Chào các bạn!
Mình đã có ý tưởng nuôi Chào mào đẻ từ lâu mà chưa thể biến nó thành công việc cụ thể. Mình xin úp cái ý tưởng đó lên để ae tham khảo, góp ý thêm và có thể áp dụng:
Mua sinh nở của Chào mào hoang dã thường bắt đầu mỗi dịp xuân về (tháng giêng, tháng 2 âm lịch). Sự cạnh tranh, lựa chọn để ghép đôi khá quyết liệt. Khi đã ghép đôi thì Chào mào sống chung thuỷ bên nhau nếu không có rủi ro gì xảy ra với chúng. Chào mào thường làm tổ ở những cây có tán rộng, độ cao từ 3m đến 5m. Nguyên liệu làm tổ là các cọng cỏ, cọng cỏ khô hoặc lá của các loại cây thuộc họ Dừa tước nhỏ, khô. Chim mái thường đẻ từ 2 ->5 trứng và ấp trong khoảng từ 13 đến 15 ngày thì nở (biết được nhiệt độ để trứng nở thì ta có thể ấp nhân tạo). Chim bố mẹ thay nhau kiếm mồi nuôi con, mồi là các loại, sâu, côn trùng, bò sát nhỏ...
Một số hình ảnh minh hoạ:
Chào mào tha rác:
Tổ Chào mào:
Trên đây là một số đặc điểm tự nhiên về quá trình sinh sản, nuôi con của Chào mào để ta có được sự chuẩn bị tốt cho việc nuôi Chào mào đẻ tại nhà. Các bước chuẩn bị:
- Chim bố mẹ: khoẻ mạnh, dáng đẹp, giọng hót hay. Nếu được chim thuần chủng của một vùng nào chim có chất giọng hay thì tuyệt và nếu có điều kiện ta chọn chim bố mẹ ở 2 vùng, miền khác nhau ghép đôi.
- Chuồng nuôi: kích thước lớn vừa phải để tiện cho mình theo dõi ghi hình hoặc clip (kích thước dự kiến của mình: cao 1,2m; rộng 1,5m; sâu 1,5m). Nếu có điều kiện ta dựng avary bên trong có cây cảnh nhiều tán, bể non bộ có nước. Nếu không làm được như thế, ta có thể đóng tổ treo trong chuông để CM đẻ trứng. Dựng khung bằng ống thép hoặc gỗ sau đó quây lại bằng lưới mắt cáo.
- Vị trí đặt chuồng: yên tĩnh thoáng mát, không bị gió lùa, nắng chiếu trực tiếp, tạo cảm giác an toàn cho chim.
- Dinh dưỡng: một yếu tố quan trọng để chim bố mẹ cung cấp đủ năng lượng cho đàn con phát triển. Cần cung cấp mồi tươi hằng ngày cho chim ngoài cám...
Mình đã có ý tưởng nuôi Chào mào đẻ từ lâu mà chưa thể biến nó thành công việc cụ thể. Mình xin úp cái ý tưởng đó lên để ae tham khảo, góp ý thêm và có thể áp dụng:
Mua sinh nở của Chào mào hoang dã thường bắt đầu mỗi dịp xuân về (tháng giêng, tháng 2 âm lịch). Sự cạnh tranh, lựa chọn để ghép đôi khá quyết liệt. Khi đã ghép đôi thì Chào mào sống chung thuỷ bên nhau nếu không có rủi ro gì xảy ra với chúng. Chào mào thường làm tổ ở những cây có tán rộng, độ cao từ 3m đến 5m. Nguyên liệu làm tổ là các cọng cỏ, cọng cỏ khô hoặc lá của các loại cây thuộc họ Dừa tước nhỏ, khô. Chim mái thường đẻ từ 2 ->5 trứng và ấp trong khoảng từ 13 đến 15 ngày thì nở (biết được nhiệt độ để trứng nở thì ta có thể ấp nhân tạo). Chim bố mẹ thay nhau kiếm mồi nuôi con, mồi là các loại, sâu, côn trùng, bò sát nhỏ...
Một số hình ảnh minh hoạ:
Chào mào tha rác:
Tổ Chào mào:
Trên đây là một số đặc điểm tự nhiên về quá trình sinh sản, nuôi con của Chào mào để ta có được sự chuẩn bị tốt cho việc nuôi Chào mào đẻ tại nhà. Các bước chuẩn bị:
- Chim bố mẹ: khoẻ mạnh, dáng đẹp, giọng hót hay. Nếu được chim thuần chủng của một vùng nào chim có chất giọng hay thì tuyệt và nếu có điều kiện ta chọn chim bố mẹ ở 2 vùng, miền khác nhau ghép đôi.
- Chuồng nuôi: kích thước lớn vừa phải để tiện cho mình theo dõi ghi hình hoặc clip (kích thước dự kiến của mình: cao 1,2m; rộng 1,5m; sâu 1,5m). Nếu có điều kiện ta dựng avary bên trong có cây cảnh nhiều tán, bể non bộ có nước. Nếu không làm được như thế, ta có thể đóng tổ treo trong chuông để CM đẻ trứng. Dựng khung bằng ống thép hoặc gỗ sau đó quây lại bằng lưới mắt cáo.
- Vị trí đặt chuồng: yên tĩnh thoáng mát, không bị gió lùa, nắng chiếu trực tiếp, tạo cảm giác an toàn cho chim.
- Dinh dưỡng: một yếu tố quan trọng để chim bố mẹ cung cấp đủ năng lượng cho đàn con phát triển. Cần cung cấp mồi tươi hằng ngày cho chim ngoài cám...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét