Chào mào Huế
Chào mào Huế là một trong những giống chào mào hay nhưng chim Huế thì có nhiều vùng khác nhau. Người Huế biết khá rõ về giống chào mào. Mình xin được nêu ra những đặc điểm của chim Huế để cho các anh em tham khảo khi lựa chọn chào mào Huế.
Về đặc điểm đặc trưng của chào mào Huế:
Chim Huế thường nhỏ và vừa chim, ít chim to, yếm không đen đậm kéo sâu xuống cổ. + Mào chim chủ yếu là đinh, mào rơm (mào cui), mào lân rất ít.
Dáng chim không được dài lắm, chim căng lửa mới có con đuôi xếp 1 cọng, lưng tôm, dáng đứng cao, nói chung dáng chim Huế không dài đẹp bằng chim Qui Nhơn, Bình Định, Đà Nẵng.
Về chất giọng hầu như giọng thổ to, đanh là chủ yếu. Tuy nhiên một số chim giọng chuông. Chim thường ra giọng nhanh nhưng tròn rõ, nhanh nhưng tiếng nào ra tiếng đó, mỗi lần ra giọng từ 6 đến 7 âm nhưng độ luyến láy đảo giọng rất ít. Giọng chim Huế rất dễ phân biệt, không lắt rắt giọng dài chim Đà Nẵng.
Nước đấu, ra giọng đều, chém cánh, hay bu bám lồng đòi đá hay dọa nẹt các con khác. Chim Huế đi chơi đấu trường tương đối tốt.
Đặc điểm riêng chim của các vùng miền như sau:
Phía Bắc của tỉnh Thừa thiên Huế, Phong Sơn là một xã thuộc Huyện Phong Điền xã này nằm ở Khu du lịch suối nước nóng Thanh Tân nổi tiếng chắc ai cũng biết, đi theo hướng này lên phía Bắc có xã Phong Mỹ (Chiến khu Hòa Mỹ) vùng này chim rất hay nhưng giờ rất hiếm chim, phải vào tận rừng sâu mới thấy được vài con. Đặc điểm của chim Phong Sơn ra giọng dài hay luyến láy đảo giọng, dáng chim nhỏ, dữ chim, đấu đá tốt.
Dòng chim Kim Phụng là chim nổi tiếng nhất của Huế hầu như là anh em Huế đã chơi chào mào đều thừa nhận là "giọng chim hay nhất của Huế". Hiện nay chim Kim Phụng rất hiếm, không còn nũa, gần như bị tiệt chủng 100%, giờ chỉ còn chim di cư, rất ít chim gốc.
Vùng Diên Hòa có giống chim Khe Vàng có chất giọng láy luyến tốt, thu hút lòng người, đặc điểm của dòng chim này khó nuôi rất lâu nổi.
Ngoại ô thành phố Huế, có giống chim Chằm, dòng chim này rất dữ, giọng hay, nhưng hiện nay dòng chim này khá hiếm, hầu như không còn nữa.
Phía Nam, có vùng A Lưới, xã Hồng Vân, Hồng Thuỷ......chim A lưới dáng to đẹp ít có chim trời già, ra giọng lắt rắt không rõ ràng, dòng chim này được nhiều anh em Huế đi bẫy, vì dễ đi và dễ bẫy. Đây cũng là nguồn chim bổi lớn nhất của A lưới được cung cấp chuyển ra cho các Tỉnh phía Bắc và cả nước.
Dòng chim Bình Điền, Bình Thành rất hay tiếng thổ to, vang, tướng dữ chim, dáng to đẹp, đấu đá chơi trường rất bền chim.
Vùng Nam Đông không rộng nhưng có nhiều xã nhỏ như: Hương Sơn, Hương Hòa, Thượng Nhật, Phú Mậu, Thượng Long, Thượng Quảng,... Chim Nam Đông mỗi vùng có một chất riêng biệt, có vùng hay và dở. Hay và dở chỉ mang tính tương đối. Vùng hay thì 10 con có 7 hay 3 dở, và vùng dở thì ngược lạị.
Hương Sơn: chim có giọng rõ ràng, thánh thót, đặc biệt rất trong, nhưng bộ yếm đa số không kín cho lắm.
Hương giang: là vùng chim có chất giọng không được rõ ràng, luyến láy và đảo giọng ít..
Thương Long, Thượng Quảng là vùng chim rất hay hót dài, tiếng đanh, luyến láy hay đảo giọng nhiều. Dòng chim này chơi giọng thì hay nhưng đấu đá không bền chim.
Hương Lộc: chim khá to, giọng cũng to, ướm có những con rất đậm và kín. Chim ít dữ.
Chim vùng đồi Năm heo( thuộc thác trời): chim đẹp, giọng lai Hương Sơn nên rất hay, chim dữ, dễ huấn luyện thành mồi.
Phú Mậu: giọng nhanh, chim yếm ngắn là nhiều, đặc biệt chim vùng này dữ nhưng ở ngoài trời lâu bắt được. Có con đi đánh mất gần 3 tiếng, nó chi đấu giọng với mồi, sau đó mới đá.
Ngoài chim Huế các vùng miền trên còn có chim các vùng như: Đèo A Co, chim vườn quốc gia Bạch Mã, chim Tà Lương….đều là những dòng chim có giọng đặc trưng riêng của vùng miền, các vùng chim đi đấu đều rất tốt.
Trên đây là một số chim chào mào của Huế của các vùng để cho các anh em tham khảo lựa chọn khi quyết định chơi chim Huế. Như các anh em đều biết, chim Huế hiện nay rao bán rất nhiều, nhưng hỏi gốc chim vùng miền thì mù tịt. Để kiếm được con chim Huế hay đúng gốc vùng miền là rất khó. Thậm chí đã mua chim Huế rồi vẫn phải quay Clip để nhờ anh em Huế thẩm định lại có đúng gốc vùng miền không.
Hiện nay chim bổi Huế khá hiếm một số lái buôn hay nhập chim bẫy theo đàn như chim Đắc lăk, Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Trị....về thường giao bán cho các cửa hàng chim cảnh tại Huế, các tỉnh phía Bắc và cả nước. Các cửa hàng chim thường nói với người mua là chim bổi Huế để dễ bán. Vì vậy cảnh báo anh em phải thận trọng khi lựa chọn mua chim Huế.
Chào mào Đồng bò
Khoảng 2 3 năm trở lại đây chim Đồng Bò rất hiếm vì do khu sinh sống của giống chim này dễ bị con người đi tới và săn bắt nhìu, hiện nay tại Đồng bò rất nhìu giống chim khác nhau do bị xẩy hay chim thả về nên lai giống khá nhìu, giống chim bây giờ to con hơn giọng cũng khác hơn.
Chào Mào Cửu Long!
Đồng bằng sông Cửu Long với địa hình thiên nhiên chia cắt, khá rõ rệt, hệ thống sông ngòi dày đặc xen giữa là các đồng bằng châu thổ, núi non và các cồn bãi rộng lớn. Khí hậu cận xích đạo nắng ấm quanh năm, cây trái xum xuê, có ranh giới tự nhiên giáp với các tỉnh có những dòng Chào Mào nổi tiếng như Gia Định (Long An, thành phố Hồ Chí Minh ngày nay) là dòng chim Thủ Đức, phía Tây giáp Tây Ninh, với dòng chim Suối Đá Tây Ninh.
Môi trường sống được nhiều ưu đãi, khá giống với các vùng trên như: Đồng Tháp Mười, vùng núi Thất Sơn, vùng núi đá vôi Kiên Giang Hà Tiên, vườn quốc gia U Minh Thượng, U Minh Hạ. Nhưng hiện nay, thông tin về những dòng chim Chào Mào Miền Tây Nam Bộ, vẫn còn mơ hồ, ít ỏi, một số nguồn tin cho rằng lượng chim hiện tại là do các phân loài khác từ các tỉnh Gia Lai, Đắc Lắc được người dân phóng sanh, hoặc sẫy mà nhập bầy sinh sản. Môi trường sinh thái thuận lợi giúp chim di cư và định cư tốt ở đồng bằng Sông Cửu Long, chúng ta nhắc nhiều đến các dòng chim miền Bắc, miền Trung, Tây Nguyên và khu vực TP.HCM nhưng có khi nào ta đã bỏ qua dòng Chào Mào miền Tây.
Một góc dãy Thất Sơn huyền bí cùng những truyền thuyết từ thời "Con chim kêu cũng sợ, con cá vùng cũng kinh". Các Đạo Sĩ đả rắn, diệt hổ từ thuở rừng hoang đất lạ cây cối rậm rịt thú dữ đi thành đàn.
Ngược lên phía Bắc là vùng Đồng Tháp Mười, gồm 3 tỉnh Đồng Tháp, Tiền Giang, Long An với các vườn quốc gia như Tràm Chim, Láng Sen là nơi hội tụ của nhiều loài chim quý, như Sếu Đầu Đỏ, Giang Sen, và nhiều loài chim khác...
Miền Tây còn là cái nôi của các loài hoa trái nhiệt đới, là thức ăn tuyệt vời đối với chim Chào Mào. Liệu đây có phải là nơi chúng chọn để phân bố.
Chào mào Canh Liên- Vân canh- Bình Định
chào mào Bình Định có tố chất đấu trường rất hay. Cụ thể là tại xã Canh Liên huyện Vân Canh tỉnh Bình Định, ở đây chào mào có sắc lông rất đẹp, không to con lắm nhưng đấu trường thì tuyệt.
Muốn nhận biết dòng chào mào này rất đơn giản, nhìn bề ngoài là có thể dự đoán 90% là chình xác.
dấu hiệu đặc biệt để nhận biết dòng chim này là : Lông bụng rất trắng kể cả ở hai bên hông chim, rất khác với cán vùng miền khác là đen nhạt hay màu hẩm ( hơi vàng)
Nhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaMời mọi người tham gia Chợ chim cảnh
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaChào mào hót
Trả lờiXóaChợ chim cảnh
Nhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaNhiều loại thế này lại phân bố theo từng vùng. Mới chơi làm sao pb nổi híc híc
Trả lờiXóaCho mình xin cái link chao mao hot bạn nhé
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóachào mào vùng nào cũng hay mà
Trả lờiXóa