Thứ Bảy, 19 tháng 10, 2013

PHÒNG TRỪ BỆNH CHẾT CÂY (CHẾT BỤI) HOA LÀI

Hỏi: Cây hoa lài bị vàng lá từ từ sau đó bị rụng và chết cả cây là do bệnh gì? Xin hỏi biện pháp phòng trừ bệnh này như thế nào? (Lê Văn Duy, ấp Tân Lợi, xã Tân Thanh, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre)
KS. Nguyễn Huỳnh Hồ
Công ty Cổ phần Thuốc Sát Trùng Việt Nam (VIPESCO)
Trả lời: Cây hoa lài (hoa nhài) có tên khoa họcJasminum sambacAit., là loại cây lâu năm, dạng bụi nhỏ, cho hoa màu trắng và có hương thơm. Ngoài tác dụng làm thuốc, hoa lài còn được sử dụng làm hương liệu trong các nhà máy chế biết trà xuất khẩu, tinh dầu chiết xuất từ hoa lài được dùng làm nguyên liệu trong sản xuất mỹ phẩm. Trong những năm gần đây, nhiều tỉnh thành trong cả nước đã đưa cây hoa lài vào mô hình có hiệu quả kinh tế cao trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
Cây hoa lài cho hoa thu hoạch liên tục quanh năm suốt tháng. Giá hoa lài bán cũng rất cao, có lúc lên đến 200 ngàn đồng/kg. Cây hoa lài đã giúp nhiều nhà vườn được thoát nghèo. Nhưng bệnh chết cây hoa lài cũng đã gây cho nhiều nhà vườn gặp không ít khó khăn, phải thường xuyên chăm sóc và dặm lại những cây đã bị chết trong vườn.
Bệnh chết cây hoa lài do nấm Slerotium sp, Pythium sp, Fusarium sp gây ra. Nhưng nguyên nhân chủ yếu và thường xuyên là do nấm Fusarium sp. Vùng đất trồng hoa lài thích hợp nhất, cho bông nhiều nhất là vùng đất thịt pha cát. Do điều kiện đất có cát nên dễ mất nước, nên thường xuyên cần phải bổ sung nước tưới. Trời nắng, nhiệt độ tăng gặp điều kiện đất ẩm nên đã tạo điều kiện nóng ẩm cho đất, là điều kiện nấmFusarium sp thích hợp phát triển nhất. Triệu chứng thông thường nhất ban đầu là lá cây bị héo vàng, rụng dần và chết, mạch dẫn hóa nâu. Nấm bệnh có thể tấn công gây hại bắt đầu từ nhiều bộ phận của cây.Bệnh chết cây hoa lài, ban đầu thường xuất hiện rãi rác vài cây, sau đó xuất hiện nhiều hơn, làm cây chết hàng loạt. Triệu chứng trên lá ban đầu là những đốm nhỏ có màu vàng, lá bị mất diệp lục tố chuyển từ màu xanh sang vàng, quang hợp kém, cây kém phát triển. Sau đó lá bị rụng dần, để lại cành trơ trụi.
Bệnh gây hại trên nhánh, thân, gốc làm mạch dẫn hóa nâu, không dẫn được chất dinh dưỡng nuôi cây làm cây chết dần. Ban đầu nấm tấn công qua lớp biểu bì da, phát triển vào bên trong mạch dẫn, làm tắt nghẽn mạch dẫn. Các tế bào mạch dẫn bị chết và bị hóa nâu dần.
Rễ bị thối đen dần, không hút được chất dinh dưỡng để nuôi cây, làm cây chết rất nhanh. Ban đầu xuất hiện ở một vài rễ, biểu hiện lá vàng bên trên cùng phía với rễ bị bệnh. Sao đó lan dần sang những rễ khác và gây hại toàn cây.
Để hạn chế sự phát triển và phòng trị nấm Fusarium sp gây bệnh chết cây hoa lài cần áp dụng nhiều biện pháp:
Cắt tỉa những cành bệnh và đem tiêu hủy, tránh lây lan sang những cành và cây khác.
Bổ sung nấm đối kháng Trichoderma vào đất để hạn chế nấm bệnh.
Sử dụng chồi giống khỏe, không bị bệnh để trồng.
Sử dụng thuốc đặc trị nấm Fusarium sp như Workup 9SL để phòng và trị bệnh. Liều lượng sử dụng 8-10ml/ 8 lít, phun ướt đều cây trồng; nên phun nhắc lại cách lần phun thứ nhất 7- 10 ngày.
Thuốc Workup 9SL là loại thuốc trừ nấm thế hệ mới chứa hoạt chất Metconazole 9%, thuốc có đặc tính lưu dẫn mạnh, thấm sâu, ngăn chặn nhanh sự phát triển của bào tử và khuẩn ty nên hiệu lực trừ bệnh cao và kéo dài. Thuốc được đăng ký trừ bệnh lem lép hạt lúa, tuy nhiên đây là loại thuốc có phổ tác dụng rộng, phòng trừ được nhiều loại nấm hại cây trồng, trong đó đặc biệt là nấm Fusarium sp. Thuốc được Công Ty CP Thuốc Sát Trùng Việt Nam (VIPESCO) độc quyền phân phối từ công ty Kureha - Nhật bản.
SỬ DỤNG VISEN 20SC AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ CAO TRONG PHÒNG TRỪ CÁC BỆNH VI KHUẨN.
Hỏi: Tôi có nghe giới thiệu về sản phẩm Visen 20SC của Công ty Vipesco trừ các bệnh do vi khuẩn gây ra, đặc biệt là bệnh bạc lá trên lúa . Vậy xin hỏi ngoài bệnh bạc lá có thể sử dụng Visen 20SC trừ vi khuẩn làm hạt bị lem lép và một số bệnh khác do vi khuẩn gây ra trên một số cây trồng khác hay không? Có thể hỗn hợp với các thuốc trừ sâu, bệnh khác để dùng hay không?
          (Nguyễn Văn Lân, Ấp 5, Xã Phú Cường, Huyện Cai Lậy, Tiền Giang)



Bệnh bạc lá trên lúa hay còn gọi bệnh cháy bìa lá lúa do vi khuẩn Xanthomonas Oryze gây hại trên lá đòng, làm lá đòng bị hư, giảm khả năng thụ phấn của bông lúa, giảm năng suất, nếu gặp điều kiện thời tiết thuận lợi khả năng lây lan bệnh rất nhanh có thể bị mất trắng.  Ngoài ra, trên cây lúa vào giai đoạn đòng trổ nhất là vào giai đoạn lúa trổ thoát hay bị vi khuẩn Pseudomonas glumae Kurita gây hại, là một trong những nguyên nhân gây bệnh lem lép hạt ở lúa.  Vết bệnh thường xuất hiện trên vỏ hạt, làm cho hạt lúa có những chấm đen nhỏ trên đầu phôi, sau đó phát triển làm biến vỏ màu hạt thành xanh vàng dạng thấm nước, nội phủ bị bệnh có màu đen, hạt teo, phần dưới hạt vẫn còn màu xanh, đường ranh giới màu nâu. Nếu hạt bị vi khuẩn xâm nhiễm sớm sẽ bị lép hoàn toàn còn nếu xâm nhiễm muộn hạt lúa sẽ bị lép lửng.  Hạt bị bệnh có màu xanh vàng, thấm nước, hạt bị bệnh rất dễ bị vỡ, năng suất giảm 20 – 30%, tuy nhiên vết bệnh để lại trên hạt lúa làm giảm chất lượng thương phẩm.  Đặc biệt điều kiện thời tiết thay đổi bất thường như hiện nay là điều kiện thuận lợi cho sự phát sinh bệnh do vi khuẩn gây ra.  Các bệnh do vi khuẩn gây ra đều ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nông sản cũng như năng suất sau thu hoạch.
Visen 20 SC với hoạt chất là Saisentong, một hoạt chất mới đặc trị bệnh vi khuẩn.  Đó là sự kết hợp của hoạt chất Bismerthiazol và Đồng tạo nên một phức hợp có khả năng phòng trừ bệnh vi khuẩn cao, đặc biệt là các bệnh do vi khuẩn gây ra trên lúa.
 Visen 20SC có tính nội hấp mạnh, nên được cây trồng hấp thu nhanh,  khó bị rửa trôi khi gặp mưa.  Sản phẩm được điều chế dưới dạng huyền phù, với cấu trúc hạt cực nhỏ, mịn nên giúp cho thuốc dễ dàng hòa tan nhanh, phân tán đều trong nước nên dễ thấm nhanh và đều khắp trên bề mặt cây trồng.
 Visen 20SC an toàn cao, ít độc hại, để lại dư lượng thấp trên nông sản.
Visen 20SC đã được đăng ký phòng trừ bệnh bạc lá trên lúa do vi khuẩn gây ra với liều lượng  5 – 10ml/ bình 8 lít, phun 5 bình cho 1 công nam bộ, phun 2 lần khi bệnh chớm xuất hiện và phun lại sau khi phun lần đầu từ 7 -10 ngày.  Tuy nhiên trong điều kiện thời tiết không thuận lợi, trên các vùng trồng các giống lúa khá mẫn cảm với bệnh bạc lá nên phun phòng sớm trong giai đoạn lúa làm đòng để bảo vệ cây lúa chống được bệnh bạc lá.  Ngoài ra, Visen 20SC có thể được sử dụng để phun phòng trừ bệnh thối đen hạt lúa, một trong những nguyên nhân gây bệnh lem lép.
Về sự kết hợp thuốc, có thể hỗn hợp thuốc Visen 20 SC với Fujione 40ND theo liều lượng khuyến cáo trên để phun phòng bệnh vi khuẩn và bệnh đạo ôn cổ bông, hay hỗn hợp với Vivil 5SC, Vixazol 275SC, Workup 9SL để phòng trừ bệnh lem lép hạt do nấm gây hại trong giai đoạn lúa làm đòng và đòng trổ.  Trường hợp sử dụng với thuốc sâu, có thể hỗn hợp với Vimatox 1.9EC, Vibamec 1.8 EC- 3.6EC- 5.55EC để phòng trừ thêm nhện gié gây hại .
Đối với những cây trồng khác, có thể sử dụng Visen 20SC với liều lượng 15 – 20 ml/ 8lít, lượng nước 400-500lít/ ha để phòng trừ một số bệnh do vi khuẩn như bệnh héo xanh do vi khuẩn Pseudomonas solanacevum gây ra trên cà tím, cà chua, ớt, dưa leo; hay bệnh thối nhũn do vi khuẩn Erwinia carotovora gây hại trên bắp cải …
KS . Đỗ Phạm Thanh Trang
PHÒNG TRỪ BỆNH VÀNG RỤNG LÁ CAO SU BẰNG VIXAZOL 275SC

Hỏi: Anh Nguyễn Văn Hùng, Đồng Tâm, Đồng Phú, Bình Phước hỏi: Bệnh vàng rụng lá cao su gây hại nặng trong hai năm gần đây và cũng là bệnh gặp nhiều khó khăn trong phòng trừ? Xin hỏi giải pháp phòng trừ hiệu quả đối với bệnh này?


Kỹ Sư Nguyễn Bình Phương
Công Ty Cổ Phần Thuốc Sát Trùng Việt Nam

Trả lời: từ cuối 2009 đến nay, do điều kiện thời tiết thuận lợi đã tạo điều kiện cho bệnh rụng lá do nấmCorynespora cassiicola đã phát sinh, phát triển và gây hại trên diện tích khá lớn vườn cây cao su vùng Đông Nam Bộ và một số vùng Tây Nguyên. Bệnh gây hại trên cả trên lá già, lá non, chồi non tạo vết bệnh, gây vàng và rụng lá, ảnh hưởng đến sinh trưởng và sản lượng vườn cây cao su, nếu bị nặng sẽ gây chết hàng loạt vì nấm này tiết ra độc tố gây độc cho cây cao su.
Triệu chứng tùy thuộc vào vị trí bị hại như: lá, cuống lá và chồi. Triệu chứng trên lá dễ nhận diện nhất, nhưng có sự thay đổi lớn trong thời gian gần đây. Sự xuất hiện của các triệu chứng bệnh tùy thuộc vào tính mẫn cảm của dòng vô tính, điều kiện thời tiết.
Trên lá: Trên lá non vết bệnh có hình tròn màu xám đến nâu với vòng màu vàng bao xung quanh, tại trung tâm vết bệnh đôi khi hình thành lỗ, lá bị hại xoăn lại biến dạng sau đó rụng toàn bộ. Những lá đã chuyển màu xanh, triệu chứng đặc trưng với vết bệnh màu vàng sau chuyển màu đen, đường kính khoảng 1-3mm, phân bố dạng xương cá dọc theo gân lá. Nếu gặp điều kiện thuận lợi các vết lan rộng gây chết từng phần lá do sự phá hủy của diệp lục, sau đó toàn bộ lá đổi màu vàng - vàng cam và rụng từng lá một. Trên lá già một số vết bệnh xuất hiện vết thủng. 
Triệu chứng trên lá non

Triệu chứng trên lá già
Triệu chứng trên gân lá

Trên chồi và cuống lá: Các chồi xanh dễ nhiễm, đôi khi nấm bệnh cũng gây hại chồi đã hóa nâu. Dấu hiệu đầu tiên với vết nứt dọc theo cuống và chồi có dạng hình thoi, có mủ rỉ ra sau đó hóa đen, vết bệnh có thể phát triển dài đến 20cm gây chết chồi, đôi khi chết cả cây. Nếu dùng dao cắt bỏ lớp vỏ ngoài sẽ xuất hiện những sọc đen ăn sâu trên gỗ, chạy dọc theo vết bệnh. Trên cuống lá với vết nứt màu đen có chiều dài 0,5-3,0mm. Nếu cuống lá bị hại, toàn bộ lá chét bị rụng khi còn xanh dù không có một triệu chứng nào xuất hiện trên phiến lá (do nấm tiết ra độc tố). (Hình đính kèm).
Triệu chứng trên cuốn lá 

Bệnh vàng rụng lá do nấm Corynespora cassiicola có thể xuất hiện ở mọi thời điểm trong năm, trên mọi giai đoạn phát triển của cây, nên cần phải luôn cảnh giác. Do nấm bệnh gây hại quanh năm và trong suốt giai đoạn sinh trưởng từ vườn ương đến vườn khai thác, nên quản lý bệnh rụng lá cây cao su cần phải thực hiện biện pháp quản lý mang tính tổng hợp. Nguồn nấm tồn tại chính trên vườn cao su và có khả năng gậy hại đó là những lá đã bị nhiễm bệnh trên cây và rụng trên lô cao su.
Giải pháp đầu tiên đó là không trồng mới những dòng vô tính mẫn cảm như RRIV 4, RRIV 3, RRIV 2, RRIC 103, RRIC 104, KRS 21, RRIM 725, RRIM 600…
Giải pháp thứ hai đó là phòng trừ bằng thuốc trừ bệnh Vixazol 275SC khi có 10% số lá bị nhiễm bệnh. Thuốc trừ bệnh Vixazol 275SC với hai hoạt chất Carbendazim và Hexaconazole có tác động tiếp xúc và lưu dẫn nên khả năng thuốc di động mạnh trong cây, di chuyển đến các tế bào đặc biệt ở lá và ngọn, giúp bảo vệ bộ phận lá trước sự tấn công xâm nhiễm của nấm bệnh. Vixazol 275SC với hai cơ chế tác động lên nấm bệnh nên vừa có tác dụng phòng bệnh và trị bệnh. Liều lượng phun tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh, liều lượng phổ biến là 0,25-0,3% (500-600mL/phuy 200 lít nước). Ngoài ra có thể cộng với thuốc trừ bệnh Vimonyl 72WP để tăng khả năng phòng trừ nhất là vào những tháng có mưa vào buổi chiều.
Giải pháp thứ ba đó là bón phân cân bón, bón đầy đủ phân trung vi lượng cho cao su, đặc biệt là Kali và Magie rất quan trọng cho cây cao su. Ngoài ra định kỳ có thể dùng nấm Trichoderma như Vi-ĐK 109 bảo tử/g phun trên lô cao su vừa có tác dụng phân hủy chất hữu cơ và ức chế sự phát triển của nguồn nấm tồn tại trong lá.
Bài Viết Khác: