Chủ Nhật, 13 tháng 7, 2014

Các loại hoa phong lan rừng tuyệt đẹp

Phong lan rừng rất đẹp nhưng nó lại chỉ trổ hoa một lần trong năm,hoa phong lan rừng thì um tùm trông giống như một đồi hoa với màu sắc rực rỡ dưới ánh nắng nhè nhẹ
vẻ đẹp của hoa lan rừng
Mặc dù không rực rỡ như những giống phong lan nhập nội, nhưng các loài lan rừng lại có vẻ đẹp nhẹ nhàng và thanh tao. Khi ngắm những bông hoa phong lan rừng bạn có cảm giác như một suối hoa đang chảy với sắc màu đa dạng, có khi chuyển từ sắc trắng sang hồng hay vàng óng ánh.
vẻ đẹp của hoa lan rừng

Phong lan rừng rất đẹp nhưng nó lại chỉ trổ hoa một lần trong năm,hoa phong lan rừng thì um tùm trông giống như một đồi hoa với màu sắc rực rỡ dưới ánh nắng nhè nhẹ.
vẻ đẹp của hoa lan rừng
Ở Việt Nam hiện nay phong lan rừng còn rất ít, vì chúng đã và đang bị khai thác gần như cạn kiệt. Nhiều lái buôn, tiều thương bất chấp gian nan, nguy hiểm tiến vào rừng sâu tìm kiếm và khai thác. Vì thế  các chậu lan rừng ngày càng hiếm và giá thì rất cao, trong khi việc nuôi trồng và nhân giống bằng phương pháp truyền thống thì sản lượng không nhiều lại không đủ đáp ứng nhu cầu trên thị trường.
vẻ đẹp của hoa lan rừng
Hiện nay, nhiều nhóm nghiên cứu trẻ ở Việt Nam đã cất công sưu tập nhiều giống phong lan rừng VN để lai tạo với các giống lan Thái Lan bằng kỹ thuật hiện đại, cho ra những loài lan đẹp và trổ hoa quanh năm. Việc nghiên cứu nuôi trồng, bảo tồn và lai tạo những giống lan rừng để giữ được vẻ đẹp tự nhiên, đồng thời đó cũng là giống lan thương mại hoàn toàn mới trên thị trường.

Chào cả nhà, hoa lan về ngày 13/6/2014:
- Vảy rồng Lào
- Hạc vỹ Lào
- Kiều hồng
- Đuôi cáo
- Hoàng phi hạc
Anh chị em có nhu cầu vui lòng liên hệ Trình 01674.553.533 nhé. Chúc mọi người có nhiều lan đẹp.


1. Hạc vỹ Lào (Dendrobium aphyllum):  Hạc vỹ thuộc dòng nobile thân thòng, rụng lá vào mùa thu. Cây ưa nắng, cần rất nhiều nước trong mùa phát triển. Có thể trồng bó trên gỗ lũa hoặc chậu đất nung nhưng ghép vào lũa sẽ đẹp hơn do dáng cây thòng ngả xuống, khi ghép nên ghép 1 mặt để dễ trưng bày.
Hạc Vỹ Lào thường có thân rất dài và rất mảnh, đường kính thân chỉ bằng 1/3 đến ½ thân giả hạc. Hoa chỉ mọc trên những đốt trụi lá, mỗi cụm hoa có từ 1 đến 3 hoa màu hồng nhạt, cánh môi trắng hoặc vàng có nhiều lông mịn, phía trong cánh môi có những đường gân ngang màu tím đậm. Trong điều kiện tự nhiên, cây rụng hết lá vào mùa thu nên ra hoa đồng loạt trên các đốt. Thân Hạc Vỹ rất dài nên khi hoa nở tập trung sẽ tạo thành một khóm hoa lớn tha thướt như đuôi hạc, có lẽ cũng vì thế chúng còn được gọi là Đại Ý Thảo mặc dù thân rất mỏng manh.
Nên để cây chịu nắng trực tiếp, sẽ cho bộ lá xanh và rất dày, Khi nuôi trồng Hạc Vỹ trong vườn ở đồng bằng, phải giảm nước, giảm ánh sáng vào mùa đông giúp cây đi vào giai đoạn khô hạn rồi rụng lá. Với khí hậu miền Nam, lá rất chậm trở vàng và rụng, vì vậy người trồng thường phải cắt hết lá đi dù biết cây chỉ ra hoa nhiều khi rụng lá tự nhiên. Khi lá rụng hết, thân khô trắng, căng tròn, sẵn sàng cho một mùa hoa…
Hạc vỹ khỏe nên bất kỳ loại phân bón nào cũng mang lại cho cây một sức sống mới.



Ảnh mẫu hoa (sưu tầm):







Ảnh thực tế: Cây nhiều mầm đang lên, tình trạng mầm tốt.









2. Vảy rồng Lào (Dendrobium lindleyi): Vảy rồng thuộc họ thủy tiên (kiều), thân ngắn, hoa màu vàng tươi rực rỡ, lưỡi xòe rộng.
Có 2 loại Vảy rồng, loại thứ nhất giả hành có 4 cạnh tạo nên thân hình vuông hoặc hình thoi thường gọi vảy rồng ta; loại thứ 2 nhiều cạnh hơn, 7-8 cạnh tạo lên hình thân cây gần tròn (thường gọi là vảy rồng Lào), vảy rồng Lào thân-lá to hơn vảy rồng ta 2-3 lần, giả hành cũng xanh đều hơn. Cả 2 loại thân thường rất ngắn, các giả hành xếp sát nhau ôm lấy thân cây chủ tạo thành các mảng, từ xa nhìn giống như vảy rồng.
Vảy rồng thuộc loại dễ trồng, ưa ẩm, ưa sáng. Trồng bám vào gỗ thích hợp hơn do kiểu đi của giả hành, chọn khúc lũa hình thù cổ quái uốn lượn để ghép thành 1 giò lớn sẽ có giá trị thẩm mỹ cao.

Ảnh hoa st:







Ảnh thực tế mới chụp:




3. Kiều Hồng (Dendrobium amabile): Khác với kiều vuông & kiều mỡ gà thân vuông, kiều hồng (D.amabile) có thân tròn, màu nâu hoặc xanh đen, vóc dáng cây to, thân lá cứng, lá dày mọc so le từ khoảng giữa thân đến ngọn, cây không có mùa nghỉ, hoa chùm đẹp. Là họ thủy tiên nên ưa ẩm và nắng, trồng thuần có thể chịu nắng tốt.

kiều hồng

kieu hong gia re nhat

Ảnh thực tế vừa chụp:


4. Đuôi Cáo (Aerides Rosea): Cũng có tên gọi phổ biến là Cáo bắc, thuộc dòng giáng hương, đặc tính dễ trồng, dễ sống, khỏe, hoa chùm dài màu trắng có nhiều chấm tím hồng rất đẹp, thơm đậm đặc biệt vào buổi trưa nắng, nở vào khoảng tháng 5-7 dương lịch.

Ảnh hoa sưu tầm:


Ảnh thực tế:





5. Hoàng phi hạc (Dendrobium signatum): Hoàng phi hạc ưa nắng, không thích ẩm nhiều, trồng có thể ghép vào gỗ, trồng trong giỏ treo nhưng cần giá thể thoát nước nhanh. Trồng ghép gỗ thì nên cách xa giá thể bằng cách chèn 1 cục than củi hoặc 1 cành cây nhỏ giữa gốc lan và giá thể. Trồng chậu thì nên dùng dớn cục to đặt vào chậu trước, cho gốc lan vào rồi lấy dây buộc các cọng thân vào quang treo sao cho gốc cách giá thể 2-3 cm, khi rễ mọc sẽ vươn bám xuống, tránh gốc lan tiếp xúc trực tiếp với giá thể.
Tưới ẩm vừa đủ, để cây sát mép lưới hứng nắng buổi sáng.

Ảnh hoa sưu tầm:





Ảnh thực tế:



NHỮNG LOÀI CHIM NÀO HÓT HAY?

Tứ đại danh ca trong làng chim
Trong các thú chơi, có lẽ thú chơi chim hót đã lôi cuốn được nhiều người nhất. Sau một ngày lao động vất vả, sáng dậy được nghe chim hót trong bụi cây, luỹ tre, nghe như tâm hồn mình bay theo cánh chim.
Những người say tiếng chim hót đều có một nhận xét giống nhau: Có bốn loài chim có tiếng hót hay: “Mỗi con một tiếng hót, mười phân vẹn mười”. Đó là:
Sơn ca
Tên khoa học là Alauda Arvensis, thuộc họ ALAUDIDAE, có mặt từ Âu sang Á. Sơn ca nhỏ, chỉ đi không nhảy. Sắc lông từ vàng nhạt đến nâu đậm. Ngón chân sau khá dài, ăn sâu bọ và hạt. Mùa xuân kết đôi, đẻ từ 3 đến 5 trứng. Cuộc sống đôi trống mái rất thân mật. Cả hai đều ấp và nuôi con. Ngày nay người ta dùng thức ăn tổng hợp, chim vẫn khoẻ mạnh, dễ nuôi.
Sơn ca có tiếng hót rất hay, trong và cao. Sơn ca có tập tính bay vút lên cao rồi từ từ hạ cánh, vừa hạ cánh vừa hót từng hồi. Vì vậy lồng nuôi Sơn ca phải cao đến hơn một mét. Chim trống có ngù lông ở đầu, tiếng chim trống vang, trong - có ba thể âm gọi là tam thanh.
Tam thanh:
* Giọng thanh phải cao, trong, không chóe, không chói tai.
* Giọng bình phải đều, êm dịu, uyển chuyển, không đục.
* Giọng trầm ấm áp, không rè.
 
Tứ tuyệt
* Âm tuyệt (như tam thanh).
* Điệu tuyệt là tiết tấu rộn ràng, nhịp nhàng tươi sáng.
* Thế tuyệt là phong cách, lúc hót phải đậu nơi đỉnh cao, vươn cổ, rung cánh, mào dựng.
* Thì tuyệt: Hót lâu, không đứt quãng, không sợ khi có đối thủ.
 
 
CHIM SƠN CA

Họa mi
Có nhiều ở vùng núi phía Bắc giáp với Trung Hoa. Dường như càng vào phía Nam lông chim càng nhạt dần: Mầu nâu đậm chuyển dần thành mầu vàng rơm.
Chim Hoạ mi màu lông không đẹp nhưng có viền mắt màu lam nên gọi là Hoạ mi. Để có một Hoạ mi hay phải chọn theo tiêu chuẩn:
* Trường: Thân, đuôi, mỏ, chân, mí mắt phải dài.
* Đoản: Các bộ phận trên ngắn đều. Loại này dễ dạn người hơn nhưng tiếng hót không hay bằng “tướng ngũ trường”.
Hầu hết Hoạ mi đều nhát người nên khó thuần. Muốn chim dạn phải nuôi lâu hay nuôi chim con. Hoạ mi có giọng hót rất hay:
* Giọng hồi: Tiếng hót đổ dồn từ cao xuống thấp.
* Giọng đổ: Tiếng hót có một độ cao, rung rất đều như tiếng rung cần violon (mã vĩ).
* Giọng ngắt: Tiếng hót nghẹn ngào, đứt quãng.
 

Chích choè
Người ta phân Chích choè theo sắc lông: Sắc đen trắng, sắc màu đen, sắc nâu đen khá đẹp, mang vẻ dáng văn nhân với cái đuôi dài tha thướt. Loại đen trắng hình dáng tuy không đẹp bằng loại nâu đen nhưng dễ thuần thục, dễ nuôi. Loại sắc đen trắng gọi là Chìa vôi.
Tiếng hót Chích choè than to, vang, đủ các giọng hồi, giọng đổ và hay hót, dạn người. Giọng than có đủ các cung bậc cao, thấp và trầm, khi rung như đàn violon.
Tuy giọng hót không dồn như Hoạ mi nhưng Chích choè  than vẫn được xếp vào làng tứ đại danh ca vì thường hót suốt ngày, giọng thanh trong
Chích choè lửa có tiếng hót rất trong, hay nhất là lúc sáng sớm  nhưng có nhược điểm là yếu, khó nuôi, khảnh ăn. Nó chỉ thích ăn sâu bọ, trứng kiến vì thế nên không được ưa chuộng như các thứ chim trên.
chích choè than

chich choe lửa

 
Thổ đồng
Còn gọi là Cu gáy. Chim có màu lông nâu nhạt, con trống có cườm ở cổ. Khi lông cườm xuất hiện là chim bắt đầu hót. Chim Thổ đồng có giọng trầm, từng hồi. Nghe buồn buồn nhất là vào buổi trưa. Để có một con chim gáy hay người chọn chim có bài vè:
Đầu nhỏ, mỏ đinh
Cườm nhặt, dóng quanh
Mình thon bắp chuối
Lông xoay con cúi
Chân ngắn đỏ sần
Tiếng vọng hồ âm
Gáy hoài không mệt
 
Người ta phân biệt các giọng của Cu gáy:
* Chu: Tiếng gáy rền.
* Mơ:  Tiếng gáy như vọng từ xa.
* Lèo: Tiếng gáy “cù” sau cùng kéo dài.
* Ngắt: Tiếng ngắt giữa nhịp: đanh.
* Dồn: Khi đứng trước đối thủ phải gáy dồn, thúc giục.
* Đảo: Gáy rồi, gáy lại – thời gian lâu.

 
Mỗi loài chim có một tiếng hót riêng, một cách biểu diễn riêng. Vì những tích cách riêng biệt ấy mà chúng được xếp vào “Tứ đại danh ca trong làng chim” thật không sai. 
 
Nguyễn Phúc Liêm_CTQ số 16

Tiếng Hót Hay Của Một Loài Chim Lạ


Xuất hiện cây “tỷ đô” mới ở Việt Nam

Mắc ca là loại cây cho quả khô quý hiếm. Một cây mắc ca có thể cho tới 70 kg quả và với giá hiện nay khoảng 15 USD/kg nhân thì Việt Nam chỉ cần 10 năm để phát triển 100.000 ha và có thể đạt được kim ngạch xuất khẩu khoảng 2 tỷ USD/năm.
Mắc ca (tên đầy đủ là macadamia) là một giống cây trồng khá mới trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Nếu xét về giá trị kinh tế, không có loại cây nào đủ sức cạnh tranh với mắc ca bởi hạt của cây trồng này có hàm lượng dầu béo lên tới 78%, cao hơn rất nhiều so với hàm lượng chất béo sau khi rang của lạc nhân (44,8%), hạt điều (47%), hạnh nhân (51%), hạt hạch đào (63%).
Hạt mắc ca có
Hạt mắc ca có hàm lượng dầu béo lên tới 78%
Được đưa vào khảo nghiệm ở Việt Nam từ năm 2002, đến nay, cây trồng này đã hoàn toàn thích nghi và phát triển tốt ở Việt Nam. Nhiều chuyên gia nông nghiệp đánh giá rằng Việt Nam cũng có đầy đủ các yếu tố để phát triển cây mắc ca thành một ngành kinh tế mới với tiềm năng vô cùng to lớn.
“Tại các nước phát triển trên thế giới, nhu cầu tiêu thụ mắc ca ngày một tăng cao và luôn trong tình trạng cung không đủ cầu vì sản lượng mắc ca trên toàn thế giới mới đáp ứng được khoảng 25% nhu cầu. Tốc độ tăng trưởng của thị trường bình quân khoảng 15%/năm,” Nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn nhận định tại Hội thảo “Phát triển cây macadamia vì mục tiêu làm giàu của nông dân Tây Bắc và Tây Nguyên” tổ chức sáng 08/7 tại Hà Nội.
Nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn cho biết, hai vùng khí hậu Tây Bắc và Tây Nguyên của Việt Nam rất phù hợp để phát triển cây macca do đó có thể coi là điều kiện đặc hữu của Việt Nam trong việc trồng cây mắc ca. Thực tế canh tác cho thấy một cây mắc ca có thể cho tới 70 kg quả và với giá hiện khoảng 15 USD/kg nhân thì Việt Nam chỉ cần 10 năm để phát triển 100.000 ha và có thể đạt được kim ngạch khoảng 2 tỷ USD/năm.
Nhận thấy tiềm năng và giá trị của cây mắc ca, Việt Nam đang hướng tới nhân rộng phát triển diện tích trồng cây maca, tập trung cho vùng Tây Bắc và Tây Nguyên góp phần tăng thu nhập cho người nông dân tại đây.
Nếu phát triển đúng hướng và có mức đầu tư thích đáng Việt Nam có thể trở thành cường quốc về cây mắc ca, mang lại nhiều giá trị kinh tế cho đất nước ngoài những nông sản xuất khẩu truyền thống như gạo, cà phê, caocao, tiêu, điều,…vv.