Kỹ thuật trồng Đu đủ
CÂY ĐU ĐỦ
Tên khoa học: Carica papaya
Họ : Caricaceae
Cây đu đủ tên La -tinh là Carica papaya, nguồn gốc Trung Mỹ đã được nhà báo Oviedo người Tây Ban Nha mô tả năm 1526 ở bờ biển các nước Panama và Colombia. Rất có thể du nhập vào Việt Nam qua ngả Philiippines
Đây là một cây trái rất quen thuộc được trồng ở khắp mọi nơi, từ một vài cây quanh nhà, bờ đê đến xen canh cây lâu năm, hoặc có nơi trồng thành vườn chuyên.
I. ĐẶC TÍNH THỰC VẬT:
Đu đủ là một cây song tử diệp, nhưng thân không cứng và cũng không đâm nhánh, trừ khi đã bắt đầu già cỗi. Cây cao chừng 3-7m và ngọn có nhiều lá. Cuốn lá dài 60-70cm, mềm và rỗng ruột, gồm 7 phiến, rộng đến 1,5 mét. Thân đầy sẹo lá.
Đu đủ thường là cây đồng chu, nhưng đu đủ có thể xếp thành 3 loại trên phương diện giới tính: cây đực, cây lưỡng tính và cây cái. Vài cây đu đủ cũng có thể trổ cả ba loại hoa nói trên. Ngoài ra cũng có cây ra hoa không hẳn hoàn toàn đực, cái hay lưỡng tính mà lại pha lẫn nhiều ít đặc tính của ba loại hoa. Khuynh hướng thay đổi giới tính phần lớn do thời tiết gây ra như khô hạn và thay đổi nhiệt độ. Nhiệt độ càng cao thì khuynh hướng sản xuất hoa đực càng lớn. Hoa đực ở cây đực màu hơi xanh lục, mọc từ nách lá trên những chùm dài, nhiều nhánh. Hoa cái ở cây cái lớn hơn, cuống rất ngắn, mọc rải rác hay hai ba hoa ở phần trên thân, sản xuất trái tròn, bầu dục hay hình trái lê, vỏ xanh hay vàng khi trái chín. Cây đực lẽ dĩ nhiên là không có trái. Trái của hoa lưỡng tính được ưa chuộng hơn ở thị trường. Vì vậy, cần lựa chọn cây cho trái với loại hoa cái hay hoa lưỡng tính thích hợp. Nhà vườn không thể nào lựa chọn được, nếu chỉ gieo hột lấy từ trái thụ phấn tự do. Trái lại, nhà vườn có thể lựa chọn một cách khá chính xác cây nào là cái, cây nào là lưỡng tính bằng cách bao giấy hoa cái hay hoa lưỡng tính chưa nở, rồi tự lựa phấn để rắc tay (thụ phấn chéo) vào vòi noãn khi hoa cái hay hoa lưỡng tính nở. Những nghiên cứu về thụ phấn trên đu đủ cho biết rằng:
Ø Thụ phấn hoa cái bằng phấn hoa đực thì một nửa số cây con sẽ là cây đực, một nửa sẽ là cây cái.
Ø Dùng phấn hoa lưỡng tính để thụ phấn hoa cái thì một nửa số cây sẽ là cây cái, một nửa sẽ là cây lưỡng tính.
Ø Hoa lưỡng tính tự thụ tinh hay thụ phấn chéo với phấn hoa lưỡng tính khác thì cho tỉ lệ một cây cái hai cây lưỡng tính.
Ø Dùng phấn cây đực để thụ phấn hoa lưỡng tính thì một phần ba số cây sẽ là cây cái, một phần ba sẽ là cây đực, một phần ba sẽ là cây lưỡng tính.
Chiếu theo nghiên cứu này, phương cách 2) và 3) sẽ cho những cây con ra trái nhiều nhất. Nếu không làm thụ phấn bằng tay, nhà vườn cũng có thể để lại vài cây đực trong vườn thì đủ bảo đảm các hoa khác đều thụ phấn và ra trái.
II. ĐIỀU KIỆN NGOẠI CẢNH :
1. Khí hậu:
Cây đu đủ phát triển tốt trong điều kiện khí hậu ấm và ẩm, lượng mưa 100mm/tháng, không bị che bóng mát. Đu đủ rất nhạy cảm với nhiệt độ và ẩm độ, khi nhiệt độ cao 30-35 O C hoặc ẩm độ cao, lượng mưa nhiều 250-300mm/tháng, cây sẽ sinh trưởng kém, ít đậu trái. Nhiệt độ dưới 0 O C làm cây chết, hư hại nặng nề. Nếu khi trái chín mà khí trời lạnh, không đủ nóng thì trái sẽ không ngọt. Đu đủ cũng cần nhiều mưa và mưa phân phối đồng đều. Nếu không mưa thì cần tưới nước, đu đủ mới cho nhiều trái. Thiếu nước mùa nắng, hoa sẽ ít đậu trái và trái non sẽ rụng nhiều. Tuy nhiên, nếu quá nhiều nước thì rễ, lá bị hư hại nhiều, cây phát triển chậm, yếu. Cây đu đủ không chịu đựng được gió to.
2. Đất đai:
Đu đủ dễ tính có thể trồng trên đất có độ chua thích hợp pH từ 5,5-6,5. Đất trồng đu đủ phải giàu chất hữu cơ, tơi xốp, đất không hoặc ít phèn, thuận tiện cho việc tưới nước và thoát nước tốt khi có mưa lớn. Vùng đồng bằng phải lên líp thật cao và đường mương thoát nước phải sâu để dễ thoát nước. Chuẩn bị đất: Đất trước khi trồng nên đánh luống rộng 2-2,5m. Giữa các luống có rãnh sâu 30cm để thoát nước.
III. QUI TRÌNH KỸ THUẬT:
1. THỜI VỤ :
1. THỜI VỤ :
Đu đủ có khả năng trổ hoa và đậu trái quanh năm, tuy có mùa ít hoặc không đậu trái. Do vậy để trồng đu đủ đạt năng suất cao, trái đẹp, hạn chế sâu bệnh, có thể bố trí trồng đu đủ vào các vụ sau:
- Vùng đất chủ động tưới tiêu, trồng đu đủ vào mùa mưa (tháng 7 - tháng 8 dl)
- Vùng đất kém chủ động nước ( vùng bị ảnh hưởng của nước lũ) trồng sau khi nước rút. Khi trồng ,cây con phải đạt từ 20 -30 ngày tuổi.
2. GIỐNG :
- Giống Hồng Phi 786 : Cây phát triển rất khỏe, cây có trái sớm, cây có trái đầu tiên lúc cây cao khoảng 80cm. Tỷ lệ đậu trái cao, một mùa 1 cây có thể đậu 30 trái trở lên, sản lượng rất cao. Trái lớn, trọng lượng trái từ 1,5Kg - 2Kg, (có thể đạt 3 kg/ trái). Cây cái ra trái hình bầu dục, cây lưỡng tính cho trái dài. Da nhẵn bóng, thịt dày màu đỏ tươi, độ đường thông thường khoảng 13 độ brix, dễ vận chuyển. Hạt Giống do công ty Nông Hữu cung ứng.
- Giống Hong Kong da bông: Cho năng suất cao, trọng lượng trái trung bình từ 2,5 - 3 kg, vỏ dày, chống chịu khá với nhện đỏ và các bệnh do Virus. Thịt trái có màu vàng, hàm lượng đường từ 9 -10%.
- Đài Loan tím: Năng suất rất cao, trái nhiều, trọng lượng trái từ 1.2 - 1.5 kg. Thịt trái có màu đỏ tím, chắc thịt. Hàm lượng đường từ 10 -11%. Cây dễ bị nhện đỏ và các bệnh do Virus, nhưng vẫn có khả năng cho trái tốt trong những năm đầu.
- Giống EKSOTIKA: Cho phẩm chất ngon, thịt trái màu đỏ tía, chắc thịt, tươi đẹp, hàm lượng đường 13 - 14%, trọng lượng trái 500g - 1kg.
- Giống Sola: Có đặc điểm gần giống như EKSOTIKA nhưng thịt trái chắc hơn, thơm ngon hơn, hàm lượng đường 15 - 17%, trọng lượng trái 300 - 500g
- Giống F1 - 2 mũi tên Thái Lan
thịt trái chắc hơn, thơm ngon hơn, hàm lượng đường 15 - 17%, trọng lượng trái 300 - 500g
3. CHỌN VÀ XỬ LÝ HẠT:
- Chọn hạt: Từ trái thon dài, phát triển tốt trên cây mẹ khỏe, sạch sâu bệnh, trái phải đủ độ già trên cây, chỉ lấy những hạt ở giữa trái và chìm trong nước.
- Xử lý hạt: Chà tróc vỏ lụa bên ngoài hạt, đem phơi trong mát và cất giữ nơi khô ráo. Trước khi gieo nên ngâm hạt trong nước nóng 50 -550C (3 sôi 2 lạnh) khoảng 10 phút. Sau đó tiếp tục ngâm trong nước lã khoảng 2 giờ.
4. ƯƠM CÂY CON:
- Hạt sau khi xử lý, được ươm trên líp. Mặt líp có trộn tro trấu. Khoảng 5-10 ngày, hạt sẽ nẩy mầm. Khi cây cao khoảng 4 - 6cm, cấy vào bầu. Nên chọn cây khỏe mạnh, kích thước trung bình, rễ chùm nhiều. Kích thước bầu 6-10cm.
- Đất làm bầu: 1/3 lớp đất mặt xốp, 1/3 tro trấu và 1/3 phân chuồng. Cây con trong bầu được
2 - 4 tuần có thể đem trồng.
2 - 4 tuần có thể đem trồng.
5. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC:
5.1 Chuẩn bị đất :
Các vùng đất thấp cần phải lên líp trước khi trồng, sử dụng lớp đất mặt trộn với 3 - 5kg phân chuồng, 200gr vôi, đắp thành mô với kích thước 50 x 50 x 30cm
5.2 Khoảng cách trồng:
Cây cách cây: 1,8 - 2cm. Hàng cách hàng: 2 - 3cm. Mật độ khoảng 2000-2100 cây/ha.
5.3 Bón phân: Lượng phân bón cho 1 cây đu đủ trong một năm:
Phân chuồng: 3 - 5 kg
Phân Urea: 200 - 300 gr
Super lân: 500 - 600 gr
KCL: 200 - 300 gr
- Có thể sử dụng dạng phân đơn hoặc phân hỗn hợp khác nhưng cần phải cân đối hàm lượng đạm, lân, kali.
- Cách bón phân:
+ Bón lót: Từ 3 -5 kg phân chuồng, 50 - 100gr Super lân và 200 gr vôi.
+ Cây từ 1 tháng tuổi sau khi trồng: 20 gr phân Urea và 30 gr Super lân. Pha trong 10 lít nước, tưới cho cây, 1 tuần tưới 1 lần.
+ Cây từ 1 - 3 tháng tuổi sau khi trồng: Lượng phân bón tính cho 1 cây: 30 - 40gr Urea, 50 gr Super lân và 20 - 30 gr KCL. Bón 15-20 ngày 1 lần.
+ Cây từ 3 -7 tháng tuổi sau khi trồng bón: Lượng phân bón tính cho 1 cây: 40 - 50gr Urea , 50gr Super lân và 40gr KCL. Bón 1 tháng 1 lần. Đến tháng thứ 6, có thể bón thêm 2kg phân chuồng và 100 gr vôi cho một cây, kết hợp vun gốc. Có thể phun thêm phân bón lá. Phun định kỳ 3 -4 tuần/lần theo nồng độ hướng dẫn.
Cách bón ở Bình Thuận:
- Cây con tướ 5 kg DAP cho 1 sào - Cây có trái 3 lạng 20-20-15 cho một cây
5.4 Chăm sóc
- Tưới nước: Đu đủ là loại cây cần nhiều nước nhưng rất sợ úng. Do đó cần cung cấp đầy đủ nước cho cây vào mùa nắng và thoát nước tốt cho cây vào mùa mưa hoặc khi bị úng, lũ.
- Làm cỏ: Cỏ dại cạnh tranh dinh dưỡng và là nơi trú ẩn của sâu bệnh. Cần làm thường xuyên quanh gốc.
- Tủ gốc: Dùng rơm hoặc cỏ khô tủ quanh gốc vào mùa nắng để giữ độ ẩm và giữ nhiệt độ thích hợp cho cây.
6. PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH:
6.1 Nhện đỏ:
- Thường gây hại cho cây vào mùa nắng, ở dưới mặt lá. Lá bị hại có đốm vàng, loang lỗ, sau đó lá bị cháy và rụng.
- Phòng trị: Phun một trong những loại thuốc sau đây: Danitol, Bi 58, Ortus, Silsau, Comite nồng độ 0.1%. Luân phiên đổi thuốc hoặc có thể trộn hỗn hợp 2 loại thuốc để phun, vì nhện đỏ rất kháng thuốc.
6.2 Bệnh virus hại cây đu đủ
Bệnh virus trên cây đu đủ là một bệnh hại phổ biến, nghiêm trọng và gây thiệt hại lớn đối với người trồng. Bệnh đốm hình nhẫn, bệnh khảm lá trên cây đu đủ do 2 virus chính gây ra là PMV (Papaya mosaic virus) và PRSV (Papaya ringspor virus).
Ø Bệnh đốm hình nhẫn
Bệnh do virus đốm hình nhẫn PRSV gây ra, vết bệnh có đốm hình nhẫn, khảm loang lổ trên lá, quả, thân và cành có vết thâm và chảy nhựa. Ở lá, bệnh thường tạo ra các đốm sáng vàng nhạt, lúc đầu lá hơi co lại và có hiện tượng khảm. Sau dần vết đốm phát triển thành đốm hình nhẫn, xuất hiện rất nhiều trên bề mặt lá. Khi cây bị bệnh, lá còn non thường mất thuỳ, chỉ còn cuống, đôi khi cả cuống cũng bị biến dạng, co quắp. Ở quả, vết bệnh lúc đầu là những đốm thâm xanh, sẫm, vết bệnh thường tập trung ở nửa trên của quả gần cuống. Khi già, chín, các vết thâm lại và thối sâu vào bên trong. Cây bị bệnh lùn, cho ít quả và quả nhỏ theo mức độ của bệnh. Quả bị bệnh có vị nhạt, do bệnh làm giảm lượng đường trong quả. Khi cây bị nặng có thể không cho quả và chết sớm. Virus lây bằng 2 cách: lây tiếp xúc cơ học và lây bằng côn trùng môi giới (các loại rệp, rầy). Virus không lây truyền qua đường hạt giống. Bệnh lây lan rất nhanh, nhất là cây từ 5-6 tháng tuổi.
Ø Bệnh khảm lá
Cây con mới trồng có thể nhiễm bệnh, nhưng thường chỉ thấy bệnh ở cây được 1-2 năm tuổi. Bệnh chỉ gây ra hiện tượng khảm ở lá cây, lá có nhiều vết màu vàng xanh lẫn lộn, khảm càng nặng lá biến sang màu vàng. Lá bị bệnh có kích thước nhỏ lại, biến dạng, số thùy lá già tăng, nhăn phồng. Lá già bị rụng nhiều, chỉ chừa lại chùm lá khảm vàng ở ngọn. Quả nhỏ, biến dạng, chai sượng. Chùm quả thường có một số quả chảy nhựa sớm thâm xanh lại thành vết dọc. Cành và thân có nhiều vết thâm xanh chạy dọc theo chiều dài của thân, cành. Virus khảm lá lan truyền bằng tiếp xúc cơ học, không truyền qua môi giới côn trùng.
Biện pháp phòng trị:
Hiện nay chưa có biện pháp phòng trừ hữu hiệu bệnh này. Trước mắt có thể áp dụng một số biện pháp phòng trị sau:
- Tạo nguồn cây sạch bệnh trong vườn ươm cách ly chống rệp.
Không trồng đu đủ ở những vùng đã nhiễm bệnh.
- Phun thuốc hoá học kết hợp biện pháp hoá học để diệt côn trùng truyền bệnh, nhất là rệp bông và rệp đào. Một số thuốc hữu hiệu trừ rệp: Bassa, Trebon, Pegasus, Applaud, Sumicidin, Supracid, Zolone.
- Thực hiện chọn lọc, vệ sinh vườn đu đủ thường xuyên để loại bỏ cây bệnh, tránh lây lan.
7. THU HOẠCH:
Đu đủ sau trồng 7 tháng có thể thu hoạch quả làm rau xanh, thu quả chín sau trồng 9-10 tháng. Quả chín, nên thu quả khi trên quả đã xuất hiện các sọc vàng nhạt, lúc này vật chất khô trong quả đã tích luỹ tối đa để khi làm chín, quả đạt chất lượng thương phẩm tốt, song không bị quá xanh, ăn sẽ nhạt. Mỗi cây có thể cho thu hoạch trung bình 70kg quả, cây cho thu hoạch cao có thể đạt 100-120kg quả/cây.
Anh Hồ Văn Toản thưc tế kĩ thuật trồng Đu đủ
Cách ghép mắt cây ăn trái
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét