Thứ Hai, 19 tháng 11, 2012

Một kinh nghiệm về luyện chim Chào mào...!


Một kinh nghiệm luyện chào mào....
Xin chào các bạn !
 Thật sự nếu để huấn luyện một chú chim bổi ( hoặc chim con) lên làm chú chim mồi thì rất cần sự kiên nhẫn; hơn nữa, trước khi huấn luyện là việc cần thiết phải chọn cho được một on chim có bản lĩnh thật sự để huấn luyện.
 Như các bạn đã biết, nếu nuôi chim non lên thì nhất thiết phải có một chú chim thuộc có phong cách chơi tương đối được để chim non học hỏi từ lúc còn nhỏ....Tuy vậy, nếu ta luyện một chú chim bỗi khoang 2 mùa ở rừng-> thì khi đã ra mồi thì nó sẽ không phụ công của người huấn luyện !
 ....Và việc chọn chú chim bổi nhất thiết phải chọn chú chim có tố chất tốt ( việc này theo kinh nghiệm của mình là: nên chọn chim theo tố chất duy truyền, theo luống chim - dòng chim hay; đồng thời nếu tận mắt chứng kiến lối đấu, giọng, tính cách ....khi đấu với chim mồi....Sau khi bắt từ rừng về (hoặc chia lại của bạn bè, mua ở tiệm có sự uy tín ...).Để nhanh chóng luyện được mồi, chúng ta nên tập dạn cho chim- theo mình thì ta dùng lồng vuông ( loại nhỏ) để nhốt chim ( lồng nhỏ sao cho khi chim đứng cầu không làm cấn, gảy lông chim- có thể là cầu gác cho chim đậu bằng cách cắt cầu bằng đường chéo của lồng), nên treo lồng áp vào tường ( tầm ngang đầu ) , hai bên ta nên treo hai lồng chim ( chích chòe...cách lồng chào mào khoảng 5 cm) hoặc tủ áo lồng để cho chim khỏi giật mình .
 trong quá trình nuôi tập- để cho chim nhanh ăn cám ta lấy chuối loại mềm ( như Già hương, chuối cau -cơm ), lột lấy nửa quả vầ ấn sao cho chuối dính thật nhiều vào cám trứng ( Ba vì hoặc....cám hột ), bỏ nửa quả chuối ấy vào hủ ( coóng ) cám trứng đã có 1/2 cám hột....sau khoảng 1 tuần, ta nên tập cho chim tắm ( trong quá trình vận chuyển lồng nên nhẹ nhàng tránh làm chim giật mình- thời điểm này rất quan trọng !
 Nếu chú chim tốt, thì khoảng 1 tháng là đã ra giọng và cũng có thể đấu chim mồi rồi, lúc này ta nên lấy tấm tủ lồng ra - có thể cho đấu với những chú chim tơ, non, hoặc chim mái.....để kích thích bản lỉnh của chúng....( thời gian độ 10- 15 phút- tùy khả năng chơi của chú chim bổi)
 Sau khi dợt đấu các chú chim tơ, nếu thấy chú ta chơi chững chạc thì ta nên siêng (năng) chuyển lồng vài vị trí để chim nhanh quen với nhiều khoảng không gian khác nhau.....
 Nếu chú chim ta luyện trong lúc này khi chuyển các vị trí mà vẫn hót, đấu bình thường , ta chuyển chú chim bổi qua lồng bẫy cho quen lồng........cứ ba ngày chuyển qua lồng bẫy một lần ( có những chú khi qua lồng bẫy rất đứng lồng và ...ngược lại...)...sau khoảng hơn bảy lần ( nam thất- nử cửu....mà- vui một tí )...Sau khi qua lồng bẫy mà vẫn hót, và đấu với chim khác thì ta đem ra cây gần nhà cho quen việc di chuyển dần, rồi bằng xe......khi đem ra treo bẩy nên kèm theo một chú mồi thuần hơi xa để theo dõi chú chim tập nhé....nếu mồi hót mà bổi đáp trả thì cho chú ta chơi vài lượt ( đi tập) thì có thể cho ra mồi chuyến đầu tiên .( Cá biệt có những chú bổi có thể ra mồi thực thụ sau khoảng 6 tháng !)
 Đây là những kinh nghiệm thực tiễn của cá nhân , mình viết ra đây và hy vọng các bạn sẽ bổ sung, góp ý...để anh em chúng ta luyện được những chú Chào mào không phụ lòng mong mỏi của những fan Chào mào. Chúc mọi người sức khỏe, có nhiều chim Chào mào hay. 



1 nhận xét:

  1. .Sau khi qua lồng bẫy mà vẫn hót, và đấu với chim khác thì ta đem ra cây gần nhà cho quen việc di chuyển dần, rồi bằng xe......khi đem ra treo bẩy nên kèm theo một chú mồi thuần hơi xa để theo dõi chú chim tập nhé....nếu mồi hót mà bổi đáp trả thì cho chú ta chơi vài lượt ( đi tập) thì có thể cho ra mồi chuyến đầu tiên .( Cá biệt có những chú bổi có thể ra mồi thực thụ sau khoảng 6 tháng !)

    In áo 3d tại Hà Nội

    In phông bì tại Hà Nội

    In hộp đựng Giày

    In hộp đựng rượu

    Trả lờiXóa