Sau khi cưa một số cây dó bầu đã cấy “thuốc vi sinh, sinh học tạo trầm” được 20 tháng, nhờ dân chuyên nghiệp “xủi”, kết quả không có trầm, chủ vườn Nguyễn Văn Kính ở ấp 1, xã Phú Lộc (Tân Phú, Đồng Nai) muốn xỉu...
Dốc hết tiền mua thuốc
Ông Kính bức xúc, là người dân trồng dó bầu, tôi đặt hết niềm tin vào loại cây này, ước mong cây dó bầu tạo được trầm góp phần đưa kinh tế gia đình giàu lên. Sau hàng chục năm trông ngóng vườn dó lớn, lại chắt vét mọi nguồn, quyết một phen cấy thuốc tạo trầm cho vườn dó bầu. Nhưng do thuốc không tạo được trầm nên tiền bỏ ra mua thuốc thì (lo) mất, cây thì hư, vợ con thì... giọng ông nghẹn lại.
Theo dư luận, hiện có hàng chục hộ dân mong đổi đời bằng nghề trồng dó bầu tạo trầm đang sống trong hoang mang “mất cả chì lẫn chài”. Theo ông Kính, số tiền gia đình gom góp hàng chục năm đã bỏ ra mua “thuốc vi sinh, sinh học tạo trầm” cho hai khu vườn trồng 3.300 cây dó bầu đã là 550 triệu đồng, cộng với tiền công cấy thuốc “bạc trăm” nữa. Nếu sự thực 3.300 cây dó bầu đã cấy thuốc mà không có trầm, chỉ còn nước cưa bán củi. Mà khi cưa củi thì tiền cưa, công thu gom củi có thể chiếm hết phân nửa tiền bán củi. Sau đó, lại phải thuê xe Kobe móc gốc, mua cây giống (?) mới, phân bón, tưới tắm nhiều năm sau mới có thu hoạch... sẽ đẩy gia đình vào ngõ cụt.
Nói về đối tác cung cấp “thuốc vi sinh, sinh học tạo trầm”, ông Kính cho biết: Công ty Trầm Hương Việt cho người đi từng nhà có trồng dó bầu, chào mời giới thiệu thuốc tạo trầm của mình rất uy tín. Người đại diện công ty còn mạnh dạn ký hợp đồng với người mua thuốc và đảm bảo sau cấy 1 - 2 năm cây dó sẽ cho trầm. Tin người, ông Kính đã bỏ ra 120 triệu đồng mua 300 lít thuốc (400.000 đồng/lít) cấy cho 300 cây dó. Khi nghe được tin một số hộ mua cây dó cấy thuốc Công ty Trầm Hương Việt của ông Năm Nha và ông Ngô Duy Tư đem nấu mà không ra trầm, ông Kính quay sang mua thuốc của ông K. cấy cho vạt dó thứ hai. Đợt này mua của ông K., số tiền bỏ ra là 330 triệu đồng, mua 1.500 lít thuốc (220.000 đồng/lít) cấy cho 3.000 cây dó. Thời gian trôi qua gần 2 năm sau, 3.300 cây dó không có dấu hiệu cho trầm. “Đâm lao phải theo lao”, đợt thứ 3 ông Kính mua “thuốc vi sinh, sinh học tạo trầm” của một chủ bán trên thị trường huyện Tân Phú, cấy vào vạt dó còn lại. Sau 12 tháng, những cây dó cấy thuốc đợt 3 đó đã có trầm, ông Kính đã cho thu hoạch thử và đã bán được giá từ 4,5 đến 5 triệu đồng/kg gỗ dó.
Qua sự việc của bản thân, ông Kính nhờ truyền thông chuyển đến bà con có trồng dó bầu thông điệp là cần sáng suốt lựa chọn đối tác cung cấp thuốc tạo trầm. Khi nào bà con thấy tận mắt việc cấy thuốc cho khai thác trầm hương thì mới tin.
Thuốc tạo trầm, khó kiểm soát?
Tại hội thảo của Hội trầm hương Việt Nam, ông Hồ Ngọc Vinh, giám đốc Công ty thương mại và dịch vụ Tinh Đất Việt nói như đánh đố: Hiện có nhiều công thức tạo trầm; việc áp dụng thuốc tạo trầm tùy theo điều kiện khí hậu, địa lý, độ tuổi của cây trên từng vườn. Cùng một loại thuốc, có thể ở địa phương này thì cây dó bầu cho trầm, ở địa phương khác lại không.
Ông Trần Hợp, chủ tịch Hội trầm hương Việt Nam cho rằng, cách thức trồng và tạo trầm của nhà vườn vẫn chủ yếu dựa trên kinh nghiệm lượm lặt từ các cá nhân. Đến nay chưa có mô hình hiệu quả cao nào xuất hiện để hội tổng kết chuyển giao. Ông Trần Hợp cho biết, đang nỗ lực phối hợp chuyên gia các nước Á Đông như Thái Lan, Malaysia... thí nghiệm tạo trầm. Hiệp hội trầm hương Việt Nam cũng đã gửi kiến nghị lên Bộ NN&PTNT về quản lý thuốc tạo trầm hương nhưng chưa có phản hồi. Nhiều chuyên gia cho rằng, các doanh nghiệp sản xuất thuốc phải tự đăng ký chất lượng, mẫu mã... sản phẩm (thuốc) và tự chịu trách nhiệm trước sản phẩm của mình.
Qua vài lần Hiệp hội trầm hương hội thảo, nhưng đến nay, việc khuyến cáo tạo trầm cũng vẫn phải chấp nhận “dậm chân tại chỗ”. Người trồng dó bầu đang “gồng mình” sống chung với may rủi.
Minh Tuấn Theo Khoa hoc pho thong
http://www.khoahocphothong.com.vn/newspaper/detail/17258/that---gia-thuoc-tao-tram.html
Dốc hết tiền mua thuốc
Ông Kính bức xúc, là người dân trồng dó bầu, tôi đặt hết niềm tin vào loại cây này, ước mong cây dó bầu tạo được trầm góp phần đưa kinh tế gia đình giàu lên. Sau hàng chục năm trông ngóng vườn dó lớn, lại chắt vét mọi nguồn, quyết một phen cấy thuốc tạo trầm cho vườn dó bầu. Nhưng do thuốc không tạo được trầm nên tiền bỏ ra mua thuốc thì (lo) mất, cây thì hư, vợ con thì... giọng ông nghẹn lại.
Theo dư luận, hiện có hàng chục hộ dân mong đổi đời bằng nghề trồng dó bầu tạo trầm đang sống trong hoang mang “mất cả chì lẫn chài”. Theo ông Kính, số tiền gia đình gom góp hàng chục năm đã bỏ ra mua “thuốc vi sinh, sinh học tạo trầm” cho hai khu vườn trồng 3.300 cây dó bầu đã là 550 triệu đồng, cộng với tiền công cấy thuốc “bạc trăm” nữa. Nếu sự thực 3.300 cây dó bầu đã cấy thuốc mà không có trầm, chỉ còn nước cưa bán củi. Mà khi cưa củi thì tiền cưa, công thu gom củi có thể chiếm hết phân nửa tiền bán củi. Sau đó, lại phải thuê xe Kobe móc gốc, mua cây giống (?) mới, phân bón, tưới tắm nhiều năm sau mới có thu hoạch... sẽ đẩy gia đình vào ngõ cụt.
Nói về đối tác cung cấp “thuốc vi sinh, sinh học tạo trầm”, ông Kính cho biết: Công ty Trầm Hương Việt cho người đi từng nhà có trồng dó bầu, chào mời giới thiệu thuốc tạo trầm của mình rất uy tín. Người đại diện công ty còn mạnh dạn ký hợp đồng với người mua thuốc và đảm bảo sau cấy 1 - 2 năm cây dó sẽ cho trầm. Tin người, ông Kính đã bỏ ra 120 triệu đồng mua 300 lít thuốc (400.000 đồng/lít) cấy cho 300 cây dó. Khi nghe được tin một số hộ mua cây dó cấy thuốc Công ty Trầm Hương Việt của ông Năm Nha và ông Ngô Duy Tư đem nấu mà không ra trầm, ông Kính quay sang mua thuốc của ông K. cấy cho vạt dó thứ hai. Đợt này mua của ông K., số tiền bỏ ra là 330 triệu đồng, mua 1.500 lít thuốc (220.000 đồng/lít) cấy cho 3.000 cây dó. Thời gian trôi qua gần 2 năm sau, 3.300 cây dó không có dấu hiệu cho trầm. “Đâm lao phải theo lao”, đợt thứ 3 ông Kính mua “thuốc vi sinh, sinh học tạo trầm” của một chủ bán trên thị trường huyện Tân Phú, cấy vào vạt dó còn lại. Sau 12 tháng, những cây dó cấy thuốc đợt 3 đó đã có trầm, ông Kính đã cho thu hoạch thử và đã bán được giá từ 4,5 đến 5 triệu đồng/kg gỗ dó.
Qua sự việc của bản thân, ông Kính nhờ truyền thông chuyển đến bà con có trồng dó bầu thông điệp là cần sáng suốt lựa chọn đối tác cung cấp thuốc tạo trầm. Khi nào bà con thấy tận mắt việc cấy thuốc cho khai thác trầm hương thì mới tin.
Thuốc tạo trầm, khó kiểm soát?
Tại hội thảo của Hội trầm hương Việt Nam, ông Hồ Ngọc Vinh, giám đốc Công ty thương mại và dịch vụ Tinh Đất Việt nói như đánh đố: Hiện có nhiều công thức tạo trầm; việc áp dụng thuốc tạo trầm tùy theo điều kiện khí hậu, địa lý, độ tuổi của cây trên từng vườn. Cùng một loại thuốc, có thể ở địa phương này thì cây dó bầu cho trầm, ở địa phương khác lại không.
Ông Trần Hợp, chủ tịch Hội trầm hương Việt Nam cho rằng, cách thức trồng và tạo trầm của nhà vườn vẫn chủ yếu dựa trên kinh nghiệm lượm lặt từ các cá nhân. Đến nay chưa có mô hình hiệu quả cao nào xuất hiện để hội tổng kết chuyển giao. Ông Trần Hợp cho biết, đang nỗ lực phối hợp chuyên gia các nước Á Đông như Thái Lan, Malaysia... thí nghiệm tạo trầm. Hiệp hội trầm hương Việt Nam cũng đã gửi kiến nghị lên Bộ NN&PTNT về quản lý thuốc tạo trầm hương nhưng chưa có phản hồi. Nhiều chuyên gia cho rằng, các doanh nghiệp sản xuất thuốc phải tự đăng ký chất lượng, mẫu mã... sản phẩm (thuốc) và tự chịu trách nhiệm trước sản phẩm của mình.
Qua vài lần Hiệp hội trầm hương hội thảo, nhưng đến nay, việc khuyến cáo tạo trầm cũng vẫn phải chấp nhận “dậm chân tại chỗ”. Người trồng dó bầu đang “gồng mình” sống chung với may rủi.
Minh Tuấn Theo Khoa hoc pho thong
http://www.khoahocphothong.com.vn/newspaper/detail/17258/that---gia-thuoc-tao-tram.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét