Thứ Tư, 19 tháng 12, 2012

NHỮNG LOÀI CHIM ĐẸP





http://smashinghub.com/wp-content/uploads/2010/06/bird24.jpg
http://animals.nationalgeographic.com/animals/photos/near-passerines/#close-up-cuckoo-eye_12902_600x450.jpg
http://animals.nationalgeographic.com/animals/photos/near-passerines/#male-indian-ringneck-parrot_12904_600x450.jpg
http://imghost.1x.com/26380.jpg
http://imghost.1x.com/12977.jpg
http://animals.nationalgeographic.com/animals/photos/near-passerines/#kingfisher-taking-off_12909_600x450.jpg
http://imghost.1x.com/31611.jpg
http://imghost.1x.com/29225.jpg
http://smashinghub.com/wp-content/uploads/2010/06/bird25.jpg
http://imghost.1x.com/32857.jpg
http://imghost.1x.com/12370.jpg
http://imghost.1x.com/24958.jpg
http://photo.net/photodb/photo?photo_id=11116974
http://animals.nationalgeographic.com/animals/photos/bird-wallpapers/#hawk-circling_18369_600x450.jpg
http://animals.nationalgeographic.com/animals/photos/wading-bird-photos/#flamingo-behind_12631_600x450.jpg
http://photo.net/photodb/photo?photo_id=7677365
http://lzrover.deviantart.com/art/birds-34802826?q=boost:popular+birds&qo=65
http://photo.net/photodb/photo?photo_id=6933835
http://photo.net/photodb/photo?photo_id=6858312
http://photo.net/photodb/photo?photo_id=6895573
http://lzrover.deviantart.com/art/birds-34802826?q=boost:popular+birds&qo=65
http://imghost.1x.com/11025.jpg
http://smashinghub.com/wp-content/uploads/2010/06/bird2.jpg
http://photo.net/photodb/photo?photo_id=11133285
Mỗi giống chim có đặc tính riêng:
Chim hay lớn tiếng
Tu hú, ác là
Nhảy nhót lăng ba
Chích choè bìm bịp
Tính hay ăn hiếp
Chim cú chim diều
Lưng trâu sáng chiều
Sáo hành sáo nghệ
Ăn không xiết kể
Công cốc, chàng bè
Đáp xuống cành tre
Là con chim bói
Cái mồng đỏ chói
Cao các hồng hoàng
Thức suốt canh tàn
Chim heo chim vọ
Trong xã hội loài chim, mỗi giống cũng đều có một nhiệm vụ:
Thùng thùng thùng
Đánh ba tiếng trống
Sắp quân cho chỉnh
Phượng hoàng thống lĩnh
Bạch hạc hiệp đồng
Tả chi thì công
Hữu chi thì sếu
Giang cao ngất nghểu
Đi trước tiên phong
Cả mỏ bồ nông
Đi sau tiếp hậu
Sáo đen sáo sậu
Dặn dục đôi bên
Chú quạ thông tin
Dóng dả ba quân
Đội lương đi trước
Một đàn vịt nước
Chú két chú le
Sắm sửa thuyền bè
Cho anh trẩy thủy
Chim chích chim gi
Bé mọn biết gì
Hay:
Con quạ nó ăn tầm bậy tầm bạ nó chết,
Con diều xúc nếp làm chay,
Tu hú đánh trống bảy ngày,
Con bịp nó dậy, nó bày mâm ra.
Con cuốc nó khóc u oa,
Mẹ nó đi chợ đàng xa chưa về.
 vàCon cò chết rủ trên cây,
Cò con mở lịch xem ngày làm ma
Cà cuống uống rượu la đà
Chim ri ríu rít bò ra chia phần
Chào mào thì đánh trống quân,
Chim chích cỡi trần vác mõ đi rao.
Hoặc:
Con cò mắc giò mà chết
Con quạ ở nhà mua nếp làm chay
Con cu đánh trống bằng tay
Chào mào đội mũ làm thầy tế văn
Chiền chiện vừa khóc vừa lăn
Một bầy chim sẻ bịt khăn khóc cò
Reading, 12/2011
Nguyễn Thị Kim Thu
Golden Pheasant (Chrysolophus pictus)
Bird of Paradise
Hyacinth Macaws Flamingo (Phoenicopteridae)
 Scarlet Tanager (Piranga olivacea)

Northern Oriole (Icterus galbula)

Mountain Bluebird (Sialia currucoides)

Northern Cardinal (Cardinalis cardinalis)

 American Goldfinch (Carduelis tristis)
 Wood Duck (Aix sponsa)
 Kingfisher (Halcyonidae)
 Green Wing Macaw Parrot (Ara chloroptera)

Troupial (Icterus icterus)

Painted Bunting (Passerina ciris)

Keel-billed Toucans (Ramphastos sulfuratus)
Rainbow Lorikeet (Trichoglossus haematodus)
Scarlet Macaw (Ara macao)
Stork-billed Kingfisher (Pelargopsis capensis) & Peafowl or Peacock (Pavo)
2.Mình có tật cứ cái gì dính đến từ chim là mình thích. Đừng ai nghĩ xa xôi nha. Là vì mình thích các món ăn được chế biến từ con chim. Này nhé : chim quay, chim nướng, chim rô ti…Rồi lẩu chim ,cháo chim… Toàn món ngon, đúng không?
Thế nên hôm nọ đọc bài ” Khát vọng chim lồng” của lão Tiến ( nhà văn Phạm ngọc Tiến), mình cứ vân vi suy nghĩ mãi. Cứ nghĩ thương các con chim của lão ấy quá. Con thì” bỏ ăn, phá lồng tự sát”. Con thì đánh nhau chí chết đến nỗi” con thọt, con chột”. Khổ, đã kiếp chim lồng với nhau mà còn đánh nhau chi vậy. Mà hai con này cũng buồn cười. Lão Tiến bị nạn ” dịch cúm gia cầm” , thả cho hai chú tự do bay đi, mà hai chú nhớ lồng thế quái nào cứ quanh quẩn về ám lão Tiến. Chắc nó nhớ lại chuỗi ngày cơm bưng nước rót trong lồng nhà lão Tiến đây. Ở với lão Tiến thì sướng thật. Lão chăm chim còn hơn cả chăm vợ con lão ấy. ( Câu này chính vợ lão Tiến nói nhé. Ai không tin hỏi vợ lão Tiến).
Bây giờ lão ấy nuôi được một con chim không què , không chột, lại không tự sát để thoát lồng. Nghĩa là rất ổn, trên cả ổn. Con này thậm chí còn biết hót giọng ” nịnh bợ ”, nghĩa là ” khôn lõi ”. Đấy là lão Tiến lão ấy nhận xét như thế. Nói tóm lại con chim này ngoan lắm!
Dạo này lẩm cẩm quá. Tự dưng cứ nghĩ lo lo cho con chim ngoan của lão Tiến. Gia sử lão Tiến đi vắng ( mà dạo này lão ấy hay đi vắng lắm ,lão ấy đi lo bữa cơm có thịt cho các cháu vùng cao ), lão ấy bảo vợ cho chim ăn nhưng nàng ấy nhiều việc mà quên thì làm sao. Tháng sau con lão đi lấy chồng rồi, mọi việc trong nhà tấp hết cho vợ lão , vợ lão quên là điều khó tránh khỏi. Ôi giời, thế là con chim ngoan chết đói a?.
Một giả thiết khác là lão Tiến hứng lên lão ấy mời một lũ các ông tướng bạn bộ đội của lão về nhà ăn nhậu, sau một chầu phê phê, tây tây một lão lè nhè chỉ lồng chim bảo: Tiến, bắt mẹ nó con chim béo kia làm nồi cháo, ăn cho giã rượu. Ôi giời ơi khó cho lão Tiến quá. Lão này quí nhất bạn bộ đội. Nhưng lão ấy lại yêu chim không kém. Vậy lão Tiến phải làm thế nào?
Thành ra mình nghĩ số phận con chim lồng cũng mong manh lắm. Cứ nghĩ cảnh con chim bị bóp cổ, vặt lông chặt nhỏ cho vào nồi cháo mà hãi quá. Thôi thôi, ngon mấy thì ngon mình cũng chả ăn chim nữa.
Hôm trước mình có com bài thơ này trong tản văn Khát vọng chim lồng của lão Tiến, nay mình bê vô đây để bà con thưởng thức nha:
Nếu có một ngày cả đàn chim tung cánh
Bay lên trời rộng lớn bao la
Cả đông lúa chín vàng đang mẩy hạt
Lo gì chim không có người nuôi
Nếu có chết – chết trên đồng lúa
Xác thân còn bón ruộng nuôi cây
Và nếu chết – hót thật vang rồi chết
Gía Tự do không rẻ bao giờ.
Chết như thế nào là quyền của con chim . Đương nhiên, chả ai ép được ai phải sống và chết như thế nào. Mình thì mình sợ cái cảnh bị đập chết ăn thịt lắm.
http://nguyentuyethanh.files.wordpress.com/2011/11/p1000853.jpg3. Tản mạn về Chào màoI. Mô tả và khái quát:

Chim chào mào có tên tiếng Anh là Red-whiskered Bulbul, tên khoa học là (Pycnonotus jocosus) và là một thành viên trong bộ chim sẻ biết hót, được phân bố hầu hết khắp châu Á. Chúng chính là loài được giới thiệu ở các nước nhiệt đới châu Á và do đó, chúng có những khu vực dành riêng do chúng tạo lập. Chúng ăn trái cây và côn trùng nhỏ và dễ thấy trên các nhánh cây vì các "cuộc gọi của họ" từ 1 - 4 âm tiết. Chúng có một cái mào dễ nhận biết, hai má trắng và phía trên "mảng" trắng là màu đỏ do đó khiến chúng có tên tiếng Anh là râu đỏ (Red-whiskered). Tại Việt nam, tùy theo vùng miền mà chúng có tên gọi khác nhau: Hoành hoạch mồng, chóp mũ đỏ, đít đỏ ... nhưng tên thông dụng nhất vẫn là chào mào.

Chúng là một trong nhiều loại chim được mô tả đầu tiên bởi nhà động vật vật - thực vật học - bác sĩ người Thụy Điển Calorus Linnaeus vào năm 1758 trong một tập sách xuất bản viết về các công trình của ông có tên gọi là Systerma Naturae. Trong đó, ông đã đặt chúng cùng với họ bách thanh là "Lanius".

Tại vùng châu Á, chúng có nhiều tên gọi khác. Cụ thể Turaha pigli-Pitta tại Telugu, bulbul Sipahi tại Bengali hay bulbul hoặc Kanera bulbu Phari trong tiếng Hinddi.

Trong tự nhiên, chào mào thường sinh sống trong các khu vực có nhiều cây cối, bụi rậm nhưng không phải là rừng rậm. Môi trường của chúng chính là những chảng cây hay rừng thưa, hầu như chúng xuất hiện vào một thời gian nào đó chưa xác định trong năm với một đàn lớn với rất nhiều cá thể. Với giọng hót đặc biệt, chúng rất dễ dàng xác định vị trí khi đậu trên một nhánh cây cao hoặc trên ngọn cây. Giọng hót được đánh giá là "dễ nghe" với tiếng hót được lập lại nhiều lần được miêu tả là Pettigrew-kick hoặc Pettigrew phiên dịch là "tôi muốn gặp mặt". Đó là giọng hót thường được nghe, nhất là những buổi sáng sớm. Tuổi thọ trung bình được ghi nhận là 11 năm.

II. Sinh sản, hành vi sinh thái:

Mùa sinh sản được bắt đầu từ tháng mười hai đến tháng năm ở miền nam Ấn Độ và từ tháng ba đến tháng mười ở miền bắc Ấn Độ. Có cặp có thể sinh sản 2 lần/năm. Những màn "ve vãn" của con trống là những hành vi như cúi đầu, đuôi nhâm nhấp và cánh rũ xuống. Tổ có hình dạng cốc và được xây dựng ở bụi cây, tường tranh hoặc trong những bụi cây nhỏ. Tổ được kết dính từ các nhánh cây chắc chắn với các thành phần của rể cây và cỏ và có thể được tạo thêm từ vỏ cây, giấy hay những mảng nilon. Mỗi ổ thường chứa từ 2-3 trứng có màu đất màu hoa cà nhạt với các đốm nâu. Trứng đo được là dài 21 mm và rộng 16 mm. Trứng mất 12 ngày để nở. Chim bố mẹ đều tham gia trong việc nuôi con. Chim non được bố mẹ đút sâu bướm và côn trùng được thay thế bằng trái cây và dâu khi chúng bắt đầu trưởng thành. Trứng và chim non là đối tượng thức ăn của giống chuột lang và quạ. Trong thời gian con non còn trong ổ, khi phát hiện có sự nguy hiểm, chim mái thường giả vờ bị thương hay giả chết để đánh lạc hướng kẻ thù.

Ổ của chim chào mào.
Mỗi cặp khi vào mùa sinh sản, chúng sẽ bảo vệ ổ trong một diện tích khoảng 0,3 ha đến 0,75 ha. Thông thường, có đến hàng trăm con và thường ngủ trên một ngọn cây cao và thông thường, những nhánh cây này hay đong đưa.

Việc sinh sản rất dễ dàng trong chuồng nuôi với điều kiện nuôi nhốt. Đặc biệt đã có sự ghi nhận phủ giống lai tạo giữa các loài trong họ hoành hoặch, đó là các loài Pycnonotus cafer, Pycnonotus leucotis, Pycnonotus xanthopygos, Pycnonotus melanicterus và Pycnonotus leucogenys với những cá thể có sắc tố bạch tạng (leucism). (sẽ có phần phụ lục giới thiệu về 5 loài chim trên trong họ hoành hoặch)

Đây là loài chim lồng rất phổ biến tại các vùng Ấn Độ đã được ghi nhận trên tạp chí của Hiệp hội châu Á của Bengal. Chúng yêu cầu nuôi dạy sử dụng thế chiến trận/chiến thuật với dáng vẻ không hề sợ hãi. Chúng cũng được yêu cầu dạy dỗ cho đứng trên lòng bàn tay hoặc ngón tay. Và là loài đang phát triển mạnh mẽ trong thế giới chim lồng ở các vùng tiếp theo tại Đông Nam Á.

III. Các phân loài:

Đây là điều làm người viết rất ngạc nhiên và bất ngờ khi biết loài chim chào mào này có đến 9 phân loài. Cả 9 phân loài đều tập trung tại châu Á và đều có hình dáng rất giống nhau. Nhưng sự phân biệt cho từng phân loài cụ thể dựa vào các yếu tố :

- Hình dạng của yếm,

- Độ đậm nhạt và độ dày mỏng của 2 miếng vá đen chạy từ vùng vai xuống bụng,

- Màu sắc phía trên lưng đen hay đen nâu,

- Mức độ bông trắng của phần lông đuôi và độ dài của phần trắng của lông đuôi ấy.

- Phần gốc mũ ở đỉnh đầu rậm hay thưa (như cách gọi so sánh là mũ kim hay sừng mà chúng ta hay gọi).

- Kích thước hình thể to hay nhỏ - ...
Các phân loài có tên và vùng phân bố tập trung được liệt kê sau đây:
  1. Pycnonotus jocosus jocosus (Linneaus, 1758), được tìm thấy ở phía đông nam Trung Quốc - khu vực đông Quý Châu đến Quảng Tây, phía đông Quảng Đông và Hong Kong.
  2. Pycnonotus jocosus fuscicaudatus (Gould, 1866) phân bố tại bán đảo Ấn Độ, khu vực phía tây và trung tâm Ấn Độ. Phần yếm đã gần như hoàn chỉnh và phần màu trắng ở cuống họng (cổ) rõ ràng, không có màu trắng nằm cuối cùng ở lông đuôi. (dể hiểu hơn là đuôi không có bông trắng).
  3. Pycnonotus jocosus abuensis (Whistler, 1931) - Tây Bắc Ấn Độ (phía tây tỉnh Rajasthan, bắc Maharashtra, nhưng vắng mặt tại nhiều khu vực khô hạn). Có yếm đen nhạt màu, trông có vẻ như bị đứt từng đoạn và đuôi cũng không có bông trắng.
  4. Pycnonotus jocosus pyrrhotis (Bonaparte, 1850) - Bắc Ấn Độ (từ phía đông Punjab đến Arunachal Pradesh) và Nepal. Có phần lưng nhạt màu, phần yếm hoàn chỉnh như phân loài Pycnonotus jocosus fuscicaudatus và phần lông đuôi có bông trắng rất rõ ràng.
  5. Pycnonotus jocosus emeria (Linnaeus, 1758) - Phía đông Ấn Độ (vùng phía nam đồng bằng sông Hằng đến Rameswaram, ở Tamil Nadu), Bangladesh, phía bắc, tây và nam Myanmar (bao gồm cả Arakan Hills) và cả miền tây nam Thái Lan. Có màu nâu đậm trên lưng, yếm đen mỏng và thanh mảnh, mũ kim - Đây là loài đã được du nhập vào Florida trong khoảng năm 1960 - 1971.
  6. Pycnonotus jocosus whistleri (Deignan, 1948) được tìm thấy trong các quần đảo Andaman, có một màu nâu ấm áp ở phần lưng, có mũ kim, yếm đen dày nhưng ngắn hơn nhiều so với phân loài Pycnonotus jocosus emeria.
  7. Pycnonotus jocosus monticola (Horsfield, 1840) - phân bố phía đông dãy Himalaya ở Đông Bắc Ấn Độ và Tây Tạng, phía đông, phía nam và đông bắc Myanmar và Trung Quốc (khu vực phía tây và nam ở Vân Nam). Có màu trắng ở bụng tối và trông có vẻ "bẩn" hơn.
  8. Pycnonotus jocosus Pattani (Deignan, 1948) - phân bố ở phía cực nam của Myanmar, cực nam ở Tenasserim), Thái Lan, phía bắc bán đảo Malaysia, Lào và nam đông dương Đông Dương.
  9. Pycnonotus jocosus hainanensis (Hachisuka, 1939) - phân bố tại bắc Việt Nam và nam Trung Quốc (khu vực nam Quảng Đông, bao gồm cả Nao Chow Tao).


Và một phân loài có tên là Pycnonotus jocosus peguensis được ghi nhận mô tả từ miền nam Miến Điện nhưng đến nay chưa được hiệp hội công nhận.

Minh họa một số hình ảnh của từng phân loài:

Park Hong Kong, Hong Kong


Hầu hết các loài chim sống tại khu bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam đang bị đe doạ bởi các tay săn trộm và áp lực của một nước đang phát triển. Đó là lời cảnh báo gần đây nhất của các nhà nghiên cứu môi trường thuộc Tổ chức quốc tế về bảo vệ chim trên thế giới.
Các nhà nghiên cứu cho rằng mối đe doạ chủ yếu đến từ các tay săn trộm trong các khu bảo tồn. Bên cạnh đó là những sức ép về việc mở rộng diện tích đất nông nghiệp ở Việt Nam. Tuy nhiên, Tổ chức này cũng dành lời khen ngợi cho những cố gắng của Chính phủ Việt Nam nhằm bảo vệ các loài động vật quý hiếm.
Trong các báo cáo của mình, tổ chức này đã cho rằng có tới 56 trên 63 (chiếm khoảng 88%) khu bảo tồn thiên nhiên quan trọng nhất của Việt Nam, nơi sinh sống của các loài chim và là những nơi có được sự đa dạng sinh học bậc nhất, đang bị đe doạ bởi sự săn bắn trái phép. Đó mới chỉ là một phần nguyên nhân. Nguyên nhân thứ hai chính là sức ép từ việc mở rộng diện tích đất canh tác nông nghiệp. Chúng làm ảnh hưởng đến khoảng 43 trên 63 khu bảo tồn. Đặc biệt là những vùng đầm lầy, khu vực ngập mặn ven biển nằm trong vùng châu thổ sông Mekong.
Ông Richard Grimmet, Trưởng chi nhánh của tổ chức này ở châu Á, nói: ""Các động vật hoang dã như gấu, nhóm động vật linh trưởng và một số loài bò sát bị đánh bắt, rất nhiều. Hiện nay các cá thể này chỉ còn tồn tại với một con số ít ỏi. Điều này có nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, nó có lẽ bắt nguồn từ thời điểm mà Việt Nam mở cửa biên giới của mình với các nước khu vực. Bên cạnh đó, những dự án mở rộng đường nông thôn đến với các vùng sâu, vùng xa cũng ảnh hưởng không nhỏ"".
Ông Grimmet nhấn mạnh: ""Tuy nhiên, tất cả cũng chưa đến nỗi quá tối tăm. Phải nói rằng Chính phủ Việt Nam đã có những cố gắng không biết mệt mỏi nhằm cứu vãn các khu bảo tồn. Theo chúng tôi được biết, hiện đã có hơn 6 khu bảo tồn quý hiếm đã được Chính phủ Việt Nam xây dựng đề án bảo vệ"".
Các động vật quý hiếm bị săn bắn bừa bãi.
Tổ chức bảo vệ chim thế giới cũng cho rằng việc phát triển bền vững các khu bảo tồn, giáo dục ý thức người dân sống quanh vùng để họ cùng bảo vệ và khai thác hợp lý sẽ là những kế hoạch mang tính lâu dài và bền vững nhất cho môi trường Việt Nam. Các nghiên cứu trên ở Việt Nam được sự tài trợ của Chính phủ Đan Mạch. Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam, Ngài Bjarne Sorensen, nói: ""Trong những năm gần đây, Việt Nam đã thu hút được sự chú ý của thế giới thông qua những khám phá rất có ý nghĩa về các loài chim và động vật có vú khác nhau. Tuy nhiên, cũng giống như bao quốc gia đang phát triển khác, Việt Nam đang phải đối mặt với sự gia tăng dân số, với việc mở rộng dần diện tích đất canh tác nông nghiệp. Chính điều này đang đe doạ hệ sinh thái giàu có của Việt Nam"".
Cac loai chim quy hiem o Viet Nam dang bi de doa
Chim bói cá cánh vàng.
Trong những khảo sát mới đây của các nhà nghiên cứu môi trường, có ba cá thể chim mới đã được phát hiện tại Việt Nam. Đó là chim bói cá cánh vàng, chim bói cá - tai hạt dẻ (chùm lông nằm bên phía tai của chim có màu hạt dẻ) và một loài chim có chỏm lông trên đỉnh đầu giống như chiếc mũ miện màu đen. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng là một trong những nơi hiếm hoi trên thế giới còn tồn tại một vài cá thể tê giác cự kỳ quý hiếm. Chúng đang bị đe doạ tuyệt chủng trên khắp toàn cầu. Một số động vật quý hiếm cũng đã được tìm thấy ở khu vực Đông Nam Á này. Đó là loài hươu nhỏ nhất thế giới được tìm thấy ở Burma; loài thỏ có bộ lông kẻ sọc được tìm thấy ở vùng núi giáp ranh Việt Nam, Lào. Đặc biệt, có một số loài lợn rừng quý hiếm và một số động vật có vú như sao la, linh dương cũng được tìm thấy trong khu vực này.
(Mạnh Trường - Theo BBC)
 
 
Những loài chim có nguy tuyệt chủng nghiêm trọng:
Nhiếp ảnh gia Shane McInnes giành giải Nhất với bức ảnh về loài chim Kakapo
một trong những loài vẹt không biết bay ở New Zealand.
Nhiếp ảnh gia Sávio Freire Bruno giành giải Nhì với bức ảnh về mẹ con loài vịt Merganser
ở Brazil.
Giành giải Ba là nhiếp ảnh gia David Boyle với bức ảnh một con chim frêgat đang bay
trên bầu trời ở đảo Christmas (Ấn Độ Dương).
Giải Tư thuộc về bức ảnh một con chim cú ở Maharashtra, Ấn Độ, của tác giả Jayesh K Joshi.

Giải Năm thuộc về tác giả Eric VanderWerf với bức ảnh loài chim Palila ở Hawaii (Mỹ).

Bức ảnh về loài chim ruồi Honduran Emerald ở Thung lũng Rio Aguan, Polligino (Honduras)
của tác giả Robert E Hyman giành giải Sáu ở thể loại này.

Thể loại những loài chim có nguy tuyệt chủng

Tác giả Quan Min Li đã giành giải Nhất với bức ảnh một con cò quăm tuyệt đẹp
đang bay trên không ở Trung Quốc.

Giải Nhì của thể loại này đã thuộc về nhiếp ảnh gia Huajin Sun với bức ảnh
một con sếu đầu đỏ đang nhảy múa trên không.

Tác giả Daniel Rosengren giành giải Ba ở với bức ảnh đáng yêu của một con chim ruồi
ở Peru.

Giành giải Tư là bức ảnh về loài chim ôtit ở Ấn Độ của tác giả Csaba Barkóczi.

Tác giả Martin Hale đến từ Trung Quốc giành giải Năm với ảnh về loài vịt vây cá.
Thể loại những loài chim di trú có nguy cơ tuyệt chủng cao

Tác giả David Boyle dành giải Nhất ở với bức ảnh hai con vẹt bụng màu cam ở Tasmania

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét