụ thu hút con trưởng thành đến để tiêu diệt.
              • Nếu điều kiện cho phép, từ khi trái bước vào giai đoạn da lươn trở đi, nên bao trái bằng những loại bao chuyên dùng.

              Kĩ thuật chăm sóc cây cam, quýt ?


              Quả quýt
              Quả quýt
              Trả lời: Năng suất cao, phẩm chất tốt thì bên cạnh việc trồng giống tốt, trồng đúng kỹ thuật còn phải chăm sóc cây hợp lý, đây là một việc làm hết sức quan trọng. Sau đây xin giới thiệu với bạn một  số biện pháp cơ bản trong kỹ thuật chăm sóc cây cam, quýt.
              • Phân bón
              • Lượng phân bón
              Cây cam, quýt cần rất nhiều chất dinh dưỡng, nhất là thời kì cây ra đọt non, ra hoa kết trái. Muốn cây cho trái năng suất cao, phẩm chất ngon thì phải cung cấp đầy đủ và hợp lí dinh dưỡng cho cây, tuỳ theo đất tốt hay xấu, giống và tình trạng sinh trưởng của cây mà quyết định bón phân sao cho thích hợp, cân đối. Cần cung cấp đầy đủ phân đạm, lân, kali, bổ xung thêm phân hữu cơ và vi lượng cây để sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao.
              • Thời kì cây còn nhỏ:hai đến ba năm đầu là thời kì kiến thiết cơ bản, cây cam, quýt cần bón đủ lượng phân đạm, lân và kali để giúp cây phát triển cành nhánh. Nếu trong thời kỳ này cây ra nhiều hoa trái thì nên tỉa bớt để tập trụng dinh dưỡng cho cây. Lượng phân bón cho mỗi gốc trong một năm có thể như sau:
              • Năm thứ nhất và thứ hai: Khoảng 0,2- 0,4kg urea; 0,5-1,0kg lân; 0,2-0,3kg kali. Chia làm 3-5 lần bón trong năm, bằng cách pha vào nước để tưới cho từng gốc
              • Năm thứ ba và thứ tư: 0,5-0,8kg urea; 1,5-2,0kg lân và 0,5-0,8kg kali. Hoà nước tưới hoặc rải xung quanh gốc rồi tưới cho phân tan và ngấm dần xuống đất.
              • Thời kì cho trái:Từ năm thứ năm trở đi là thời kỳ khai thác, cần gia tăng phân kali để cho trái ngọt và chắc. Tuỳ theo độ màu mỡ của đất, độ lớn của cây và sản lượng trái mà lượng phân có thể gia giảm như sau: 0,2-0,5kg urea; 4,0-5,0kg lân; 1,5-2,5kg kali/cây/năm và được chia làm 3 lần bón như sau:
              • Sau khi thu hoạch: bón toàn bộ lân, 1/3 urea và 1/3kali
              • Trước khi ra hoa từ 4-6 tuần: bón 1/3 urea và 1/3 kali
              • Giai đoạn nuôi trái:bón 1/3 urea và 1/3 kali( Ở những vùng đất cao nên dùng phân sulfat kali)

              1. Cách bón 
              Ở vùng đất thấp như ĐBSCL cuốc ránh theo hình chiếu của tán lá, rãnh sâu 10-15cm, rộng 10-2-cm, rải phân vào, lấp đất rồi tưới nước.Ở vùng đất cao như Đông Nam Bộ, Tây Nguyên… dựa vào hình chiếu của tán lá, đào hố xung quanh gốc, sâu 20-30cm, rộng 20-30cm cho phân vào rồi lấp đất lại và tưới nước. Cũng có thể áp dụng cách báon như ở vùng đất thấp. Khi cây lớn đã giao tán thì không cần đào rãnh, có thể dùng cuốc xới nhẹ lớp đất xung quanh tán cây, rải phân, lấp đất, tưới nước cho phân tan, ngấm dần xuống đất
              Phân hữu cơ, đặc biệt là phân chuồng đã được ủ hoai mục là loại phân rất tốt cho nhóm cây cam, quýt, mỗi năm nên bón cho một cây khoảng từ 20-30kg phân hữu cơ đã hoai mục vào lúc sau khi thu hoạch. Nếu đất bị chua nhiều thì cây dễ bị thiếu vi lượng, cần chú trọng nâng cao độ pH cho đất bằng cách mỗi năm bón khoảng 2-5kg vôi bột/ gốc cùng với phân bón hữu cơ. Có thể sử dụng phân tôm, phân cá ủ hoặc phân dơi để bón cho cây. Phân bón lá được bón 4-5 lần/vụ vào giai đoạn sau khi đậu trái và giai đoạn trái bắt đầu phát triển nhanh, mỗi lần cách nhau 15 ngày
              • Tưới và tiêu nước
              Nếu trồng một vài cây trong vườn để lấy trái ăn trong gia đình ít ai quan tâm đến việc tưới nước, nhưng nếu đã trồng nhiều, trồng tập trung chuyên canh mang tính chất kinh doanh thì việc tưới nước cho cây cam, quýt phải được đặt ra trong kế hoạch sản xuất. Mùa mưa, chỉ cần tưới trong những đợt hạn kéo dài, mùa khô tuỳ theo loại đất cao hay thấp, giữ hay không giữ được nước… mà có thể tưới khoảng hai, ba ngày một lần để thường xuyên đảm bảo đủ độ ẩm cho cây. Ở vùng đất thấp thường bị ngập úng hàng năm, cần xây dựng hệ thống bờ bao xung quanh vườn vững chắc để có thể kịp thời bơm nước ra khỏi vườn khi cần thiết.
              • Tỉa cành tạo tán
              Kết hợp với việc bón phân làm gốc sau khi thu hoạch cần cắt tỉa bỏ bớt các cành già bên trong tán không có khả năng cho trái, cành vượt, cành bị sâu bệnh, cành mọc từ gốc ghép (khi cây còn nhỏ), cành đã mang trái ( thường rất ngắn, khoảng 10-15cm) để tập trung dinh dưỡng cho cây, tăng diện tích lá hữu hiệu, tăng khả năng quang hợp của bộ lá, duy trì sức sống tốt cho cây, bảo đảm sự cân bằng giữa sinh trưởng và ra hoa kết trái và tạo cho vườn cây luôn được thông thoáng, khô ráo, hạn chế bớt tác hại của sâu bệnh, nhất là một số bệnh có liên quan chặt chẽ đến điều kiện ẩm ướt như bệnh thối gốc chảy mủ, bệnh đốm đồng tiền…
              Tạo tán là việc làm cần thiết nhằm tạo cho cây có bộ khung cơ bản, vững chắc, từ đó phát triển các cành nhánh thứ cấp.
              • Tủ gốc giữ ẩm
               Trong nhóm cây có múi nói chung và cây cam quýt nói riêng, loại rễ con hấp thu dinh dưỡng cho cây phần lớn phân bố ở trên lớp đất mặt. Vào mùa khô nóng, nhiệt độ cao dễ làm ảnh hưởng đến bộ rễ, vì thế vào mùa khô, nóng cần dùng rơm rạ hoặc cỏ rác, cây lục bình… để tủ gốc giữ ẩm cho cây. Kinh nghiệm của những nhà vườn ở miền Tây Nam Bộ thường duy trì một lớp cỏ rau trai trong vườn cũng có tác dụng giữ ẩm cho cây vào mùa khô rất tốt.
              • Bồi liếp, vun gốc, làm cỏ, xới xáo…
              Ở những vùng đất thấp trồng bằng canh đắp mô, những năm đầu mỗi năm đất đắp phụ thêm vào chân mô, để chân mô rộng ra khoảng 40-50cm. Khi chân các mô giáp mí nhau thì mỗi năm dùng bùn vét mương hoặc đất phù sa, đất tốt… bồi thêm lên mặt liếp từ 3-5cm. Ở những vườn đất cao trồng theo kiểu đào hố, hàng năm dùng đất tốt vun thêm vào gốc.
              Thường xuyên làm cỏ, vệ sinh vườn tược, xới xáo cho vườn sạch cỏ, đất tơi xốp.
              • Xử lí ra hoa
              Dùng biện pháp xiết nước để kích thích ra hoa. Khi mùa mưa dứt ( vào tháng 12-2,3 dương lịch), làm cỏ rút nước ra khỏi mương, ngưng tưới nước khoảng 3 tuần. Khi cây có triệu trứng héo lá thì tưới đẫm nước trở lại 3 ngày liên tục, sau đó tiến hành bón phân và bồi liếp bằng bùn hốt mương. Khi lớp bùn khô nứt tiếp tục tưới nước trở lại. Khoảng 5-10 ngày sau khi tưới nước cây sẽ ra đọt non và nụ hoa. Việc xiết nước lâu dài sẽ làm giảm tuổi thọ của cây, vì thế thời gian xiết nước không nên kéo dài quá 3 tuần lễ
              Đối với những vùng đất thấp không chủ động được nước. Sau khi thu hoạch tiến hành vệ sinh vườn tược, sau đó bón phân urea với liều lượng cao gấp đôi bình thường ( không bón lân và kali). Phía trên bồi thêm một lớp bùn mỏng khoảng 2-3cm. Đồng thời việc bón phân thì phun KNO3 nồng độ 0,1%. Sau khi xử lý 20-30 ngày cây bắt đầu nẩy tược và ra hoa. Lưu ý bón phân xử lý vào thời gian khô ráo không có mưa, nếu gặp mưa liên tục thì cách làm này sẽ không có hiệu quả.
        • Gia đình chúng tôi đang có ý định cải tạo vườn tạp để canh tác cây cam, quýt. Xin được giới thiệu một cách sơ bộ về giống và cách nhân giống loại cây này?

          Quả cam
          Quả cam
          Trả lời: Một giống cây cam, quýt tốt phải đạt được những yêu cầu cơ bản là năng suất cao, ổn định, phẩm chất ngon, ít hạt, ít nhiễm sâu bệnh.
          • Giống cam, quýt
          Cam, quýt có khá nhiều giống. Ở các tỉnh phía nam, bà con nhà vườn thường trồng trọt một số giống chủ yếu sau:
          • Các giống cam
          • Cam mật:là giống được trồng phổ biến nhất. Trái được dùng để xuất khẩu tươi và tiêu dùng nội địa. Giống này có nhược điểm là có nhiều hạt và khi chín vỏ trái có màu vàng xanh.
          • Cam sành (Thực ra là một loài quýt): giống này trồng chủ yếu để tiêu thụ nội địa, là giống cho hiệu qủa kinh tế cao nên cũng được nhiều nhà vườn, nhất là những nhà vườn ở ĐBSCL thích trồng. Tuổi thọ của giống này không cao.
          • Cam dây:  Trái có dạng giống cam mật, nhưng vỏ trái xanh nhiều hơn, ít láng bóng như trái cam mật, phẩm chất tương đương với cam mật.
          • Cam  xoàn: Tép nhỏ, đỉnh trái có đồng liền, vị rất ngọt nhưng có nhược điểm là nhiều hạt và tương đối ít nước.
          • Cam chua:Giá trị kinh tế không cao nên ngày nay ít được trồng, tuy nhiên có thể dùng cây gốc ghép những giống quýt lên.
          • Các giống quýt
          • Quýt đường (quýt xiêm): Giống này được trồng khá phổ biến, nhất là ở ĐBSCL. Trái to, khi chín vỏ trái có màu xanh vàng, vỏ mỏng, nhiều nước, múi rất mềm, ít hạt. Giá trị kinh tế cao.
          • Quýt tiều: Trái có hình dạng tròn hơi dẹt, to, màu sắc vỏ trái đẹp khi chín(vàng cam). Vị ngọt hơi chua. Do có màu sắc đẹp nên được bà con ưa thích dùng để trưng trên bàn thờ trong dịp Tết. Do vị ngọt hơi chua nên hợp với khẩu vị của người châu Âu. Đây là giống cần được quan tâm để xuất khẩu tươi.
          • Quýt ta:  Giống này cho nhiều trái, khi chín vỏ trái có màu vàng, nhưng có nhược điểm là chua, giá trị kinh tế thấp, khi chín thường bị xốp trong ruột, nên diện tích trồng giống này ngày một thu hẹp.
          •  Ở các tỉnh phía Bắc cũng có khá nhiều giống cam, quýt được trồng rải rác ở nhiều vùng. Trong đó đáng chú ý là một số giống nổi tiếng như cam Xã Đoài (Nghệ An), cam Bố Hạ (Bắc Giang), cam sành ( Hàm Yên, Tuyên Quang)…
          • Kỹ thuật nhân giống
          Cũng giống như một số loại cây khác trong nhóm cây có múi, cây cam, quýt ngoài cách nhân giống bằng hạt ( nhân hữu tính là cách làm truyền thống của ông cha ta trước đây, hiện tại ở một số vùng nông thôn vẫn còn áp dụng mang tính chất tự cung, tự cấp là chính), thì người ta còn nhân giống bằng phương pháp vô tính như chiết, ghép ( đang được áp dụng phổ biến ở những vùng chuyên canh cây ăn trái) hoặc giâm cành hay tách chồi… Ở phương pháp nhân giống vô tính, do không có sự kết hợp giữa phối tử đực và phối tử cái, không có sự sắp xếp lại bộ gen như cây giống được nhân bằng phương pháp hữu tính ( trồng bằng hạt) nên cây giống không bị biến dị, cây con sẽ mang được đặc tính tốt của cây mẹ, cách này còn có ưu điểm nữa là nhanh cho trái và thường cho năng suất cao. Vì thế trong sản xuất hiện nay đa số nhà vườn nhân giống bằng phương pháp chiết cành hoặc ghép.
          1. Chiết cành
          Nên chiết cành vào đầu mùa mưa để có cây con trồng và giữa mùa mưa. Cũng có thể chiết vào giữa mùa khô ( nhưng phải tưới giữ ẩm thường xuyên cho bầu chiết) để có cây con trồng vào đầu mùa mưa, vừa ít phải tưới mà cây con lại mau phát triển. Nên chiết những cành mọc xiên   để sau này cây phát triển cân đối và cho nhiều trái. Không chiết những cành mọc thẳng, cành mọc suông đuột vì những cành này cho trái không nhiều. Không chiết những cành mọc là đà sát mặt đất vì cây con sau này sinh trưởng yếu.Chọn những cành bánh tẻ lớn cỡ ngón tay phía ngoài tán, ở tầng giữa của cây , hứng được nhiều ánh sáng. Tại vị trí cách ngọn cành 50-60 cm khấc 2 vòng cách nhau 2-2,5 cm, bóc bỏ lớp vỏ ở chỗ khấc, lấy dao cạo sạch lớp nhớt( tượng tầng) chờ một vài ngày cho khô chỗ khấc thì có bầu. Chất liệu bó bầu có thể dùng cám xơ dừa hoặc đất mặt vườn trộn với phân mục theo tỉ lệ 1:1, phun nước đủ ẩm ( muốn biết đủ ẩm hay chưa thì dùng tay nắm chặt một nắm nguyên liệu bó bầu, nếu thấy nước vừa chớm rịn ra kẽ ngón tay là vừa đủ ẩm). Bầu bó lớn, đường kính 8-10 cam ( hình trứng), sau một thời gian chỗ chiết sẽ ra rễ, chờ cho rễ chuyển màu vàng nâu thì cắt cành chiết đưa vào chỗ râm mát, tưới nước đủ ẩm chờ cho bầu tiết ra thêm rễ mới có thể đem trồng.
          Phương pháp chiết cành do hệ só nhân giống  thấp, nên chỉ được áp dụng trong sản xuất nhỏ lẻ, trồng vài ba cây trong vườn nhà mang tính chất tự cung tự cấp là chính.
          1. Ghép
          Hiện nay, đa số các cơ sở sản xuất kinh doanh giống đều áp dụng phươn pháp ghép.
          Với phương pháp này, tuỳ theo kinh nghiệm và tập quán của từng vùng mà người ta có thể áp dụng cách ghép khác nhau, nhưng đa số các nhà vườn thường áp dụng cách ghép bo (ghép mắt).
          Cách làm như sau:
          • Chuẩn bị gốc ghép: Tuỳ theo kinh nghiệm và tập quán của từng vùng mà nhà vườn sử dụng cây làm gốc ghép khác nhau, có nơi dùng cây bưởi, có nơi lại dùng cây cam chua… Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của những chủ vườn chuyên sản xuất kinh doanh cây giống thì muốn cây sau này khoẻ, có sức sống chịu tốt với những điều kiện bất lợi của ngoại cảnh như sâu bệnh, hạn, úng,… thì nên dùng gốc ghép là giống chanh Volka. Gieo ươm hạt giống để làm gốc ghép có nhiều cách khác nhau, sau đây chúng tôi xin giới thiệu với các bạn kinh nghiệm của một số nhà vườn ở Châu Thành (Tiền Giang) để bạn tham khảo và áp dụng. Cách làm của họ như sau: dùng những khay rổ nhựa hình chữ nhật có kích thước là 40 x 60 cm, chiều cao 10 cm, sau đó cho đất trồng vào rồi gieo hạt( đất trồng là một hỗn hợp đất phân gồm có 6 thành phần đó là trấu, tro trấu, cám xơ dừa, phân gà mục, cát và đất mặt vườn, mỗi thứ này có số lượng bằng nhau( nếu là mùa mưa thì tăng số lượng trấu lên gấp đôi). Sau đó cứ khoảng 1 tấn hỗn hợp này thì trộn thêm 10kg vôi bột và dùng 1-1,5kg phèn xanh hoà nước tưới ướt đều lên đống đất rồi ủ lại, khoảng 20 ngày sau thì dùng được).Cho đất trồng vào trong khay nhựa, chỉ cho cao 8cm sau đó rải một lớp hạt chanh Volka, các hạt cách nhau 1,5- 2cm, cuối cùng rải thêm lên trên một lớp đất dày 2cm nữa cho cao bằng mặt khay. Dùng bình tưới hoa sen tưới giữ ẩm đất hàng ngày. Sau giep 12- 14 ngày hạt nảy mầm, khi cây cao 10-20cm thì nhổ cây trồng vào trong bầu đất.
          Bầu chứa đất để trồng gốc ghép cao 30-45 cm và đáy rộng 22-25cm, có đục lỗ thoát nước, mỗi bầu cho khoảng 3kg hỗn hợp đất phân đã trộn rồi trồng một cây chanh Volka. Chăm sóc chu đáo (đặc biệt là phân bón và nước tưới) để cây sinh trưởng tốt. Khi gốc ghép có đường kính gốc 7-8mm (cỡ điếu thuốc lá) là có thể ghép được. Chiều cao chỗ ghép cách mặt bầu khoảng 25-30cm
          Áp dụng cách ghép mắt (còn gọi là ghép bo xương). Cụ thể như sau: Tại vị trí ghép trên gốc ghép dùng mũi dao ghép( lài loại dao nhỏ có mũi nhọn và sắc) rạch lớp vỏ cây một đường ngang dài 3-4mm, từ điểm ngang này rạch xuống một đường dọc dài 2-3cm song song với thân cây, tạo thành chữ T.
          • Chuẩn bị giống ghép: Cây được chọn làm giống để ghép là những cây mà mình ưa thích ( như cho năng suất cao, phẩm chất tốt( ăn ngon) và phải là cây sạch bệnh. Trên cây chọn cành bánh tẻ hơi non một chút, rồi dùng lưỡi dao ghép đặt phía dưới của gốc lá (cách gốc lá 1,5-2cm) kéo ngược lưỡi dao lên qua mắt mầm 1cm rồi cắt ngang để lấy phần này ra( phần này gọi là bo, vẫn còn dính một chút gỗ mỏng ở bên trong). Lấy mũi dao tách mở lớp vỏ chỗ hình chữ T vừa cắt trên gốc ghép rồi khéo léo luồn bo giống tiếp xúc với phần gỗ của gốc ghép, cuối cùng dùng dây nilon quấn chặt chỗ ghép. Sau ghép 2-3 tuần, kiểm tra nếu thấy bo giống còn sống thì dùng kéo cắt cành cắt bỏ phẩn trên của gốc ghép( cắt cách chỗ ghép 1-1,5cm) và tháo bỏ dây nilon. Sau khi cắt 2-3 tuần thì mắt ghép nẩy được cao 3-4cm. Lúc này mắt mầm nằm theo từng mắt lá ở phía dưới của gốc ghép cũng nẩy tược, phải tỉa bỏ những tược này để được giống phát triển. Sau ghép 3-3,5 tháng, cây giống đạt tiêu chuẩn có thể xuất vườn. Muốn đạt tỉ lệ ghép thành công cao, ngoài việc các thao tác phải thuần thục, thì điều quan trọng trong số một là phải chăm sóc cho cây làm gốc ghép sinh trưởng tốt, cây phải thật sung sức, có như vậy cây mới có nhiều nhựa, khi ghép mới dễ đính.
          • Trồng quýt nhớ bổ sung vôi

            Dân Việt - 21 tháng trước 
            Trong quyt nho bo sung voi
            (Dân Việt) - Cây quýt có thể trồng ở đa số các loại đất trồng trọt nước ta, như đất thịt nặng ở đồng bằng, đất phù sa châu thổ, đất đồi núi, đất phù sa cổ, đất thịt nhẹ, đất cát pha, đất bạc màu, đất đỏ...
            Đất trồng quýt tốt là những chân đất bằng phẳng, dốc nhẹ (độ dốc
            Quýt thích nghi với nhiều vùng đất khác nhau nếu bón phân tốt.
            Đất có pH thích hợp cho cam quýt là 5 - 6 nhưng hiện phần lớn đất trồng quýt ở nước ta đều có độ pH thấp từ 4 - 5, vì vậy cần chú ý cải tạo đất và bón phân thích hợp, bổ sung vôi hàng năm cho cây (1 - 2kg/cây/năm).
            Quýt ở Việt Nam hiện đang có khá nhiều giống, cả nội lẫn nhập, như quýt Satsuma của Nhật, quýt Tangerine hay Clementine của Bắc Phi, quýt Dancy, quýt tiều của Trung Quốc, quýt Nagpur santra của Ấn Độ. Vùng ĐBSCL, Đồng Nai thì trồng nhiều quýt đường, Thừa Thiên - Huế có quýt Hương Cần, vùng Lạng Sơn có quýt Vàng Bắc Sơn…
            Để quýt đạt năng suất cao, bà con cần chú ý kỹ thuật bón phân theo nguyên tắc cân đối, hợp lý. Có thể sử dụng phân đơn hoặc phân NPK. Nếu sử dụng phân đơn có thể theo hướng dẫn sau:
            Lưu ý, nên sử dụng ure (46%N) hoặc SA (sulphat amon 21%N). Phân lân sử dụng super phosphate (nếu đất chua sử dụng phân lân nung chảy). Phân kali sử dụng KCl (60% K20) hoặc K2S04 (50% K20). Khi mới trồng, cần bón lót phân hữu cơ và phân lân. Nếu đất chua cần bón thêm 0,3 kg vôi/hố.
            Còn bà con sử dụng phân bón hỗn hợp NPK thì các đợt bón như sau:
            Đợt 1, bón ngay sau thu hoạch vụ trước. Bón mỗi cây từ 2 - 4kg phân hữu cơ + 0,3kg NPK 20-20-15 + TE, kết hợp với tỉa cành, tạo tán và sửa bồn. Có thể tưới thêm phân hydrophos để kích thích bộ rễ phát triển (trẻ hóa bộ rễ).
            Đợt 2, bón trước khi ra hoa để kích thích ra hoa. Bón phân AT-02 (Đầu Trâu) hoặc bón 0,2 - 0,3kg NPK (6-12-12 +TE) mỗi cây, kết hợp phun phân bón lá NPK (6-30-30 + TE) hoặc NPK (10-30-10 + TE).
            Đợt 3, bón nuôi trái giai đoạn đầu. Bón phân chuyên cho cây ăn trái AT-03 hoặc 0,2 - 0,4kg phân NPK (18-6-12 +TE) mỗi cây. Kết hợp phun phân bón lá NPK (30-10-10 + TE).
            Đợt 4, bón nuôi trái trước thu hoạch 30 ngày. Bón 0,2 - 0,3kg phân NPK (12-6-18 + TE), kết hợp phun phân bón lá NPK (7-5-44) hoặc phân NPK (12-0-40 + 3 Ca0).

            TS Nguyễn Đăng Nghĩa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét