Thứ Tư, 18 tháng 9, 2013

Cận cảnh khách sạn 5 sao dát vàng tại Hà Nội


Hàng nghìn mét vuông trần, cùng với những hoa văn trang trí trong phòng tại khách sạn 5 sao Grand Plaza đều được dát vàng.
khachsan4-1354290338_500x0.jpg
Khách sạn Grand Plaza Hà Nội là khách sạn 5 sao, nằm trong tổ hợp Trung tâm thương mại – Khách sạn cao cấp Grand Plaza, gồm 2 tòa tháp 28 tầng và 2 tầng hầm, 607 phòng, có tổng diện tích là 168.000m2 và số vốn đầu tư khoảng 160 triệu USD.
khachsan6-1354290339_500x0.jpg
Tọa lạc tại 117 Trần Duy Hưng – một trong những vị trí đắc địa nhất của trung tâm thủ đô Hà Nội mới, khách sạn dát vàng do tập đoàn Charmvit (Hàn Quốc) làm chủ đầu tư.
 khachsan24-1354290339_500x0.jpg
Khánh thành vào 26/9/2010, Grand Plaza là một trong những công trình trọng điểm vào dịp một nghìn năm Thăng Long, Hà Nội.
khachsan1-1354290339_500x0.jpg
Khu vực hành lang tầng một của khu khách sạn, sang trọng với rực rỡ sắc vàng.
img8094-1354290339_500x0.jpg
Từ những cột trụ cho đến mặt trần đều được dát, trang trí bằng vàng lá. Những lát vàng lá mỏng như giấy được nhập từ Trung Quốc làm căn phòng lung linh rực rỡ.
ks-4-1354290339_500x0.jpg
Khu vực chính giữa tầng một của khách sạn.
khachsan30-1354290339_500x0.jpg
Ngay tầng một được phân thành nhiều khu, từ khu ẩm thực, khu buffet, khu ăn sáng, giải khát... cũng đều được trang trí, thiết kế cùng một tông màu vàng rực.
ks3-1354290339_500x0.jpg
Phòng Crystal Room tầng 2, giành cho tổ chức hội nghị, tiệc cưới.
khachsan17-1354290339_500x0.jpg
Phòng Sapphire tầng 3.
khachsan113-1354290339_500x0.jpg
Phòng Athen tầng 29 được trang trí thiết kế theo lối kiến trúc Châu Âu, nhiều họa tiết, bức tranh đều được điểm tô bởi những miếng vàng lá.
khachsan9-1354290340_500x0.jpg
Không chỉ lung linh, sáng rực bởi sắc vàng ấm, mà nhiều phòng tại khách sạn bố trí bàn ghế và các vật dụng khách một cách sang trọng, hiện đại...

Cận cảnh khách sạn dát vàng

khach-san-dat-vang-1354290340_500x0.jpg
...với không gian khoáng đãng, những họa tiết bắt mắt.
 khachsan-1354290340_500x0.jpg
 Phần trần của khu vực hành lang cầu thang máy cũng được "dát vàng".
khachsan18-1354290340_500x0.jpg
Một phòng họp nhỏ của phòng phòng Athen tầng 29. 
khachsan19-1354290340_500x0.jpg
Từ cánh cửa cho tới, hành lang của nhiều tầng trong khách sạn đều được trang trí, dát vàng.
khachsan11-1354290340_500x0.jpg
Phần lớn vàng dát mỏng như giấy được nhập từ Trung Quốc về.
Khách sạn
Rồi được chính những người thợ Trung Quốc trực tiếp làm công việc dát vàng, trang trí vào những hoa văn họa tiết trong khách sạn.
khachsan15-1354290340_500x0.jpg
Nhiều hoa văn tỉ mỉ, độc đáo được gắn khắp tường trên tầng 29.
khachsan12-1354290340_500x0.jpg
Phần lớn những mẫu hoa văn họa tiết trang trí trong nhà được dát vàng này đều do những người thợ từ Hàn Quốc thiết kế.
 phong-ks-1354290341_500x0.jpg
Charmvit Suite - một trong những phòng VIP ở khách sạn, gồm cả một phòng khách, phòng tắm, bếp...
phongo-1354290341_500x0.jpg
....và phòng ngủ, có diện tích 194 m2 với giá 900 USD một đêm.
Bá Đô

Thứ Tư, 11 tháng 9, 2013

Xin ngừng tiếp tay cho cơ sở sản xuất thuốc tạo trầm kém chất lượng

Hãy chặn đứng ngay những người tiếp tay cho sản xuất thuốc tạo trầm kém chất lượng
Thuốc cấy tạo trầm thật hay giả;
Sau khi chúng tôi đọc 3 số báo trên mạng của đài phát thanh truyền hình Bình Dương, sở khoa học công nghệ Đồng Nai, Cổng thông tin điện tử Bộ Nông Nghiệp phát triển nông thôn của các tác giả Lê Hiền, Thảo Quế và bài của TTXVN. Điều đầu tiên khiến những người nông dân trồng cây dó bầu chúng tôi ở huyện tân phú Đồng Nai, và cũng là quê hương của ông Trương Thanh Khoan hết sức bất bình vì sự thật không đúng như thế.. Những người trồng cây dó bầu chúng tôi hiểu rất rõ về ông Trương Thanh Khoan và thuốc cấy tạo trầm của anh ấy, ở Tân Phú bà con hay gọi là “Khoan nổ “ chúng tôi nhận thấy rằng thông tin các bài viết về thuốc tạo trầm của ông Khoan là không đúng với sự thật. Và những thông tin như thế có thể đem đến thiệt hại rất lớn cho những người trồng cây dó bầu ở Tân Phú, Đồng Nai nói riêng và cả nước nói chung.
Các cơ quan thông tin không nắm rõ được tình hình thực tế chỉ phỏng vấn và nghe nói một chiều nên vô tình là công cụ tuyên truyền cho cá nhân người làm thuốc kém chất lượng, đánh lừa những người nông dân trồng cây dó bầu nhẹ dạ cả tin. Làm hại cho những người trồng cây dó bầu đến trắng tay sau hàng chục năm trồng cây chăm sóc vất vả.
Anh Trương Thanh Khoan mới sản xuất thuốc và đi cấy tạo trầm đầu tiên vào ngày 15 tháng 4 năm 2011 đến cuối tháng 11/2011 làm hồ sơ xin cấp bằng sở hữu trí tuệ và đạt giải 3 tại hội thi sáng tạo kỹ thuật Đồng Nai. Với thời gian cấy tạo trầm trên dưới 7 tháng chưa đủ để thuốc của anh Khoan sau khi cấy tạo vào cây dó bầu ra được loại trầm gì; Muốn tạo ra trầm được thị trường chấp nhận ít nhất cũng phải từ 18 tháng trở lên, vậy trên cơ sở khoa học thực tế nào để có kết quả tại hội thi khoa học sáng tạo Tỉnh Đồng Nai.
Điều thứ 2 không đúng thực tế nữa là anh Khoan không phải ở địa chỉ như trên bài viết đã nêu mà thường trú tại xã Phú Sơn làm vườn tại xã Phú Trung. Có trại cây dó 8ha, 17 ngàn cây là không có thực.
Về tình hình dầu trầm anh Khoan chưa biết kỹ thuật cất tinh dầu là gì mà trên bài viết có minh họa hình ảnh hàng loạt chai đựng tinh dầu trầm mục đích để làm gì.
Về chất lượng trầm miếng mà tác giả bài viết đã đưa (thuốc của ông Khoan tạo ra có thể nâng chất lượng trầm loại 6 lên trầm loại 3 loại 4). Là không đúng việc này cũng không trách bởi vì nhà báo sinh ra để viết mà viết thì tư liệu đó người khác cung cấp mà ra, cái trách là trách ở chỗ người cung cấp thông tin không chính xác, vì nếu viết như vậy nếu so thời gian tạo nên trầm có chất lượng là không đúng bởi vì nếu muốn tạo ra trầm có chất lương loại 4, loại 5 hiện nay cũng phải mất 18 tháng trở lên, còn hiện nay ở Việt Nam chưa có trầm nhân tạo nào được xếp loại mà chủ yếu là hàng xô được chấp nhận bởi sự thỏa thuận của người mua và người bán. Còn nói về 10 loại thuốc cấy tạo trầm hiện nay tại Tân Phú, Đồng Nai, trong đó có loại thuốc anh Trương Thanh khoan là loại kém chất lương nhất nhì trong số đó. Nhiều hộ nông dân được anh Khoan cấy tạo trầm trên cây dó đang yêu cầu bồi thường vì thuốc kém chất lượng.
Sau khi đọc 3 bài viết đăng trên mạng chúng tôi mong rằng các tác giả thận trọng hơn nữa, phải chính xác và điều tra cụ thể sự việc trước khi đưa tin để được đông đảo người đọc ủng hộ, nhằm khuyến khích sản xuất và mở rộng sản xuất, đem lại lợi nhuận kinh tế cao làm giàu cho bản thân và xã hội. tranh thủ dư luận xã hội thực tế như hiện nay (tạo trầm cây dó bầu kẻ cười người khóc). đ
Cười vì người bán thuốc kém chất lượng đem lại lợi nhuận cao khổng lồ, khóc vì trắng tay vì thuốc kém chất lượng bán không ai mua sau hàng chục năm trời trồng cây chăm sóc mộng trầm hương nay bay mất. 
Những phản hồi của người trồng cây gió bầu trên là sự thật. Muốn chứng minh được đều đó xin mời các tác giả bài viết nêu trên hãy đến những người trồng cây dó bầu và câu lạc bộ trầm hương Tân phú, huyện Tân Phú, Tỉnh Đồng Nai sẽ được sáng tỏ hơn.
Nông dân Tân Phú- nguồnhttp://agriviet.com/home/threads/86936-Xin-ngung-tiep-tay-cho-co-so-san-xuat-thuoc-tao-tram-kem-chat-luong

Trắng tay vì thuốc tạo trầm kém chất lượng

(TN&MT) - Gần đây, ông Trần Hoàng Tuấn (xã Núi Tượng, huyện Tân Phú, Đồng Nai) và nhiều người dân huyện Tân Phú như ngồi trên đống lửa. Bởi hàng ngàn cây dó bầu họ bỏ bao công sức chăm sóc trong 10 năm qua, tốn thêm hàng tỉ đồng mua thuốc tạo trầm, giờ chẳng những không thấy trầm đâu mà chỉ toàn… “trầm ngâm”, khiến họ trắng tay.
Bạc tỉ trôi theo “giấc mơ trầm”
Mười năm trước, biết người dân miền Trung trồng thành công cây dó bầu và dùng phương pháp nhân tạo để ra trầm, ông Trần Hoàng Tuấn đã lặn lội ra tận tỉnh Quảng Nam học hỏi. Sau đó, ông Tuấn mua giống về trồng trên diện tích 24ha tại vườn nhà ở huyện Tân Phú, tổng số lượng 10.000 cây dó bầu.
Ông Trần Hoàng Tuấn thẫn thờ với mớ “trầm ngâm” của mình giờ kêu bán mà chẳng ai thèm mua
Giữa năm 2012, khi cây dó của mình đã cao trên 10m, nghe ông Trương Thanh Khoan (tổ 3, ấp Phú Lâm 3, xã Phú Sơn, huyện Tân Phú), người bán thuốc tạo trầm với tên gọi DREAM (giấc mơ), cam kết thuốc này chỉ gồm các hợp chất sinh học và không sử dụng hóa chất, giá bán 220.000 đồng/lít. Sau khi cấy thuốc thì 7 tháng sẽ có trầm, giá bán 5 triệu đồng/kg trầm, nếu không có trầm sẽ bồi thường. Nhẩm tính, trung bình mỗi cây dó sẽ đem về cho mình 10-15 triệu đồng. Hám lợi, cả tin… ông Tuấn bỏ ra 1,6 tỉ đồng mua thuốc của ông Khoan về cấy thử cho 4.000 cây dó của mình.
Ông Khoan cam kết, chỉ cần cấy 2 lần thuốc sẽ có trầm. Thế nhưng, sau hai lần bỏ tiền cấy thuốc mà vẫn chỉ thấy… trầm ngâm, ông Tuấn “mắng vốn” thì ông Khoan lại “dỗ ngon dỗ ngọt”, bảo cấy thêm hai lần nữa chắc chắn sẽ có. Đâm lao phải theo lao, ông Tuấn “nghiến răng” mua thêm hai lần thuốc Dream nữa, chờ dài cổ đến nay đã 15 tháng mà cũng chả thấy trầm đâu.
“Tiền mua thuốc hết 1,6 tỉ đồng, nhân công cấy thuốc hết 400 triệu nữa, tổng cộng tui bỏ ra 2 tỉ đồng. Mới đây, kiểm tra thì chỉ 100 cây có tí trầm, ông Khoan kêu tui cho sủi, bán được có 20 triệu đồng, trong khi công sủi mất 15 triệu. Kết quả, tui bỏ ra 2 tỉ đồng mà thu về được có 5 triệu đồng”, ông Tuấn than.
Đau xót hơn, bà Đỗ Thị Lý (tổ 2, ấp 10, xã Nam Cát Tiên, Tân Phú) có 4.300 cây dó bầu trên diện tích 4,3ha, cũng trồng từ 2002. Nghe lời ông Khoan hứa hẹn chắc chắn sẽ có trầm, nếu không sẽ bồi thường, bà Lý bỏ ra 1,5 tỉ đồng mua thuốc cấy cho cả vườn dó bầu của mình. Đến giờ 3 năm đã trôi qua, trầm đâu chẳng thấy mà cây dó thì bị phá bộng, chết hết do bị khoan cây quét thuốc vào, nhiều cây thì bị gãy ngổn ngang… lên đến con số 900.
“Nhiều người mua thuốc của người khác cùng thời điểm với tôi, giờ đã thu hoạch trầm, đem lại 5-10 triệu đồng/cây. Bỏ rẻ mức 5 triệu đồng/cây thôi thì tôi đã bị thiệt hại 4,5 tỉ đồng cho 900 cây bị chết, đó là chưa nói số còn sống cũng đang… ngắc ngoải. Cộng với 1,5 tỉ đồng mua thuốc của ông Khoan, tổng thiệt hại thành 6 tỉ đồng. Thế mà khi tôi đòi, ông Khoan phủi tay. Tức mình, tôi làm đơn kiện ông Khoan ra TAND huyện Tân Phú thì tòa không thụ lý, kêu tôi làm đơn gửi công an. Tôi tố cáo hành vi lừa đảo của ông Khoan lên Công an huyện Tân Phú và nơi này đang thụ lý” - ông Trần Đình Thi, chồng bà Lý, cho biết.
Bà Đỗ Thị Lý bên vườn dó bầu bị chết trắng sau khi cấy thuốc ông Khoan
Ông Ngô Duy Tư, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Trầm hương huyện Tân Phú, khẳng định thuốc của ông Khoan không phải thuốc vi sinh mà toàn hóa chất, do đó khiến cây dó bị chết là đương nhiên. Ông Khoan không phải hội viên CLB trầm hương Tân Phú và cũng không phải là hội viên Hội trầm hương Việt Nam. Theo ông Tư, con số nạn nhân của ông Khoan không chỉ dừng lại ở ông Tuấn, ông Thi… mà còn nhiều người khác.
“Nhiều hộ mua thuốc của ông Khoan hàng ngàn lít, mất một số tiền rất lớn nhưng cho đến nay đều trắng tay, không có trầm, như: Bà Mai ở Long Khánh mua 1.000 lít, anh Hồng công an Xuân Lộc mua 1.000 lít, ông Oanh ở Sông Ray mua 1.000 lít, chùa Pháp Hoa ở huyện Định Quán mua 1.000 lít, Hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp Phú Lộc (huyện Tân Phú) mua 500 lít…”, ông Tư nói.
Cấp bằng khen cho… thuốc kém chất lượng?
Tháng 3.2011, ông Khoan bắt đầu chế tạo thuốc tạo trầm, đi cấy thử nghiệm. Đầu tháng 4.2011, ông đề nghị Hội trầm hương Việt Nam và CLB trầm hương Tân Phú xin được cấy khảo nghiệm loại thuốc do ông sản xuất. Thấy vậy, Hội trầm hương Việt Nam giao CLB trầm hương Tân Phú giám sát quá trình cấy khảo nghiệm. Thế nhưng, trong khi hai đơn vị chuyên môn này chưa ý kiến thì đùng một cái, tháng 11.2011, ông Khoan được Sở Khoa học và Công nghệ Đồng Nai (Sở KHCN) cấp bằng sáng chế. Dựa trên đề nghị của Sở KHCN, ngay lập tức, tháng 1.2012, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Đinh Quốc Thái ký bằng khen cho ông Khoan về “chế phẩm kích thích cây dó để tạo trầm hương”. Từ ngày có bằng khen, ông Khoan đi “nổ” khắp nơi khiến nhiều người “dính chưởng”.
“Cơ sở khoa học và kết quả thực tế nào mà Sở KHCN dám cấp bằng sáng chế cho ông Khoan? Bởi, muốn tạo trầm để thị trường chấp nhận phải mất ít nhất 18 tháng. Do đó, với thời gian tám tháng chưa đủ để cây dó hình thành trầm chứ đừng nói đến chuyện trầm đạt chất lượng. Chúng tôi thấy rằng từ khi ông Khoan cho cấy thử thuốc (3.2011) đến khi nhận giải (11.2011) chỉ mất tám tháng là hết sức vô lý. Chưa nói, theo đánh giá của cá nhân tôi, thuốc của anh Khoan kém chất lượng nhất trong số 19 loại thuốc tạo trầm đang bán trên thị trường” - ông Ngô Duy Tư, Chủ nhiệm CLB trầm hương Tân Phú, nhận xét.
Trước tình trạng loạn thuốc tạo trầm như hiện nay, ông Trần Hợp, Chủ tịch Hội trầm hương Việt Nam, cho biết hội từng kiến nghị Bộ NN&PTNT chỉ định một đơn vị kiểm tra các loại thuốc tạo trầm và cấp chứng chỉ lưu hành nhằm giúp người trồng dó bầu mua được thuốc chất lượng tốt. Song, chính Hội trầm hương cũng thừa nhận, đây là việc rất khó thực hiện trong thời gian ngắn. Do vậy, trong thời gian chờ các giải pháp hữu hiệu từ cơ quan chức năng thì người trồng dó bầu phải “sống chung với lũ”. Nghĩa là, sẽ có người may mắn mua được thuốc chất lượng tốt, sẽ làm giàu và ngược lại, có người trắng tay sau 10 năm trồng dó đợi trầm.
 Bài & ảnh: Vĩnh Yên - Theo báo Tài nguyên môi trường- nguồn:  http://tainguyenmoitruong.com.vn/trang-tay-vi-thuoc-tao-tram-kem-chat-luong.html

Thuốc tạo trầm vi sinh nhưng lại là hóa chất!

Chúng tôi là những hội viên của câu lạc bộ Trầm Hương huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai muốn phản ảnh thực tế về thuốc cấy tạo Trầm Vi Sinh của ông Trương Thanh Khoan ở ấp Phú Lâm 3. Xã Phú Sơn, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai.

Sự thật về loại thuốc Vi Sinh Này như thế nào mà các thông tin đại chúng từ cuối năm 2011 cho đến nay vẫn quảng cáo rùm ben thổi phồng không đúng với thực tế.

Vào giữa tháng 3 năm 2011 ông Khoan bắt đầu chế tạo thuốc đi cấy thử nghiệm đầu tiên tại vườn cây Dó của ông Tư Hồng ở xã Phú Lộc huyện Tân Phú. Vào đầu tháng 4 năm 2011 ông Khoan có đề nghị với hội Trầm Hương Việt Nam và câu lạc bộ Trầm Hương huyện Tân Phú xin được cấy khảo nghiệm loại thuốc do ông sản xuất. Đến ngày 28 tháng 4 năm 2011 hội Trầm Hương Việt Nam giao cho câu lạc bộ Trầm Hương huyện Tân Phú tổ chức và giám sát trong quá trình cấy khảo nghiệm tại vườn cây Dó ông Ngô Duy Tư xã Phú Thanh. Vào đầu tháng 11 năm 2011 ông Khoan được sở khoa học công nghệ Đồng Nai cấp bằng sáng chế giải 3, chúng tôi ngỡ ngàng và bàng hoàng , lý do từ đâu? Và bằng cách nào? Mà ông Khoan có được bằng sáng chế đó, mới từ khi thử thuốc đến khi nhận giải khoản 7 đến 8 tháng . Vậy sở khoa học công nghệ Đồng Nai là cơ quan tổ chức cấp giải dựa trên cơ sở khoa học hay thực tế kết quả nào để xác nhận thuốc đó là Vi sinh đã cho kết quả tạo Trầm trên cây Dó là loại 5 loại 6 và lên loại 3 loại 4, giải cấp này là dựa vào ý tưởng hay dựa vào kết quả sản phẩm thực tế trong quá trình cấy tạo mà có . Người trồng cây Dó chúng tôi thấy rằng quá trình ứng dụng thuốc và phương pháp cấy tạo Trầm cho cây Dó 7 đến 8 tháng chưa đủ thời gian để hình thành Trầm trong cây Dó còn Trầm loại 5 loại 6 ít nhất phải có thời gian từ 24 đến 36 tháng trở lên, ở Việt Nam cho đến nay Trầm nhân tạo chưa được đánh giá và phân loại chứ sao có được Trầm loại 3 loại 4, thế mà sau khi ông Khoan nhận giải các hệ thống thông tin đại chúng đã thổi phồng một cách sai sự thật, không đúng với thực tế mà thuốc của ông Khoan làm ra.

Vậy sự thật thuốc của ông Trương Thanh Khoan ra sao? Kết quả như thế nào . Qua thực tế chúng tôi thấy rằng sự thật thuốc của ông Khoan sau khi được cấy tạo vào cây Dó hoàn toàn không phải như vậy. Các hộ Nông Dân trồng cây Dó Bầu ở Đồng Nai và các tỉnh lân cận, các tỉnh miền Trung qua báo đài, các hệ thống thông tin đại chúng đã đổ xô đến mua thuốc của ông Khoan. Người ta hy vọng từ loại thuốc cấy tạo Trầm này người trồng cây Dó sẽ đổi đời làm giàu cho mình và cho xã hội … Cái đáng tin cậy nhất là ông Khoan đã nhận được giải 3 do một cơ quan khoa học Nhà Nước Đồng Nai cấp đó là chính xác là thực tế còn gì mà không tin. Theo ông Khoan số thuốc sản xuất đã bán cho những người trồng cây Dó được mấy chục ngàn lít, giá bán một lít thuốc là 220.000 đ lợi nhuận đã thu về cho gia đình nhiều tỷ đồng. Tại hội thảo Trầm Hương cả nước, tại huyện Tân Phú vào tháng 3 năm 2013 ông Ba Tuấn xã Núi Tượng đã phát biểu mua thuốc của ông Khoan hết 1 tỷ 500 triệu đồng.

Hiện nay những người trồng cây Dó mua thuốc của ông Khoan để cấy tạo Trầm cho cây Dó đang sống dở chết dở đại bộ phận là không có Trầm và nếu có thì rất ít so với các loại thuốc khác. Sản phẩm làm ra không được thị trường chấp nhận và Trầm quá xấu chứ không như các cơ quan thông tin đại chúng đã đưa, còn thuốc cấy vườn ông Tư Hồng sau một năm thu hoạch không có Trầm. Ông Khoan cấy khảo nghiệm tại vườn ông Ngô Duy Tư được 23 tháng khi hội Trầm Hương cắt để hội thảo hội Trầm Hương cả nước vào tháng 3 năm 2013 hoàn toàn không có Trầm. Tôi xin dẫn chứng nhiều hộ mua thuốc của ông Khoan hàng ngàn lít mất một số tiền rất lớn cho đến nay đều trắng tay không có Trầm như Bà Mai ở Long Khánh 1000 lít, anh Hồng công an Xuân Lộc 1000 lít, ông Oanh ở Sông Ray 1000 lít, Chùa Pháp Hoa huyện Định Quán 1000 lít , hợp tác xã DVNN Phú Lộc huyện Tân Phú 500 lít…vv… Cái hy vọng mua thuốc của ông Khoan để rồi đổi đời, làm giàu, nay nghèo vì cây Dó, phá sản, mang nợ nần vì cây Dó sau hàng chục năm trồng cấy chăm sóc và hy vọng tương lai về cây Dó. Dư luận cho rằng ông Khoan được sở khoa học công nghệ Đồng Nai cấp bằng sáng chế giải 3, giải nhất vô tình là cái bẫy dẫn đến nghèo khổ cho những người dân trồng cây Dó, nhiều hộ đã trắng tay vì mua thuốc cấy tạo Trầm của ông Trương Thanh Khoan, câu lạc bộ Trầm Hương huyện Tân Phú đã đăng một bài trên trang mạng vào đầu năm 2012 . “Xin nghừng tiếp tay cho những cơ sở sản xuất thuốc cấy tạo Trầm kém chất lượng” và đề nghị các cơ quan thông tin đại chúng “Nếu biết rõ sự thật về thuốc cấy tạo Trầm của ông Trương Thanh Khoan hãy đến câu lạc bộ Trầm Hương huyện Tân Phú sẽ được sáng tỏ” nhưng không hiểu trên cơ sở khoa học, và kết quả thực tế nào về thuốc cấy tạo Trầm của ông Khoan năm 2012, ông Khoan lại tiếp tục nhận giải nhất “ Chế phẩm Vi Sinh kích thích cây Dó để tạo Trầm Hương” và năm 2013 trong Tập“ Kỷ yếu hội thi sáng tạo kỉ thuật tỉnh Đồng Nai lần thứ 17” lại tiếp tục quảng cáo về thuốc cấy tạo Trầm của ông Trương Thanh Khoan. Những người Nông Dân trồng cây Dó chúng tôi đang sống dở chết dở vì mua thuốc cấy tạo Trầm của ông Khoan. Sau thời gian mua thuốc cấy tạo Trầm vào cây Dó đến ngày khai thác thì lại không có Trầm nếu có thì lại quá ít bán không ai mua chứ không phải là Trầm loại 5 loại 6 hay loại 3 loại 4 như sở khoa học đã trao giải, nhiều hộ Nông Dân trắng tay nghèo vì cây Dó sau 9 đến 10 năm trồng cấy chăm sóc vất vả vì mua lầm phải loại thuốc kém chất lượng chứ không đúng với hàng loạt bài viết như báo đài đã đưa tin.Chúng tôi thấy rằng chưa có loại thuốc nào trong cả nước được đưa tin quảng cáo nhiều với mọi hình thức như vậy.

Hơn thế nữa những người trồng cây Dó chúng tôi muốn biết rõ hơn về thuốc của ông Khoan. Thuốc của ông Khoan có thật sự là Vi Sinh hay không ?Nếu là Vi sinh thì con Vi sinh phải có một môi trường và thời gian sống cụ thể hay khi đưa đến hội thi củng là Vi sinh nhưng không phải Vi sinh tạo Trầm. Nhưng khi sản xuất thuốc cấy vào cây Dó thì lại là một số loại chất hoá học khác.( Vì sau khi mua thuốc của ông Khoan chúng tôi đã đưa đi phân tích ở một cơ sở khoa học tại TP, HCM thì thành phần thuốc này hoàn toàn bằng hoá chất chứ không có Vi sinh vật nào trong mẩu).

Nếu thuốc của ông Khoan đạt được Trầm các loại như sở KHCN trao giải tại sao các cơ sở thu mua chế biến sản phẩm Trầm Hương tại Tân Phú lại từ chối không mua cây Dó do thuốc ông Khoan cấy tạo, trong khi sản phẩm Trầm Hương tại Tân Phú sản xuất bằng những loại thuốc khác chế biến ra không đủ cung cấp cho thị trường.

Cơ sở khoa học và kết quả thực tế nào mà sở khoa học công nghệ Đồng Nai cấp bằng sáng chế giải 3 và giải nhất. Chúng tôi thấy rằng từ khi ông Khoan sản xuất thuốc đến khi nhận giải 3 là 7 đến 8 tháng là vô lý không mang tính thuyết phục về thời gian thuốc của ông chưa đủ để cây Dó hình thành Trầm Hương, chứ đừng nói đến Trầm đạt loại. Sở khoa học công nghệ căn cứ vào lý thuyết, văn bản, giấy tờ hay căn cứ vào kết quả thực tế nào chứng minh để cấp giải, có câu “Nói hay, làm dở” nếu căn cứ vào kết quả thực tế để cấp giải hãy cho chúng tôi được biết đã tổ chức khảo nghiệm cấy thuốc của ông Khoan tại vườn nào, địa chỉ, thời gian, kết quả khảo nghiệm đánh giá chất lượng Trầm gồm có những ai trong giới khoa học về nghành Trầm Hương.

Chúng tôi rất trân trọng những cá nhân tập thể có những sáng chế tốt giúp cho người Nông Dân thoát nghèo và làm giàu, tạo ra nhiều của cải cho xã hội và làm giàu cho đất nước. Nhưng chúng tôi hoàn toàn không đồng tình với những sáng chế tồi không được thực tế chứng minh, và bằng mọi hình thức, bằng nhiều thủ đoạn để có được bằng sáng chế, núp sau bằng sáng chế ấy để làm giàu bất chính cho bản thân và làm đau khổ cho nhiều hộ Nông Dân trồng Dó ở Đồng Nai nói riêng và các vùng miền trong cả nước.

Nội dung bài viết phản ảnh của chúng tôi là xuất phát từ thực tế của những người trồng cây Dó đã mua thuốc tạo Trầm của ông Khoan, xin các tác giả bài viết, và phóng sự hết sức thông cảm. Nông Dân chúng tôi cũng hiểu được nguyên nhân sâu xa là do sở KH&CN Đồng Nai đã trao 2 giải sáng chế cho ông Khoan mà chưa làm hết trách nhiệm của mình để xảy ra nhiều hậu quả cho Nông Dân trồng Dó Bầu trong cả nước.

Chúng tôi kiến nghị và mong rằng các cơ quan chức năng sớm làm sáng tỏ thuốc cấy tạo Trầm của ông Khoan và hạn chế bớt sự tuyên truyền về loại thuốc này để tránh rủi ro cho những người Nông Dân trồng cây Dó trong thời gian tới và những năm tiếp theo. Sau khi các cơ quan chức năng xác minh thực tế thuốc của ông Khoan không đúng với chất lượng như các thông tin đại chúng đã đưa tin thì nên rút lại hai giải thưởng đã trao.

Cuối cùng chúng tôi kính mong các cơ quan có thẩm quyền trong tỉnh quan tâm về những sự việc nêu trên để những Nông Dân trồng cây Dó tránh được rủi ro.

Xin mời tất cả bà con nông dân đã mua thuốc tạo trầm của ông Trương Thanh Khoan và đã cấy tạo trầm không đạt kết quả hãy gửi thư phản ánh cho chúng tôi và thông tin đến những nông dân khác để mọi người tránh bị thiệt hại do thuốc không đạt chất lượng.

Điện thoại : 0989942946 ông Ngô Duy Tư
01258163264 ông Lê Kim chương
Email : htxphuloc@yahoo.com.vn
 Nguồn http://agriviet.com/home/threads/144153-Thuoc-tao-tram-vi-sinh-nhung-lai-la-hoa-chat-

Thứ Tư, 4 tháng 9, 2013

Bậc thầy tạo trầm trên cây gió

Nhờ bí quyết tạo trầm trên cây gió mà ông Trương Công Lương (50 tuổi, trú tại thôn Bình Phước, thị trấn Tiên Kỳ, H.Tiên Phước, Quảng Nam) có thể kiếm được hàng tỉ đồng mỗi năm.


Ông Lương hướng dẫn công nhân gia công trầm mỹ nghệ - Ảnh: Hoàng Sơn
Đó là năm 2003, khi ông Lương mua 105 cây gió trên 5 năm tuổi để thử nghiệm “bài thuốc” tạo trầm của mình. Thế nhưng khi bơm dung dịch này vào thân cây, do thuốc chưa đạt chất lượng nên 95 cây héo quắt rồi chết. “Thời điểm đó, 105 cây gió giá 210 triệu đồng (2 triệu đồng/cây) là cả gia tài, cây chết tôi tưởng mình cũng sạt nghiệp. Nhưng may mắn là 10 cây còn lại đã bước đầu cho trầm, nhờ thế mà tôi gỡ được vốn. Dẫu biết tạo trầm thành công là 1 “ăn” 10 nhưng sau bài học đó, tôi luôn nhắc mình không vội vã và phải cẩn thận trong từng khâu kỹ thuật”, ông Lương nói.

Ông Trương Công Lương, 50 tuổi. Địa chỉ: thôn Bình Phước, thị trấn Tiên Kỳ, H.Tiên Phước, Quảng Nam. ĐT: 0982098390.
Quyết định chuyển hẳn sang nghề buôn bán trầm hương nhưng ông Lương cũng lấn cấn, nếu cứ đào bới cây trong tự nhiên thì “năm thì, mười họa” mới có một cây, như vậy sẽ rất khó gắn bó với nghề. Vốn là một người khá am hiểu về khoa học tự nhiên, từ năm 2003 - 2008, ông Lương đã mua rất nhiều loại hóa chất về pha chế, tạo dung dịch phù hợp cho cây gió. 5 năm miệt mài nghiên cứu, cuối cùng đến cuối năm 2008, ông đã tìm ra công thức hóa học của 2 loại dung dịch gồm một loại ba zơ và một loại a xít. Khi bơm cùng lúc ba zơ vào ngọn, a xít vào gốc thì cây gió sẽ cho trầm đúng như ý muốn. Chất lượng trầm cao nhất cho 1 kg, được các thương lái thu mua với giá 10 triệu đồng. Nhờ hai dung dịch này mà năm 2010, cuộc sống gia đình ông Lương trở nên khá giả. Ông mua được đất, xây được nhà nhờ bán được số trầm hương trị giá 4 tỉ đồng.
Trầm hương nhân tạo xuất ngoại
Những gốc gió 7 năm tuổi trở lên sau khi được ông Lương “phù phép” có thể cho trầm sau 20 tháng khiến nhiều người khai thác trầm chuyên nghiệp không khỏi ngỡ ngàng. Bởi từ nhiều năm qua, để có được trầm người ta phải chờ đợi, săn lùng những cây gió có tuổi thọ hàng chục năm. Ông Lương cho biết: “Quá trình tìm hiểu thực tế cùng đọc nhiều tài liệu liên quan đến cây gió, tôi được biết, để loại cây này cho trầm thì nguyên tắc phải có vết thương trên cây. Khi đó, theo cơ chế phản vệ cây sẽ tự tiết ra chất dầu kháng thể bao quanh vết thương để chống lại sự xâm nhập có hại từ môi trường. Lớp dầu tích tụ trong thời gian dài đó chính là trầm”.
Theo ông Lương, trong tự nhiên những cây gió nào bị gãy hoặc thân cây bị bong vỏ lâu năm mới có trầm. Còn với cây gió được trồng, để tạo trầm người ta thường đóng đinh sắt sâu vào thân cây nhằm tạo vết thương. Tuy nhiên, với cách này trầm bán ra không được giá, thường thì chỉ khoảng 7 triệu đồng/kg. “Dung dịch do tôi tự pha chế để bơm vào cây gió có thể cho ra tối đa 15 kg trầm/cây đường kính 30 cm. Trầm đạt chuẩn: nhiều tinh dầu, có màu đen xanh, bóng đều, khi đốt có mùi thơm, giá bán tối đa có thể đạt trên 10 triệu đồng/kg. Do không khác với trầm tự nhiên nên đã không ít khách từ các nước: Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc… đặt hàng tôi để mang về nước”, ông Lương chia sẻ.

Trầm hương vùng Bảy Núi

Trồng ở độ cao trên 700 m, cây gió bầu núi Cấm (An Giang) hứng sương mù quanh năm nên cho hương trầm phảng phất.

Trầm hương vùng Bảy Núi
Một miếng trầm hương đã được đẽo hoàn chỉnh
Lên núi “săn” trầm
 
Theo thống kê của Chi cục Kiểm lâm tỉnh An Giang, toàn vùng Bảy Núi hiện có khoảng 425 hộ trồng cây gió bầu, tập trung chủ yếu ở núi Cấm (H.Tịnh Biên), núi Dài, ô Sìn, Ba Chúc (Tri Tôn), với diện tích hàng trăm ha. 
Trầm hương (gió bầu, tóc) là loại cây được trồng khá nhiều ở vùng Bảy Núi. Tuy nhiên, chỉ có ở núi Cấm, cây gió bầu mới cho lượng trầm thơm hơn các ngọn núi khác trong dãy Thất Sơn. Nhóm tìm trầm ở tỉnh Khánh Hòa do ông Quảng Trọng Khoa (52 tuổi) làm trưởng đoàn, hễ nghe “vệ tinh” cho hay nơi nào có trầm hương là mọi người đến tận nơi thu mua. Trước khi đến vùng Bảy Núi “săn” trầm hương, nhóm của ông Khoa đã xin phép ngành Kiểm lâm để vào rừng tìm mua những cây trầm lâu năm trên núi. Ông Khoa cho biết mỗi chuyến đi mua trầm kéo dài 6 tháng ròng nên các thành viên trong đoàn phải đem đồ dùng theo, khi nào thu hoạch hết trầm mới trở về với gia đình.
Ông Trần Văn Thuận, người có trên 20 năm lấy trầm, nói: “Tất cả các khâu bóc tách trầm hương đều làm bằng thủ công. Thường, nếu một cây gió bầu cho trầm hương phải trồng ít nhất 10 năm. Sau đó, muốn tạo trầm phải khoan sâu vào thân cây gió bầu nhiều lỗ, rồi nhét thuốc vào, khoảng 2 năm, cây gió bầu sẽ cho trầm. Lúc này mới tiến hành lấy trầm. Nếu để sau 2 năm mà không khai thác thì trầm hương sẽ tự hủy”.
Nói về cây trầm núi Cấm, ông Thuận quả quyết: “Trầm hương núi Cấm đạt chất lượng cao hơn cây trầm ở Ba Chúc, ô Sìn, ô Tà Sóc, núi Tô (Tri Tôn)… Thậm chí, cả cây trầm ở Ba Hòn, Phú Quốc (Kiên Giang) chất lượng cũng không sao sánh bằng trầm hương ở đây. Ông Thuận nói thêm, trên núi hiện còn khoảng vài trăm cây gió bầu cổ thụ có bề hoành từ 100 - 200 cm, nhưng chủ vườn chưa chịu bán. Thường những cây tự nhiên như vậy cho giá trị trầm rất cao.
Trầm hương vùng Bảy Núi 2
Nhóm tìm trầm đang miệt mài đẽo cây tóc lấy trầm
Dễ trồng, lợi nhuận cao
Quan sát nhóm lấy trầm hương của ông Khoa, chúng tôi thật sự khâm phục trước đôi bàn tay khéo léo của họ. Từng đường đục, đẽo rất chính xác. Ông Phạm Trọng là một trong những “nghệ nhân” giỏi về kỹ thuật lấy trầm trong đoàn. Giơ miếng trầm vừa mới xủi xong, ông Trọng giải thích: “Một cây gió bầu cho trầm tốt phải là cây có bọng bên trong. Công đoạn đầu tiên là vạt bỏ những thớ bên ngoài. Khi đến gần phần bọng cây phải dùng chiếc đục trúm xủi tiếp, nhưng phải hết sức cẩn thận. Trong quá trình xủi, cây đục phải mài cho bén như dao lam thì lấy trầm mới hiệu quả. Một cây trầm trông bề ngoài to nhưng khi đẽo sâu vào trong chỉ lấy được khoảng vài miếng trầm hương nho nhỏ”. Công đoạn tiếp theo là sơ chế thành bột làm nhang, nấu tinh dầu hoặc bán sang các nước Thái Lan, Trung Quốc…
Cũng theo nhóm tìm trầm hương, mỗi kg trầm hương hiện có giá từ 3 - 5 triệu đồng. Với giá này, nhiều người dân trên núi Cấm có thu nhập khá cao từ việc trồng cây gió bầu. Một trong những hộ khá nhờ cây gió bầu phải kể đến gia đình ông ba Lưới. Ông Quảng Trọng Khoa cho biết: “Cây trầm rất dễ trồng, lại chịu được khí hậu khắc nghiệt, không cần tốn công chăm sóc. Nếu người dân trên núi Cấm biết phát huy lợi thế này thì sẽ có cơ hội làm giàu”.
Trường An