Thứ Năm, 14 tháng 2, 2013

Kỹ thuật trồng cây cam quýt

I Một số giống cam, quýt được trồng phổ biến ở nước ta
* Các giống cam:
Cam Xã Đoài, cam Vân Du, cam Sông Con, cam Mường Pồn (Điện Biên) cam Hải Dương, cam Sành, cam Voi Quảng Bình, cam Sa Đéc (Đồng Tháp), cam Cái Bè (Tiền Giang), cam Xuân (Khánh Hoà), cam Valenxia...
* Các giống quýt:
Quýt Lý Nhân, quýt Bố Hạ, quýt Tích Giang, quýt Đường, quýt xiêm, quýt Clêopat, quýt Dancy
II Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh:
1. Nhiệt độ:
Nhiệt độ cần cho sự sinh trưởng của cây cam quýt từ 12 - 39oC nhiệt độ thích hợp nhất từ 23 - 29oC, nơi có nhiệt độ bình quân năm là 150C là trồng được cam, quýt.
2. Nước:
Lượng mưa hàng năm 1000 - 1500mm và phân bố đều là trông cam, quýt tốt.
3. ánh sáng:
Cam ưa ánh sáng đầy đủ, thiếu ánh sáng cây sinh trưởng kém, khó phân hoá mầm hoa, ít quả, dẫn đến năng suất thấp. Cường độ ánh sáng thích hợp 10.000 - 15.000 lux.
4. Đất đai:
Vùng có tầng đất dày > 1m, thoát nước tốt trong mùa mưa và có mực nước ngầm thấp, độ PH 4 - 8 tốt nhất 5,5,- 6,5.
III Kỹ thuật trồng:
1. Làm đất, đào hố, bón phân:
Trước khi trồng cày sâu 40 - 45cm, bừa nhỏ và phẳng, nhặt hết cỏ. Đào hố rộng 60 -80cm, sâu 60cm; đào hố, bón lót bón lót trước khi trồng 1 tháng, lượng phân bón cho 1 hố như sau:
+ Phân hữu cơ: 30 - 50kg.
+ Phân Supe lân: 250 - 300 gam.
+ Phân Kali: 200 - 250 gam .
+ Vôi bột 1 kg. Trộn đều với lớp đất mặt.
2. Mật độ, khoảng cách trồng:
Tuỳ theo giống, đất đai, khí hậu, khoảng cách trồng có thể : 5 x 4m, 4 x 4m, 3 x 4m.
3. Thời vụ trồng:
- Miền bắc: Vụ Xuân trồng tháng 2,3,4. Vụ thu trồng tháng 8 - 10.
- Miền Bắc: Trồng vào đầu hoặc cuối mùa mưạ
4. Cách trồng:
Đặt bầu cây thẳng đứng và cao hơn mặt đất ở giữa hố đã đào, nén chặt đất và tưới nước giữ ẩm. Trồng xen cây họ đậu khi cây cam còn nhỏ.
5. Chăm sóc vườn cam, quýt:
* Làm cỏ: Thường xuyên làm sạch cỏ dại cho vườn cam, quýt.
* Bón phân: Lượng bón tính theo tuổi, tuỳ tình hình sinh trưởng của câỵ
Tuổi cây
Lượng phân bón /cây (kg)
Phân chuồng
Urê
Supe lân
Kali
Từ 1 - 3 năm tuổi
20 - 25
0,2 - 0,3
0,5 - 0,7
0,2
Từ 4 - 6 năm tuổi
25 - 50
0,5 - 0,6
0,8 - 1,2
0,3
Từ 7 - 8 năm tuổi trở đi
60 - 90
0,8 - 1,0
1,2 - 1,5
0,5
* Thời vụ bón cho vườn cam đang có quả: Bón làm 4 đợt trong năm:
- Đợt 1: Bón vào tháng 9 - 11, 100% lượng phân hữu cơ, lân, vôị
- Đợt 2 (bón đón hoa, thúc cành xuân): 15/1 - 15/3 bón 40% đạm Urê + 40% kalị
- Đợt 3 ( bón thúc quả, chống rụng quả): Tháng 5 bón 30% đạm Urê + 30% kalị
- Đợt 4 (bón thúc cành thu và tăng khối lượng quả): Tháng 7 - 8, bón 30% đạm + 30% kalị
* Phương pháp bón:
- Bón lót: Đào rãnh quanh tán sâu 20 - 30cm, rộng 30 - 40cm cho phân hữu cơ, lân, vôi xuống lấp đất lại, tủ rơm rạ.
- Bón thúc: Xới nhẹ đất theo tán cây sau đó rắc phân rồi tưới nước cho cây dể phân ngấm vào đất.
6. Phòng trừ sâu bệnh cho cam, quýt:
* Sâu vẽ bùa: Sâu vẽ bùa phá hại quanh năm nhất là khi xuất hiện các dợt lộc từ tháng 4 đến tháng 10. Sâu non phá hại lá non và tạo điều kiện cho bệnh loét cam xâm nhập.
- Phòng trừ: Phun cho các đợt lộc của cây từ 1 - 2 lần bằng thuốc Sumisizin0,1%, Decis 0,1%, Sherpa0,1%, Padan 0,1 - 0,2%.
* Nhện đỏ: Hoạt động quanh năm, nhiều nhất là mùa đông và mùa xuân phá hại cành lá non và quả.
- Phòng trừ: Dùng Lưu huỳnh vôi (vụ hè thu: 0,2 - 0,30  mê, Vụ xuân 0,5 - 10 Bô mê, Kentan 0,1%, Danitol - S 50EC 0,1%) .
* Sâu đục cành: Sâu bắt đầu phá từ cuối tháng 5 và tháng 6, trên một cây có thể có hàng chục con sâu đục cành, nếu 2 - 3 năm liền bị hại thì cây sẽ mau chết.
- Phòng trừ :
+ Diệt trưởng thành: Dùng vợt để bắt khi chúng bắt đầu vũ hoá, dùng rơm rạ, Ofatox 0,1% quấn chặt thân cây và cành cây to, khi xén tóc chui ra gặp thuốc sẽ chết.
+ Trừ sâu non: Căn cứ vào lỗ đùn phân dùng dây kẽm hoặc dây mây luồn vào diệt sâu non trong lỗ, hoặc dùng ống tiêm bơm thuốc Ofatox hoặc Simisizin pha nồng độ 1/200 hoặc 1/100 vào đường hầm của sâu non rồi dùng đất sét bịt kín lỗ lạị
* Rầy chổng cánh: Đây là môi giới truyền bệnh vàng lá cam, một bệnh nguy hiểm trong sản xuất cam quýt hiện naỵ
- Phòng trừ: Dùng Bassa 50EC (0,2%), Appland - Mipcin (0,2%), Shreol (0,2%0 phun cho các đợt lộc của cây, mỗi đợt lộc 2 lần (lần đầu khi cây phát lộc, lần 2 khi lộc ra rộ).
* Bệnh loét: Bệnh do vi khuẩn Xanthomonas Citri gây rạ Gây hại lá, cành, quả, gaị Lá bị loét nặng sẽ mau rụng, quả bị bệnh có thể bị rụng , nhưng phần lớn các quả bị bệnh dễ thốị
- Phòng trừ:
+ Làm vệ sinh vườn ươm, vườn sản xuất cam, cắt bỏ các cành bị bệnh đem đốt.
+ Diệt sâu vẽbùa trong các tháng mùa hè để tránh vi khuẩn xâm nhiễm theo vết đục của sâu non.
+ Phun thuốc Boocđô 1%, Zineb 0,5 - 1%.
+ Ngoài ra cam quýt còn có một số loại sâu bệnh hại khác như: Sâu nhớt, nhện trắng, bọ xít xanh vai nhọn, ngài chích hút, sâu xanh cuốn lá, châu chấu, sâu hại hoa, các loại rệp, rầy xám, ruồi vàng...
Bệnh hại cam quýt có bệnh sẹo cam, quýt, bệnh thối nâu, bệnh thâm quả, bệnh muội đen, bệnh Virút./.
Day chi la kien thuc co ban khi trong cam quyt. Con khi trong cay dat hieu qua cao thi con rat nhieu khau quan trong: nhu nuoc, dat, thuoc tri sau , nhện do,thuoc tri benh thuoc lam sang trai bong trai, thuoc chong ruoi duc trai,thuoc chong vang trai. thuoc duong cay theo chung loai tung thoi ki... chu khong don gian nhu the

1 nhận xét: