Thứ Bảy, 23 tháng 2, 2013

Thứ Sáu, 15 tháng 2, 2013

Thứ Năm, 14 tháng 2, 2013

Trại gà đông tảo Đồng Nai

Trại gà đông tảo Tuấn , chuyên cung cấp gà đông tảo giống thuần chủng từ mới nở tới trưởng thành , quý anh chị em nào có nhu cầu xin liên hệ tại địa chỉ :
98 , Khu 2 , ấp Hòa Bình , Xã Đông Hòa,

Huyện Trảng Bom , Tỉnh Đồng Nai 
Fone : 0913 796 230 Mr Tuấn

Sau đây là 1 số hình ảnh gà đang nuôi tại trại xin mời anh chị em tham khảo : 








--------

Trích dẫn Gửi bởi cucudambo Xem bài viết
Trại gà đông tảo Tuấn , chuyên cung cấp gà đông tảo giống thuần chủng từ mới nở tới trưởng thành , quý anh chị em nào có nhu cầu xin liên hệ tại địa chỉ :
98 , Khu 2 , ấp Hòa Bình , Xã Đông Hòa, Huyện Trảng Bom , Tỉnh Đồng Nai 
Fone : 0913 796 230 Mr Tuấn

Sau đây là 1 số hình ảnh gà đang nuôi tại trại xin mời anh chị em tham khảo : 








Kỹ thuật trồng cây cam quýt

I Một số giống cam, quýt được trồng phổ biến ở nước ta
* Các giống cam:
Cam Xã Đoài, cam Vân Du, cam Sông Con, cam Mường Pồn (Điện Biên) cam Hải Dương, cam Sành, cam Voi Quảng Bình, cam Sa Đéc (Đồng Tháp), cam Cái Bè (Tiền Giang), cam Xuân (Khánh Hoà), cam Valenxia...
* Các giống quýt:
Quýt Lý Nhân, quýt Bố Hạ, quýt Tích Giang, quýt Đường, quýt xiêm, quýt Clêopat, quýt Dancy
II Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh:
1. Nhiệt độ:
Nhiệt độ cần cho sự sinh trưởng của cây cam quýt từ 12 - 39oC nhiệt độ thích hợp nhất từ 23 - 29oC, nơi có nhiệt độ bình quân năm là 150C là trồng được cam, quýt.
2. Nước:
Lượng mưa hàng năm 1000 - 1500mm và phân bố đều là trông cam, quýt tốt.
3. ánh sáng:
Cam ưa ánh sáng đầy đủ, thiếu ánh sáng cây sinh trưởng kém, khó phân hoá mầm hoa, ít quả, dẫn đến năng suất thấp. Cường độ ánh sáng thích hợp 10.000 - 15.000 lux.
4. Đất đai:
Vùng có tầng đất dày > 1m, thoát nước tốt trong mùa mưa và có mực nước ngầm thấp, độ PH 4 - 8 tốt nhất 5,5,- 6,5.
III Kỹ thuật trồng:
1. Làm đất, đào hố, bón phân:
Trước khi trồng cày sâu 40 - 45cm, bừa nhỏ và phẳng, nhặt hết cỏ. Đào hố rộng 60 -80cm, sâu 60cm; đào hố, bón lót bón lót trước khi trồng 1 tháng, lượng phân bón cho 1 hố như sau:
+ Phân hữu cơ: 30 - 50kg.
+ Phân Supe lân: 250 - 300 gam.
+ Phân Kali: 200 - 250 gam .
+ Vôi bột 1 kg. Trộn đều với lớp đất mặt.
2. Mật độ, khoảng cách trồng:
Tuỳ theo giống, đất đai, khí hậu, khoảng cách trồng có thể : 5 x 4m, 4 x 4m, 3 x 4m.
3. Thời vụ trồng:
- Miền bắc: Vụ Xuân trồng tháng 2,3,4. Vụ thu trồng tháng 8 - 10.
- Miền Bắc: Trồng vào đầu hoặc cuối mùa mưạ
4. Cách trồng:
Đặt bầu cây thẳng đứng và cao hơn mặt đất ở giữa hố đã đào, nén chặt đất và tưới nước giữ ẩm. Trồng xen cây họ đậu khi cây cam còn nhỏ.
5. Chăm sóc vườn cam, quýt:
* Làm cỏ: Thường xuyên làm sạch cỏ dại cho vườn cam, quýt.
* Bón phân: Lượng bón tính theo tuổi, tuỳ tình hình sinh trưởng của câỵ
Tuổi cây
Lượng phân bón /cây (kg)
Phân chuồng
Urê
Supe lân
Kali
Từ 1 - 3 năm tuổi
20 - 25
0,2 - 0,3
0,5 - 0,7
0,2
Từ 4 - 6 năm tuổi
25 - 50
0,5 - 0,6
0,8 - 1,2
0,3
Từ 7 - 8 năm tuổi trở đi
60 - 90
0,8 - 1,0
1,2 - 1,5
0,5
* Thời vụ bón cho vườn cam đang có quả: Bón làm 4 đợt trong năm:
- Đợt 1: Bón vào tháng 9 - 11, 100% lượng phân hữu cơ, lân, vôị
- Đợt 2 (bón đón hoa, thúc cành xuân): 15/1 - 15/3 bón 40% đạm Urê + 40% kalị
- Đợt 3 ( bón thúc quả, chống rụng quả): Tháng 5 bón 30% đạm Urê + 30% kalị
- Đợt 4 (bón thúc cành thu và tăng khối lượng quả): Tháng 7 - 8, bón 30% đạm + 30% kalị
* Phương pháp bón:
- Bón lót: Đào rãnh quanh tán sâu 20 - 30cm, rộng 30 - 40cm cho phân hữu cơ, lân, vôi xuống lấp đất lại, tủ rơm rạ.
- Bón thúc: Xới nhẹ đất theo tán cây sau đó rắc phân rồi tưới nước cho cây dể phân ngấm vào đất.
6. Phòng trừ sâu bệnh cho cam, quýt:
* Sâu vẽ bùa: Sâu vẽ bùa phá hại quanh năm nhất là khi xuất hiện các dợt lộc từ tháng 4 đến tháng 10. Sâu non phá hại lá non và tạo điều kiện cho bệnh loét cam xâm nhập.
- Phòng trừ: Phun cho các đợt lộc của cây từ 1 - 2 lần bằng thuốc Sumisizin0,1%, Decis 0,1%, Sherpa0,1%, Padan 0,1 - 0,2%.
* Nhện đỏ: Hoạt động quanh năm, nhiều nhất là mùa đông và mùa xuân phá hại cành lá non và quả.
- Phòng trừ: Dùng Lưu huỳnh vôi (vụ hè thu: 0,2 - 0,30  mê, Vụ xuân 0,5 - 10 Bô mê, Kentan 0,1%, Danitol - S 50EC 0,1%) .
* Sâu đục cành: Sâu bắt đầu phá từ cuối tháng 5 và tháng 6, trên một cây có thể có hàng chục con sâu đục cành, nếu 2 - 3 năm liền bị hại thì cây sẽ mau chết.
- Phòng trừ :
+ Diệt trưởng thành: Dùng vợt để bắt khi chúng bắt đầu vũ hoá, dùng rơm rạ, Ofatox 0,1% quấn chặt thân cây và cành cây to, khi xén tóc chui ra gặp thuốc sẽ chết.
+ Trừ sâu non: Căn cứ vào lỗ đùn phân dùng dây kẽm hoặc dây mây luồn vào diệt sâu non trong lỗ, hoặc dùng ống tiêm bơm thuốc Ofatox hoặc Simisizin pha nồng độ 1/200 hoặc 1/100 vào đường hầm của sâu non rồi dùng đất sét bịt kín lỗ lạị
* Rầy chổng cánh: Đây là môi giới truyền bệnh vàng lá cam, một bệnh nguy hiểm trong sản xuất cam quýt hiện naỵ
- Phòng trừ: Dùng Bassa 50EC (0,2%), Appland - Mipcin (0,2%), Shreol (0,2%0 phun cho các đợt lộc của cây, mỗi đợt lộc 2 lần (lần đầu khi cây phát lộc, lần 2 khi lộc ra rộ).
* Bệnh loét: Bệnh do vi khuẩn Xanthomonas Citri gây rạ Gây hại lá, cành, quả, gaị Lá bị loét nặng sẽ mau rụng, quả bị bệnh có thể bị rụng , nhưng phần lớn các quả bị bệnh dễ thốị
- Phòng trừ:
+ Làm vệ sinh vườn ươm, vườn sản xuất cam, cắt bỏ các cành bị bệnh đem đốt.
+ Diệt sâu vẽbùa trong các tháng mùa hè để tránh vi khuẩn xâm nhiễm theo vết đục của sâu non.
+ Phun thuốc Boocđô 1%, Zineb 0,5 - 1%.
+ Ngoài ra cam quýt còn có một số loại sâu bệnh hại khác như: Sâu nhớt, nhện trắng, bọ xít xanh vai nhọn, ngài chích hút, sâu xanh cuốn lá, châu chấu, sâu hại hoa, các loại rệp, rầy xám, ruồi vàng...
Bệnh hại cam quýt có bệnh sẹo cam, quýt, bệnh thối nâu, bệnh thâm quả, bệnh muội đen, bệnh Virút./.
Day chi la kien thuc co ban khi trong cam quyt. Con khi trong cay dat hieu qua cao thi con rat nhieu khau quan trong: nhu nuoc, dat, thuoc tri sau , nhện do,thuoc tri benh thuoc lam sang trai bong trai, thuoc chong ruoi duc trai,thuoc chong vang trai. thuoc duong cay theo chung loai tung thoi ki... chu khong don gian nhu the

Chủ Nhật, 10 tháng 2, 2013

Quang Dũng có một con người khác!



Quang Dũng, chàng ca sĩ chỉ hát tình ca trong suốt hơn 15 năm và người ta vẫn thấy anh “chung tình” với dòng nhạc ấy. Những bản tình ca buồn... có phải chính là cuộc sống, con người anh hay ở đâu đó sau những bài hát và sân khấu vẫn còn một con người khác?

Người hát tình ca, tôi vẫn thích gọi anh như thế. Vì anh chỉ hợp với nhạc trữ tình, những bài ca đượm màu của hoài niệm, tình yêu và nỗi nhớ... như chính con người anh bên ngoài thâm trầm, sâu lắng. Dù cuộc đời có vội vã, xô bồ thì Quang Dũng vẫn ở một “góc riêng” nào đó của mình, giữ nó và hiểu giá trị của nó. Tôi từng nghe Diễm xưa khi anh hát ở một giảng đường đại học và đến hôm nay dù anh đã là một nghệ sĩ nổi tiếng thì vẫn bóng dáng ấy, phong cách ấy không có nhiều thay đổi. Hỏi anh rằng có thấy mình “quá cũ” giữa dòng chảy âm nhạc mới đang từng ngày sinh sôi, nảy nở, anh cười nhẹ nhàng: “Mới hay cũ thì đều có giá trị của nó. Cái cũ mà mình thể hiện hay, mang nhiều ý nghĩa thì có gì mà phải thay đổi. Nếu thay đổi, “làm mới” mà không khéo thì người ta sẽ cười”. 
Đúng là anh không có nhiều cái mới trong âm nhạc để người ta khám phá, nhưng anh là một tên tuổi không thể thiếu cho những bản tình ca của Trịnh Công Sơn, Phạm Duy, Ngô Thụy Miên... Đó là những cái cũ đầy giá trị, khó thay thế. Có chăng giọng hát của anh sẽ đời hơn sau những thăng trầm, đổ vỡ và những trải nghiệm của riêng mình. Vẫn thấy điều gì đó day dứt trong anh khi nói về chữ tình trong cuộc sống và cả âm nhạc. “Tôi vốn thế, sống nhiều tình cảm và chân thành quen rồi, vì vậy âm nhạc của mình nó cũng không thể khác hơn ngoài những điều đó”.

Quang Dũng có một con người khác! 1 

Chỉ có thể là những bản tình buồn !
* Trong những năm gần đây ít thấy anh ra sản phẩm âm nhạc mới, dường như có một sự chững lại trong con đường âm nhạc của anh?
Cũng cần có một khoảng thời gian chững lại như thế, hơn 1 năm rưỡi tôi không có sản phẩm âm nhạc. Nhưng đó cũng là cách để thực hiện kế hoạch mới của mình một cách chắc chắn. Trước đây mỗi năm tôi đều ra sản phẩm. Khoảng hơn 10 ngày nữa, tôi sẽ phát hành CD nhạc Phạm Duy, đây là sản phẩm mất quá nhiều thời gian, công sức. Là album đầu tiên tôi hát nhạc Phạm Duy, hợp tác với Đức Trí.  Khi cầm sản phẩm trên tay tôi rất trân trọng bởi nhạc Phạm Duy có quá nhiều tình cảm và tôi đã chờ đợi giây phút hoàn thành sản phẩm này. Khi thu âm, tôi đã thấm hơn trong giọng hát, hiểu biết của mình về nhạc Phạm Duy. Sau những đổ vỡ, mất mát thì vẫn là điều gì đó rất cao thượng vì nó mang lại hy vọng, hiểu được chân lý cuộc sống từ những cuộc tình dù đã xa.
* Có nghĩa là đến độ tuổi này anh mới có đủ độ “chín” về cảm xúc để chuyển tải nhạc Phạm Duy?
Trước đây mình hát và chuyển tải còn non nớt, chưa thật sự thấm cái ca từ quá hay và nhiều ý nghĩa ấy. Còn bây giờ tôi có đủ trải nghiệm, có những cảm xúc rất “đời” để có thể thấu hiểu hơn. Và chắc chắn cách tôi thể hiện cũng sẽ khác.
* Tôi muốn hiểu rõ hơn về “chất đời” ấy?
Tôi nhìn thấy và đã đi qua những hoàn cảnh rất khó khăn, từ bước đầu chập chững rồi va chạm trong cuộc sống làm cho con người, nghị lực trở nên chín chắn hơn. Tôi nghĩ có được điều đó thì mới cảm nhận đủ những gì mà những bài hát của một nhạc sĩ lớn để lại cho đời.

 Quang Dũng có khi cũng nổi loạn
* Giữa một thị trường âm nhạc mà yếu tố mới lạ, trẻ luôn cập nhật nhanh như hiện nay, anh có cảm thấy mình là cái gì đó “đã cũ” không?
Cái nào cũng có giá trị riêng dù là mới hay cũ, điều quan trọng là mình hiểu được ý nghĩa cái việc mình làm, sản phẩm của mình. Tôi thích một cái gì đó mang tính chất nhân văn trong âm nhạc. Chưa chắc những bài mới đã có được điều đó. Dòng nhạc nào, tính chất âm nhạc nào cũng có giá trị riêng và tùy vào cảm nhận của mỗi người nữa. Mình phải làm sao phát huy hết dòng nhạc đó về cách hát, hòa âm, sự cảm nhận... Chứ còn biện minh là mình tiên phong làm cái này, cái kia thì cũng chẳng có ý nghĩa gì cả, họ tự nói mà thôi. Làm một sản phẩm âm nhạc thì phải có giá trị lâu dài chứ không phải chỉ xuất hiện một lúc rồi mất đi, không ai nhớ.
* Anh có vẻ không muốn công nhận sự đột phá, những ý tưởng mới trong âm nhạc?
Tôi là người theo dòng nhạc trữ tình đã 15 năm. Mới ở đây là tinh thần của sản phẩm. Giờ mà nói Quang Dũng hát nhạc hip hop thì chắc không có ai nghe hết. Ngày xưa có thể mình hát chậm rãi, giờ mình có thể hát tiết tấu nhanh hơn, tinh thần hát “sáng” hơn, chứ không nặng nề như trước nữa. Nếu giờ bảo tôi đi phá cách những bài tình ca cho mới lạ hơn thì là sai lầm, đi ngược lại tinh thần của bài hát, không thể và chưa chắc gì thành công và khán giả sẽ thích. Nếu nghe Tuấn Ngọc với Riêng một góc trời, chỉ cần anh ấy cất tiếng hát lên là thấy “chết” rồi vì nó quá hay, không thể trộn lẫn...

 Quang Dũng có một con người khác! 2
Ảnh: Huy Khiêm

* Và anh vẫn chỉ hát những bản tình buồn?
Nhạc tình ca của mình 98% là nhạc buồn mà, điều quan trọng là mình có hát hay bản nhạc buồn đó hay không thôi. Mình chinh phục những dòng nhạc của mình là quá đủ rồi, không cần phải chồm bên này bên kia. Nếu khán giả của mình đã nhìn nhận rồi thì cứ thế mà đi.
* Nếu như có sự thay đổi trong âm nhạc của anh thì sẽ là gì?
Làm sao tìm được một ê kíp làm việc để từ lối hòa âm có thể thay đổi cách hát của tôi một chút. Hơn nữa phong cách, trang phục, thần thái cũng có thể tạo ra sự mới mẻ. Nếu tôi không có sự thay đổi thì không sống nổi đến 15 năm nay đâu. Cảm nhận bất chợt về một cái cũ làm cho người ta thích thú cũng là một cái mới đấy chứ. Điều quan trọng là mình làm sao duy trì phong cách đó để khán giả có thể thấy giá trị con đường mình đi. Người VN mình luôn bảo thủ với giá trị, với những cái họ yêu thích. Chị Lê Khanh 30 năm nay vẫn thường xuyên xuất hiện với hình ảnh áo dài nhưng khán giả vẫn thích đấy thôi. Cái mới nhưng nó có đúng với con người, tính cách của mình không, nếu không đúng sẽ mất đi giá trị bao năm mình đã có.
* Anh chỉn chu quá như vậy có thấy mình bảo thủ không đấy?
Nhất thời thì không nói, còn vấn đề mà mình thấm đẫm bao nhiêu năm nay thì chắc chắn tôi sẽ bảo thủ. Những bảo thủ nhất thời thì nó không đúng còn những cái đã được đúc kết từ thời gian thì chắc chắn đúng.
* Anh dường như luôn sống trong hoài niệm thì phải và chữ tình trong anh quá nhiều?
Đúng là hoài niệm luôn có giá trị, ai cũng có hoài niệm... Lớn lên nhớ về tuổi thơ, trưởng thành mình nhớ về thời khó khăn. Một bài hát cũng gợi cho tôi nhớ về điều gì đó. Tôi nghĩ đó là những điều rất giá trị để con người ta sống tốt ở hiện tại và tương lai mà. Tôi là người sống quá tình cảm, chân thành nên nó luôn vận vào cả trong âm nhạc của tôi và nó sẽ ngày càng nhiều theo tuổi đời khi tôi sống sâu sắc, trải nghiệm hơn. Nghe rất già phải không (cười).
* Sống chân thành, tình cảm thì tốt nhưng như thế có bị thiệt thòi? Vì đâu phải ai cũng hiểu mình?
Đừng nghĩ vậy, tôi nghĩ sống như thế sẽ làm tâm hồn mình phong phú hơn. Giàu tình cảm mới quan trọng chứ không phải là tiền bạc, tôi không cần ai cũng hiểu điều đó, miễn là mình thấy nó giá trị. Tôi có những tình bạn đã vài chục năm rồi, rất trân quý. Ai không hiểu thì mình phải chấp nhận thôi.
 
 Tôi là người ít biểu cảm ra bên ngoài cho mọi người thấy. Nhiều khi nó ngầm ở bên trong, nhiều khi “nổi loạn” mà không ai biết
Quang Dũng

Nhiều khi nó ngầm... ở bên trong
Quang Dũng không thích nói nhiều những chuyện riêng tư trên báo chí, nhưng dù anh có “kín cổng cao tường” thế nào thì vẫn bị soi... vì đó là cuộc sống của người trong showbiz. Dù anh tự chọn cho mình sự tách biệt và luôn cân nhắc trước những ồn ào về cuộc sống riêng giờ đã thành quá khứ, thì người ta vẫn muốn “xới” lên khi có dịp. Nhưng anh bảo: “Tôi vẫn chia sẻ thẳng thắn khi có thể, nhưng chưa bao giờ tự tạo cơ hội để trả lời những gì thuộc về riêng tư. Tôi sợ xì căng đan, thấy nó sắp đến là tôi đã muốn chạy xa rồi”.
* Con người anh dường như ít thấy sự sôi nổi thì phải?
Tôi là người ít biểu cảm ra bên ngoài cho mọi người thấy. Nhiều khi nó ngầm ở bên trong, nhiều khi “nổi loạn” mà không ai biết (cười lớn).
* Anh có thể “nổi loạn” ư, điều này nghe hơi lạ... Vậy là Quang Dũng có một con người khác nữa?
Khi nào có dịp “tụ tập” với tôi sẽ biết thôi. Khi có dịp vui chơi với bạn bè, hầu như tôi là người sôi nổi nhất trong đám đấy. Nhảy nhót, hát ca, thậm chí là nhảy lò cò như một đứa con nít.
* Vậy sao anh không đem sự sôi nổi ấy vào hoạt động của showbiz vì nhiều năm nay anh là một “dấu lặng” ở các cuộc vui trong giới?
Thật ra tôi có nhiều hợp đồng ràng buộc nên thời gian qua đã từ chối nhiều lời mời tham gia chương trình, game show. Sắp tới sẽ trở lại tích cực hơn. Hơn nữa showbiz Việt năm qua có quá nhiều biến đổi, những chương trình mang tính thương mại nhiều hơn, nói chung là hỗn độn... Những chiêu PR sản phẩm, hình ảnh giờ không như ngày xưa, toàn là xì căng đan khiến tôi chán... Tôi đang dạy dỗ con trai và những người cháu của mình, chúng xem tôi như thần tượng, như cha, hằng ngày tôi phải uốn nắn chúng. Nếu mình không khéo thì sẽ không hay vì tôi đâu chỉ sống cho riêng mình.
* Như thế hẳn là anh nghiêm khắc lắm nhỉ?
Tôi rất nghiêm khắc nên không thể tạo ra điều tiếng, sự ồn ào nào. Thấy thấp thoáng “bóng dáng” của xì căng đan là tôi đã chạy xa rồi. Tôi muốn mình là người nghệ sĩ chân chính. Làm sao đến vài chục năm nữa, người ta vẫn nhắc đến tôi với một giá trị nào đó, điều đó mới thật sự có ý nghĩa với những người sống chết với nghề. Tôi sẽ gìn giữ mãi điều đó.
* Dù đời tư anh luôn “kín cổng cao tường” nhưng một số ồn ào liên quan đến cuộc sống riêng vẫn mặc nhiên đến, anh có cảm thấy khó chịu?
Khán giả luôn quan tâm đến cuộc sống của người nghệ sĩ. Và báo chí bây giờ cũng luôn muốn người ta tò mò... Khó chịu ở đây là sự soi mói quá nhiều, đâm ra mất đi cái đẹp của hai chữ nghệ sĩ, quan tâm ở mức độ nào đó thôi thì được. Hình ảnh nghệ sĩ mà mất đi thì khi mình đứng trên sân khấu, cái biểu cảm của mình luôn ở trong ngờ vực, nên làm sao phải chừng mực thôi.
* Nhưng nếu anh cứ né tránh thì cũng đâu có dễ với truyền thông, mà im lặng đôi khi khiến người ta càng tò mò?
Mình phải luôn luôn cố gắng cân nhắc có thể, mỗi người có cách riêng thôi. Tôi không bao giờ tránh né đâu, có cơ hội tôi vẫn chia sẻ thẳng thắn vì mình sống cho bản thân nữa mà. Nhưng tôi không bao giờ tự nhiên lên tiếng... thế thì nó vô duyên lắm.
* Mối quan hệ giữa anh với “người cũ” bây giờ thế nào? Vì có vài thông tin gần đây hơi căng thẳng nên người ta tò mò?
Jennifer Phạm đã lập gia đình, hai cuộc sống khác nhau rồi nên tốt nhất là luôn tạo niềm vui cho nhau. Cô ấy đang sống tốt và yên bình thì tôi cũng rất vui. Hai người cũng từng là vợ chồng thì người nào có niềm vui viên mãn chắc chắn người kia cũng sẽ chia sẻ, vui lây. Có nhiều người thắc mắc là tôi có cảm thấy buồn và khó chịu không khi con trai về sống với bố dượng. Nói tôi không buồn thì không đúng. Nhưng hiện tại cháu đang sống cùng ông bà ngoại ở Mỹ, có nề nếp, học hành bên đó rồi, chắc cháu không sống ở VN. Có nhiều thông tin không chính xác khiến tôi cảm thấy rất buồn.
* Ngày đám cưới Jennifer Phạm, nhiều người thấy trên trang Facebook của anh có những dòng status buồn... Dường như vẫn là cái gì đó khắc khoải?
Facebook đó không phải của tôi, tôi muốn đính chính điều đó. Là một trang Facebook ảo nào đó.
* Anh có tiếc nuối khoảng thời gian từng có của một cặp đôi từng được xem là hoàn hảo của showbiz Việt?
Tôi không muốn nhắc đến nữa vì hiện tại tôi và cô ấy đang có những niềm vui riêng, tiến triển tốt thì tôi không muốn nói thêm gì nữa. Con trai tôi đang sống tốt với ông bà ngoại ở bên đó nên tôi và mẹ cháu rất yên tâm. Điều mà tôi nghĩ quan trọng hơn cả là tôi và cô ấy phải cố gắng hết sức để dành thời gian cho cháu. Đó là niềm vui và hạnh phúc của tôi trong cuộc sống sau âm nhạc.
* Năm nay anh ăn tết ở đâu?
Tôi ăn tết ở VN. Nghệ sĩ mà, chạy show liên tục, cuối năm tất bật lắm.
* Cảm ơn anh về cuộc trò chuyện. Chúc anh hạnh phúc trong năm mới!
Thu Thủy
(thực hiện)

Một số món nhậu ngon - hihi


1/
THỊT CHÓ HOM ( Tèo chi Hai chỉ- Món ngon miền Nam)
-1 kg thit cho suon càng ngon
     -  1 hũ cary chay
- Xả - Bột nghệ - tương hột – Đường – tỏi - ớt
Ướp thịt chó trong khoảng 15p xào cho 1 trái dừa
THỎ HấP Sả ỚT
Dùng nóng.
Nguyên liệu:
- 250gr đùi thỏ.
- 2 nhánh sả tươi.
- 4 quả ớt sừng.
- 1 thìa súp rượu thơm.
- 1 thìa cà phê hạt nêm.
- 1 thìa súp dầu ăn.
- 1/2 thìa cà phê nước mắm.
Thực hiện:
- Rửa sạch đùi thỏ, để ráo, dùng dao khứa vài đường.
- Lột bỏ lớp vỏ ngoài của nhánh sả, băm thật nhuyễn.
- Bỏ hạt ớt sừng, băm nhỏ.
- Ướp thịt thỏ với rượu thơm, hạt nêm, dầu ăn, nước mắm, ớt băm, sả băm.
- Để hỗn hợp thịt ướp khoảng 15 phút cho ngấm đều gia vị.
- Cho thịt thỏ vào lò hấp khoảng 20 phút.
2/Lẩu Vịt
Món lẩu dễ làm mà ngon.
Nguyên liệu:
- 1 con vịt cổ lùn, rượu, gừng.
- 1/2kg khoai môn tàu.
- 100gr nấm rơm búp, 6 tép tỏi.
- 2 muỗng súp bột năng.
- 1 củ cà rốt.
- 1 củ hành tây trắng.
- 100gr hành tím.
- 2 trái dừa xiêm, dầu ăn, rượu thơm.
- Tiêu, muối, đường, bột ngọt.
Thực hiện:
- Vịt: Chà rượu, gừng, làm sạch, chặt miếng vừa ăn để ráo.
- Ướp tiêu, muối, bột ngọt, tỏi bằm, 2 muỗng súp rượu thơm.
- Để vịt thấm 15 phút.
- Khoai, cà rốt gọt vỏ, cắt vừa ăn, chiên sơ.
- Nấm gọt sạch, ngâm nước lạnh, bột năng.
- 10 phút xả sạch, xào sơ, gia vị.
 - Chảo nóng cho 2 muỗng súp dầu, 1 muỗng súp tỏi bằm phi vàng, cho vịt vào xào thật thấm.
- Đổ nước dừa xiêm, nước lạnh ngập mặt, hầm cho vịt gần mềm.
- Thêm hành tím, khoai, nấm, cà rốt hầm cho tất cả mềm, gia vị vừa ăn, cho hành tây vào.
- Nhắc xuống.
- Cho tất cả vào lẩu, rắc hành tím bào mỏng, phi vàng lên mặt.
- Dọn kèm dĩa bún, rau giá, bắp chuối, chén chao tán nhuyễn, ớt sa tế.



LẨU VỊT MIỀN TÂY
I. NGUYÊN LIỆU
- 1/2 con vịt mập 1kg + 1 ly rượu trắng nhỏ
- 1 nhánh gừng - 2 trái dừa xiêm
- Ngò, bún, rau xà lách, giá, bắp chuối + rau muống + chanh ớt
- Tiêu + muối + đường + bột ngọt + 6 tép tỏi + dầu ăn + nước mắm
II. CÁCH THỰC HIỆN
Chuẩn bị
 Vịt: chà rượu + gừng thái nhuyễn, chà sạch trong và ngoài cho hết hôi lông. Rửa sạch để cho ráo. Lóc bỏ da và xương. Thịt vịt thái sợi.
- Gừng: gọt vỏ thái sợi nhuyễn.
- Ớt: bỏ hột. 1 trái thái sợi, 2 trái bằm nhuyễn.
- Cà: cắt dọc làm 6.
- Ngò: rửa sạch, bỏ cọng để ráo thái nhuyễn.
- Xương vịt: chặt nhỏ hầm lấy nước lèo 2 lít.
- Bún: trụng nước sôi.
- Rau + xà lách: rửa sạch để ráo thái nhỏ.
- Rau muống + bắp chuối: bào mỏng để ráo.
- Chanh: rửa sạch, cắt làm 6.
Cách chế biến
2 muỗng xúp dầu + 2 muỗng xúp tỏi bằm phi vàng cho thịt vịt xào thật săn, cho cà + ớt + gừng xào tiếp tục cho, nước dừa xiêm + nước lèo để lửa riu riu cho thịt vịt mềm. Nêm lại chút nước mắm ngon.
Trình bày / Cách dùng
Cho bún ra tô, trên rải ngò + tiêu. Dội nước lèo nóng lên tô có thịt vịt. Nước phải ngập mặt tô.
Món này dùng nóng với rau giá + bắp chuối + rau muống bào + chanh + ớt + nước mắm ngon.
Cách làm món Lẩu bắp bò


Heo rung
3/Heo rừng nướng ngũ vị
Món heo rừng nướng ngũ vị có cách làm giống như bao món nướng khác, nhưng cái tạo sự đặc biệt chính là ở cách chọn và ướp gia vị. Đầu bếp đã khéo léo hòa quyện chúng với nhau để tạo độ ngậy, độ thơm mang lại món ăn ngon miệng, bổ dưỡng.
Nguyên liệu
Thịt sườn heo rừng 300g, rượu chát đỏ 30ml, tỏi 1 củ nhỏ, hành tím 2 củ vừa, nước tương, mật ong, dầu ăn, mỗi thứ 1 muỗng canh, cam thảo 0,02g.
Thực hiện
Thịt heo rừng tươi lấy hết sườn và để nguyên miếng lớn. Tỏi, hành tím lột vỏ bằm nhuyễn. Trộn đều hỗn hợp gồm: rượu chát, tỏi, hành tím đã bằm nhuyễn, nước tương, cam thảo, mật ong, dầu ăn trong tô sau đó cho miếng thịt heo rừng đã lấy sườn vào ướp khoảng 10 phút và trong khi ướp phải dùng quen tre nhọn xăm đều lên miếng thịt để thịt ngấm gia vị. Sau đó vớt thịt ra cho lên vỉ nướng. Để thịt heo nướng được mềm và ngon nên nướng trên bếp than lửa vừa phải và nướng đến khi thấy thịt chuyển sang màu vàng là được.
Thưởng thức
Khi thịt nướng chín thái thành miếng vừa ăn bày ra đĩa, ăn kèm cùng các loại rau thơm và chấm chao hoà chút đường.
Chao: Chao là đậu phụ được làm từ đậu nành nhưng qua phương pháp ủ cho lên men, tạo thành các bánh chao mặn, béo ngậy và là nguyên liệu của nhiều món ăn hấp dẫn, nhất là các món ăn chay.
4/Heo rừng nướng chao
Heo rừng nướng chao có cách nướng giống heo nướng ngũ vị nhưng tạo thành một món khác biệt nhờ cách ướp gia vị. Món nướng này ăn kèm cùng các loại rau thơm để tăng sự hấp dẫn. Vị thơm của rau, sả, vị bùi của mè, đậu phộng kết hợp với độ ngọt tự nhiên của thịt heo rừng tươi ngon sẽ mang đến cho bạn sự khác biệt khi thưởng thức.
Nguyên liệu
  Thịt vai heo rừng 300g, chao đỏ 1miếng, sả cây 2 cây, hành tím 4 củ, tỏi 1 củ nhỏ, đường 20g, dầu ăn 1muỗng canh, mè trắng 20g, đậu phộng 30g, ớt bằm 1/2 muỗng cà phê.
Thực hiện
Thịt vai heo rừng thái miếng mỏng vừa ăn. Sả cây, hành tỏi băm nhuyễn. Trộn tất cả hỗn hợp gồm: Chao đỏ, sả bằm, tỏi, hành tím, ớt bằm, mè, dầu ăn, đường trong tô rồi cho thịt heo rừng đã thái vào ướp khoảng 5 phút. Sau đó vớt ra và trải đều lên vỉ nướng khoảng 5-7 phút là được. Bày ra đĩa và rắc đậu phộng đã rang chín, tẩy vỏ lên trên.
Thưởng thức
Món này chấm chao và ăn kèm cùng các loại rau thơm. Nên ăn nóng để thịt mềm không bị cứng và có hương vị thơm, đậm đà của các loại gia vị.
  Sả cây: Sả ngoài công dụng làm thực phẩm, tạo hương thơm cho các món ăn nó còn là một dược liệu quý. Sả cây mọc theo từng khóm, rất dễ trồng và dễ tìm mua tại các chợ, siêu thị.
5/Heo rừng giả cầy
Các món ăn từ thịt heo rừng có mặt chưa lâu trong thực đơn của các nhà hàng nhưng đã nhanh chóng trở thành món ăn được ưa thích ở Việt Nam. Thịt heo rừng có thể làm được rất nhiều các món khác nhau và món giả cầy mặc dù được chế biến hơi cầu kỳ nhưng lại mang cảm giác rất lạ và ngon miệng cho người thưởng thức bởi vị ngậy của nước cốt dừa, vị thơm ,ngọt của thịt rừng, gia vị...
Nguyên liệu
Thịt heo rừng (ba rọi) 300g, đậu tương 100g, chao đỏ 1 miếng, nước cốt dừa 130ml, hành tím, sả cây 100g, củ riềng 50g, đường 20g, nước dừa 1 chén, bánh mì 1 ổ lớn.
Thực hiện
Thịt heo rừng thái miếng vuông khoảng 2cm (thái miếng phải có cả nạc, mỡ và bì), đậu tương xay nhỏ, hành tím, củ riềng và sả cây băm nhuyễn. Cho hỗn hợp gồm: đậu tương xay, hành tím, sả, riềng, đường vào nồi dầu nóng xào thơm, sau đó cho nước dừa, nước dùng (nước dùng được hầm từ xương heo trước đó) và thịt heo vào hầm khoảng 40 phút thì tiếp tục cho nước cốt dừa vào và đun sôi trở lại là được.
Thưởng thức
Món heo giả cầy ăn cùng bánh mì, món này có thể ăn thay cho bữa chính của những ngày nghỉ hay là món ăn chính trong các bữa tiệc.
6/Cháo bồ câu
Nguyên liệu
2 con bồ câu
 150g gạo dẻo
 50g đậu xanh
 100g nấm rơm
 2 lít nước dùng gà
 Hành tây, hành tím, hành lá, ngò, muối, bột nêm, tiêu
Thực hiện
  Bồ câu làm sạch, bằm nhuyễn cả thịt và xương, chỉ chừa lại cánh và đầu để trang trí cho đẹp. Ướp bồ câu với gia vị gồm muối, bột nêm, tiêu, hành tím bằm cho thấm khoảng 30 phút.
Gạo vo sạch, cho vào nồi nước dùng gà nấu sôi, thêm đậu xanh đã ngâm mềm và nấm làm sạch vào ninh nhừ. Trước khi ăn mới cho thịt bồ câu vào nấu sôi trở lại. Nêm thêm gia vị cho vừa miệng ăn.
  Múc cháo ra tô, rắc lên chút hành tây, hành lá, ngò cắt nhuyễn, cùng một chút tiêu cho thơm.
  Làm nước táu để quay chim sẻ?
   chim bạn mổ moi, lấy rau răm, muối, bột ngọt, tiêu xoa quanh thân chim, còn lại nhét vào bụng chim, để như thế 30 phút
 nước ( tùy lượng chim bạn cần làm) cho quế, hoa hồi, thảo quả cho vào đun sôi cho thôi hết chất thơm ( cái này là nước táu)
 cho chim vào nấu chung ( chỉ đế chim vừa chín tới thôi nhé) mang chim ra để ráo, lấy khăn thấm chim cho khô, sau đó bạn hòa mạch nha hặc mật ong, nghệ với nước cho loãng ( chỉ hơi loãng thôi) rồi quét hết mình chin để thêm 20 phút rồi chiên ngập dầu, chiên nhanh vì chim đã gần chín để chim giòn và tạo mầu thôi ... chiên lâu chi sẽ khô và dai .
 mà quên trước khi chiên phải lất dao nhọn đâm thủng 2 mắt của nó không là khi chiên nó nổ văng dầu bỏng đấy nhé ...
7/Chim cút chiên giòn
 Đây là một món ăn rất thích hợp để "đổi vị" cho bữa cơm gia đình nhân dịp cuối tuần. Bạn cần lưu ý chọn những con chim cút khoẻ mạnh và béo để món ăn ngon và hấp dẫn hơn.
Vật Liệu
1 vỉ chim cút 6 con
tỏi + hành tím băm nhỏ
1/4 cup xì dầu
1 muỗng soup bột nêm hiệu con ga`
3-4 muỗng đường
3 muỗng dầu ăn
1 muỗng cafe tiêu
chút bột ngọt
1 muỗng cafe ngũ vị hương
1/2 muỗng cary bột
Cách làm
Chim cút mua về rửa thật sạch với dấm và rượụ. Sau đó để ráo và cắt làm đôi. Dùng giấy thấm lau khô thịt chim cu't. Kế đó trộn sauce trong thau nhỏ với hành + tỏi bằm nhỏ + xì dầu + dầu ăn + ngủ vị hương + 1/2 muỗng carry bột + gia vị chút đường + tiêu . Đừng bỏ mật ong nha, chiên dể bị khét. Cho tí dầu hào vô cũng được 
Trộn cho tan gia vị, và nếm thử sauce vừa miệng mặn, ngọt là được. Sau đó bỏ chim cút vào ướp qua đêm trong tủ lạnh. Khi chiên thì chiên deep fry. Dùng nồi nhỏ cho đỡ hao dầu, dầu nóng bỏ chim cút vào chiên, nhớ trở mặt qua lại cho chim cút được vàng đều. Khi chim cút trở ma`u vàng nâu thi` vớt ra để thấm dầu, ăn nóng mới ngon.
Món này ăn với muối, tiêu, chanh . Hay ướp hơi mặn một tí ăn chung với cơm cũng ngon lắm.
Nếu ai muốn ăn chim cút chiên bơ, thì sau khi chiên, chim cút còn nóng chỉ cho bơ  lên là có mùi bơ.



8/SƯỜN NON SỐT CHANH

Nguyên liệu: 300 gr sườn non; Bột giòn, nước cốt chanh; Gia vị, hành, tỏi, hạt nêm
Thực hiện: Chặt sườn nhỏ bằng 2 đốt ngón tay, ướp gia vị cho thấm, sau đó lăn qua bột giòn chiên.
Nước xốt: Nước xương heo nấu sôi, nêm gia vị, quậy thêm một chút bột năng cho sánh. Sau đó đổ nước cốt chanh vào nêm cho vừa ăn.

Trộn hỗn hợp nước xốt lên sườn, xắt ngò, hành tây lót bên dưới.

Yêu cầu: Sườn vàng, giòn, mềm, ăn ít béo vì có vị chua của chanh.

9/LƯỠI HEO KHÌA NƯỚC DỪA
Nguyên liệu:
1 cái lưỡi heo
1 củ gừng, 1 củ tỏi, vài nhánh hành tươi
1 chén nhỏ rượu trắng
2 thìa súp xì dầu
2 thìa cà phê bột ngũ vị hương
1 chút màu điều hoặc bột nghệ hoặc bột ớt để món ăn có màu đẹp hơn
3 hoa hồi và 1 miếng quế nhỏ
1 thìa cà phê đường
1 quả dừa tươi hoặc một lon nước dừa không đường.
Bước 1:
 Lưỡi heo xát muối, rửa sạch rồi cho vào nước sôi chần qua. Lấy dao cạo sạch phần trắng trên lưỡi heo cho sạch.
Cho gừng đập dập và rượu vào nước sôi rồi tráng lại lưỡi heo bằng hỗn hợp rượu gừng này cho hết sạch mùi.
Bước 2:
 Bằm nhỏ tỏi, hành củ. Trộn tỏi, hành, ngũ vị hương, màu điều, xì dầu và đường với nhau. Cho lưỡi heo vào ướp với hỗn hợp này khoảng 30 phút.
Bước 3:
 Làm nóng 1 thìa súp dầu ăn trong nồi.
Khi dầu thật nóng thì cho lưỡi heo cùng hỗn hợp ướp vào nồi.
Rán sơ qua hai mặt lưỡi heo.
Bước 4:

Sau đó cho hồi, quế vào nồi.
Dừa đục lấy nước, chế vào nồi cho ngập miếng thịt.
Đun sôi rồi hạ lửa nhỏ đun liu riu cho đến khi nước cạn còn 1/3. Thái mỏng lưỡi, xếp lại vào nồi.
Nêm lại cho vừa miệng. Rắc hành lá cắt nhỏ lên trên rồi ăn nóng.
Món lưỡi heo khìa nước dừa dù thật bình dân nhưng cũng không kém thơm ngon đâu nhé! Từng miếng lưỡi heo ngọt, béo, giòn dai lại thơm mùi hoa hồi và quế, ăn kèm với dưa góp thật là ngon. Món này ăn với cơm hay bánh mì đều ngon. Vì độ béo và cay, nóng của gia vị, món lưỡi heo khìa nước dừa thích hợp hơn cho bữa cơm mùa lạnh.












10/ LẨU BẮP BÒ CHUA CAY
 Mail Bắp bò chắc thịt, thơm mùi gừng quyện trong nước lẩu chua cay đem lại một hương vị mới đặc sắc cho nồi lẩu của gia đình bạn.
Nguyên liệu:
bắp bò 700gr
thịt bò phi lê 300gr
củ riềng, sả  30gr
cà chua 4trái
vắt mì, bánh phở 3cái
me 1vắt
gừng, ớt hiểm
nước mắm, hạt nêm, đường
kèo nèo, rau chuối, rau nhút
dầu ăn, nước dùng
Chế biến:
   1. Sả cây rửa sạch, xắt lát. Củ riềng gọt vỏ, xắt lát. Gừng đập dập. Ớt hiểm rửa sạch, xắt lát. Cà chua xắt múi cau. Kèo nèo, rau chuối, rau nhút lặt rửa sạch. Me dằm với nước cho ra nước chua. Bò phi lê xắt lát vừa ăn. Bắp bò cho vào nồi, hầm với nước xâm xấp, thả gừng đập dập vào.
   2. Bắp bò mềm chặt miếng vừa ăn. Bắc nồi, tráng một ít dầu ăn, cho sả, riềng, ớt vào xào cho thơm, đổ vào 1 lít nước dùng, xuống nước me, nêm 1 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng canh hạt nêm, 1 muỗng canh đường vừa ăn. Thả cà chua vào. Khi ăn thì nhúng bò phi lê, mì, bánh phở và rau sống

11/ thỏ xào lăn
Chỉ dùng thịt nạc có cả da để làm món xào lăn)

 1. Chọn Và Làm Thịt:

 Thỏ đã làm sạch, nếu con thỏ nhẹ kí thì chỉ lấy đùi sau, chặt bỏ chân, dùng dao mỏng bén rạch sâu một đường dài dọc theo xương ống, sẽ tách bỏ ống xương dễ dàng, lấy nguyên miếng thịt đùi, cắt rọc thành miếng dài chiều ngang chừng 3 ngón tay rồi cắt ngang thành lát thật mỏng. Nếu thích ăn da hãy lấy thêm phần bụng tiếp xúc với đùi. Nếu con thỏ lớn, tách lấy thỏi thịt thăn lưng, cắt ngang lát mỏn, món xào lăn của bạn sẽ rất mềm. Thỏ VN da mềm, mỏng, trong khi thỏ “hải ngoại” thường là da dày hơn. Lưu ý chi tiết này để cắt miếng thịt cho thật mỏng.

 2. Ướp Thịt:

 Trộn vào mỗi 300 gram thịt đã cắt mỏng: 1/2 muỗng cà phê muối + 1/3 muỗng cà phê tiêu + 2/3 muỗng cà phê ngũ vị hương + ½ muỗng súp hành tím và tỏi băm + ½ muỗng súp sả củ băm thật nhuyển, để qua một giờ.

 * Tuỳ thích thêm ½ muỗng súp nước mắm ngon, giảm muối còn 1/3 muỗng cà phê. Lưu ý chất lượng nước mắm, nếu không món ăn sẽ bị trở mùi.

 3. Chuẩn Bị:

 30 gram nấm mèo, ngâm nước cho nở lớn, cắt bỏ gốc rể, xé thành miếng nhỏ; 100 gram hành tây, chẻ làm tám, tách từng tép; 150 gram cà chua chín cắt dọc làm tám; 2 -3 cọng rau ngổ (rau ôm) ngắt khúc ngắn; 2/3 chén lá tía tô và ngò gai cắt sợi nhỏ. ít hành tím lột vỏ, cắt lát mỏng phi vàng với chút dầu vớt ra để ráo, ít đậu phụng rang đãi vỏ, giả dập.

 Thịt thỏ nguyên con

 4. Xào Thịt:

 Làm nóng 2 - 3 muỗng súp dầu ăn, để lửa vừa, cho thịt vào xào nhanh và đều tay trong khoảng một phút, thấy thịt vừa chín tới, cho cà chua, nấm vào xào tiếp trong khoảng nửa phút, rồi cho tiếp phân nửa phần rau ngổ với hành tây vào, châm thêm vào chừng hai hoặc ba vá nhỏ nước nóng, để sôi lại nước xào rồi tuỳ ý nêm lại với chút xíu muối, đảo đều là cho thịt ra dĩa, trải phần rau ngổ còn lại lên mặt thịt, rắc thêm tía tô, ngò gai, hành phi, đậu phụng. Tuỳ thích dọn kèm nứơc mắm nguyên chất, chanh ớt tươi hay xì dầu.

 * Tuỳ ý dùng dầu phi với hột điều màu để xào. Làm nóng 3 muỗng súp dầu cùng 1 muỗng cà phê hột điều màu, vớt bỏ hột điều sau khi dầu có màu vàng đỏ sậm. Món xào sẽ có màu vàng sậm hơn. Tuy nhiên nhiều bà nội trợ cho rằng thịt thỏ tươi xào lên sẽ có màu sắc tự nhiên, đây cũng là cách xác nhận thịt có ngon hay không. Còn dùng dầu màu điều, món ăn nhìn hấp dẫn nhưng có vẽ không ”thật thà”.

 5. Lưu ý:

 Thịt thỏ VN rất mềm nên thời gian để xào 300 gram thịt chỉ khoảng vài phút.

 6. Nói thêm:

 Những loại rau thơm như tía tô, ngò gai và phụ gia như hành phi, đậu phụng... tạo hương vị chuyên biệt cho món ăn theo cách xào quen thuộc của bếp miền nam VN. Nhưng cũng có người chỉ thích dùng thuần tuý rau ngổ ngắt khúc ngắn với chút tiêu bột. Nếu dùng rau ngổ cắt nhỏ và cho vào món xào từng ít một, các bạn sẽ thăm chừng được độ nồng của món ăn hơn vì khẩu vị nhiều người không chịu được mùi của loại rau này.
ếch xào xả ớt
Vật liệu:
 -1/2 kg đùi ếch
 -50 gr sả băm nhuyễn
 -1 củ hành hương lớn băm nhuyễn
 -3 tép tỏi băm nhuyễn
 -1 trái ớt cay băm nhuyễn
 -1 muỗng cà phê bột cà ri
 -3 lá thơm (Bay leaf) cắt sợi chỉ
 -1 muỗng canh nước mắm
 -1/4 muỗng cà phê bột ngọt hay/2 muỗng ca phê bột nêm
 -1 bó rau ngò om xắt nhuyễn
 -2 muỗng súp đậu phộng rang, giả đừng nát quá
 -2 muỗng canh dầu ăn
Cách làm:
 Ếch đã làm sẵn ngoài chợ mang về, hay bán trong đông đặc, rửa sạch lại với muối và chặt miếng nhỏ, size "vừa đũa". Hoặc để nguyên đùi, nếu là đùi vừa hay nhỏ. Nhưng để nguyên thì dể ăn hơn
 Ướp thịt ếch với các thứ: sả, hành hương, ớt, bột cà ri, lá thơm, nước mắm, bột ngọt cho thấm khoãng 30 phút. Trên chảo nóng, phi tỏi băm với dầu ăn, xào ếch thấm gia vị ướp trên lửa nóng chừng 10 phút. Thịt ếch chín, tắt lửa, trộn nhanh tay ngò om và đậu phộng rang giã vào.
 Có người thích để vào vài muỗng súp nước cốt dừa cho thêm vị béo
 Món này ăn với cơm nóng hay nhậu với vài xị rượu đế hay vài chai Bia thì ....hãy cứ vui chơi cuộc đời
GIÒN DAI LƯỡI HEO KHÌA NƯớC DừA
Nguyên liệu:

 1 cái lưỡi heo
 1 củ gừng, 1 củ tỏi, vài nhánh hành tươi
 1 chén nhỏ rượu trắng
 2 thìa súp xì dầu
 2 thìa cà phê bột ngũ vị hương
 1 chút màu điều hoặc bột nghệ hoặc bột ớt để món ăn có màu đẹp hơn
 3 hoa hồi và 1 miếng quế nhỏ
 1 thìa cà phê đường
 1 quả dừa tươi hoặc một lon nước dừa không đường.
Cach lam:
-          Lưỡi heo xát muối, rửa sạch rồi cho vào nước sôi chần qua. Lấy dao cạo sạch phần trắng trên lưỡi heo cho sạch.
-          Cho gừng đập dập và rượu vào nước sôi rồi tráng lại lưỡi heo bằng hỗn hợp rượu gừng này cho hết sạch mùi.
-          Bằm nhỏ tỏi, hành củ. Trộn tỏi, hành, ngũ vị hương, màu điều, xì dầu và đường với nhau. Cho lưỡi heo vào ướp với hỗn hợp này khoảng 30 phút.
-          Làm nóng 1 thìa súp dầu ăn trong nồi.
-          Khi dầu thật nóng thì cho lưỡi heo cùng hỗn hợp ướp vào nồi.
-          Sau đó cho hồi, quế vào nồi.
-          Dừa đục lấy nước, chế vào nồi cho ngập miếng thịt.
-          Đun sôi rồi hạ lửa nhỏ đun liu riu cho đến khi nước cạn còn 1/3. Thái mỏng lưỡi, xếp lại vào nồi.
-          Nêm lại cho vừa miệng. Rắc hành lá cắt nhỏ lên trên rồi ăn nóng.






LẨU BÒ

 Vật Liệu :
 1 đuôi bò, hành , ngò
 1/2 vú bò
 100g măng khô
 2 muỗng súp rượu thơm
 200g củ sen
 100 g ớt saté
 100g gừng
 3 trái dừa xiêm
 1 hủ chao
 1/2 muỗng cà fê ngũ vị hương
 1 cây rau tía tô
 300 g cải bẹ xanh
 1 nắm hẹ
 5 cọng sả
 1 bó rau tần ô
 1 củ hành tây
 1 củ sắn
 6 vắt mì sợi
 Gia vị
 1 củ cải trắng
 1 củ khoai môn nhỏ

 Cách Làm :

 1) Chuẩn bị :
 - Đuôi heo làm sạch chặt miếng vừa ăn , vú bò xắt miếng ướp gia vị và rượu thơm + 2 muỗng xúp nước gừng + 1 muỗng súp ớt saté + ngũ vị hương để 1/2 giờ cho thấm . Bắt chảo mỡ phi hành tỏi thơm cho thịt vào xào để nước dừa + sả đập dập bó lại + củ sen xắt lát mỏng + gừng xắt lát + củ sắn + củ cải tră"ng xắt miếng to
 -Khoai xắt miếng
 -Măng khô ngâm nươ'c luộc sơ , xắt miếng xào sơ nêm gia vị

 2) Chế biến :
 - Cho thêm vào nồi thịt măng + khoai môn nấu cho thịt mềm nêm gia vị cho vừa ăn
 - Hành tây xắt lát mỏng + tía tô + hành ngò xă"t sợi
 - Chao tán nhuyễn + đường + bột ngọt + ớt saté

 3) Trình bày :
 Cho thịt ra cái siêu đất trên để mỡ thơm + hành tây + hành ngò + tía tô . Ăn chung với rau tần ô + hẹ cắt khúc + cải bẹ xanh cắt khúc + mì sợi + hủ tiếu .

 Chừng nào ăn cho siêu lên bếp lò nhúng rau và các thư" vào ăn với chao
Nguyên liệu:

LẨU THẬP CẨM
Thịt bò thái miếng mỏng

Nửa con gà chặt miếng nhỏ

500 gr tôm to

Cá viên

Đậu phụ

Miến, mỳ tôm

Rau muống, rau cải, bắp cải

Nước dùng

Sa tế, xì dầu

Tỏi, tai chua

Mù tạc, hành xanh

Gia vị
Nồi lẩu điện
Bên cạnh thịt bò, các loại hải sản cũng rất được ưa chuộng khi ăn lẩu. Bạn có thể chọn tôm, ngao, mực hoặc sò điệp

Rau bắp cải, cải xanh hay rau muống, các loại rau ngọt và nhanh chín đều thích hợp
Các gia vị chua cay cũng rất quan trọng, sa tế, tỏi, hành, ớt chưng, nước sốt cà chua...
Cách làm:

Cho nước dùng vào đầy nồi, nước dùng này có thể từ thịt gà hoặc xương heo bạn đun trước. Đun sôi nước dùng cho vài cái tai chua cho có vị chua dịu. Nêm chút gia vị cho nước đậm đà.
Nước sôi là lúc cả nhà bắt đầu ăn được rồi, trước tiên cho các một ít thịt như gà, bò, tôm vào để nước ngọt hơn. Đậy vung để thịt chín sau đó mở vung và bắt đầu nhúng lần lượt các thức ăn mà bạn thích.
Lẩu gà Thái



 Một nồi lẩu có thể tạo nên cả bữa ăn hấp dẫn rôm rả, cả gia đình và bạn bè có thể quây quần, ai cũng được ăn thứ mà mình thích
Nguyên liệu :

Gà mái một con khoảng 1.300 gr

Nước dùng gà một nồi nếu có.

Một hộp nước cốt dừa.

Gà mái một con khoảng 1.300 gr

Nước dùng gà một nồi nếu có.

Một hộp nước cốt dừa.



Gia vị :

6 củ sả tươi, đập giập, cắt khúc.

1 nhánh riềng đập giập.

3 quả chanh nhiều nước.

1 nắm lá chanh thái nhỏ

1 ít là mùi, cắt khúc.

Hành khô vài củ thái nhỏ.

Tỏi hai củ to, đập giập, băm nhỏ.

Ớt bột hai thìa phở đầy.

Dầu ăn.

Rau ăn kèm :

Nấm hương, thêm nấm khác nếu có. Nấm hương ngâm nước ấm cho nở.

Người Thái có nhiều thứ rau ăn kèm, trong đó có cả các loại búp hoa, còn tùy nơi mình ở, có nguyên liệu ăn kèm lẩu nào thì dùng thứ đó, nhưng nên có lá ngổ, mùi tầu ( ngò gai ), bắp chuối, ngô non, hoặc thích dứa thì ăn kèm dứa, rau cải thảo hay cải xanh thêm vào cũng được. Quan trọng nhất là vị nước dùng, đặc trưng gia vị Thái.

Bún ăn kèm : bún tươi, hoặc miến, mì.

Thực hiện :

Gà chặt miếng to. Ướp gà cùng chút gia vị : bột nêm, mắm, hành khô, tỏi, sả, một phần ớt bột… để ngấm trong tủ lạnh vài giờ.

Chuẩn bị nước lẩu :

Phi thơm hành, tỏi trong dầu, bỏ tiếp chỗ sả, riềng, ớt bột xào cho thật thơm, trút chỗ gia vị này vào nồi nước dùng gà, nêm nếm gia vị bằng bột nêm và chút mắm, đun khoảng 10 – 15 phút cho gia vị ra nước thơm trong nước dùng. Nêm ½ hộp nước cốt dừa đặc vào nước dùng, nếm tiếp dần nước cốt chanh cho đến khi được nồi nước lẩu ngọt, hơi đậm, ngậy béo của cốt dừa, chua vừa miệng và đặc biệt là thơm mùi hành tỏi xào, nổi vị cay đỏ của ớt chưng.

Trong một chảo nóng, xào qua chỗ thịt gà và nấm hương trước khi ăn cho ngấm gia vị, và để gà dễ chín hơn khi ăn lẩu. Bầy đĩa gà ra bàn.
Thả lá chanh vào nước lẩu, nồi lẩu đã sẵn sàng, bên cạnh là bát lá mùi Ta, mùi Tầu, rau ngổ, rau húng quế… ăn tới đâu bỏ tới đó cho rau thơm khỏi bị chín úa.

Lẩu gà đặc biệt
Ngày chủ nhật mát trời bạn hãy dành thời gian chế biến món gì hấp dẫn cho cả nhà nhé, xin giới thiệu một món lẩu gà rất đặc biệt và cũng dễ làm.

Nguyên liệu:

Gà ngon: 1 kg

Hành khô: 3 củ

Ớt nướng: 3 quả

Ghẹ: 1 con

Su hào: 1 củ

Nước mắm: 1 thìa canh

Hành, mùi tàu: 100 gr

Hạt tiêu: 1 thìa cà phê


Cách làm:


Thịt gà: chặt miếng vừa ăn

 Cho hành, ớt nướng, nước mắm, hạt tiêu vào nồi nước dùng đun sôi

Cho ghẹ, gà, su hào vào nồi lẩu

Đun cho nước sôi thì hớt hết bọt

Gà chín cho thêm hành, mùi tàu

Món này ăn với rau muống, ngải cứu và các loại nấm rất ngon
Nếu bạn thích nước lẩu ngọt và chất hơn nữa thì có thể cho thêm trứng vịt lộn




Trên đây, aFamily vừa giới thiệu với các bạn về thành phần của món lẩu gà đặc biệt. Đây là món ăn nổi tiếng của nhà hàng Quang Chi, địa chỉ 16 Lò Sũ, Hà Nội.

Nếu ngày nghỉ gia đình bạn muốn tổ chức một bữa liên hoan ngon miệng thì Quang Chi chính là không gian ẩm thực lý tưởng nhất với rất nhiều món ăn để bạn lựa chọn. Trong tiết trời mát mẻ, món lẩu gà Quang Chi bổ dưỡng này rất thích hợp và chắc chắn sẽ làm hài lòng cả nhà bạn.

Bạn cũng có thể thưởng thức lẩu gà tại nhà bằng cách gọi đến số Điện thoại: 0903.232.649 , lẩu sẽ được mang đến tận nhà bạn.

  • Công thức do nhà hàng Quang Chi cung cấp

Heo quay- bánh hỏi

Mình biết làm heo quay từ hồi mới qua đây. Vì làm cũng khá là dễ…và quan trọng hơn hết là…đỡ tốn tiền mua. Vì thịt mình làm ở nhà sạch sẽ, mới mẻ       thì ko cần nói hen, nói về giá cả thì chỉ bằng 1/3 bên ngoài. Nên đôi khi có tiệc, chịu khó làm chút thì đỡ tốn…khẳm luôn đó !  ^___^

Vật liệu :
1 kg thịt ba rọi ít mỡ      , cắt tảng cỡ 6-7cm
2 muỗng café muối
1 café đường
1 muỗng soupe hoisin sauce (hôm nay ko có, vì nhà hết roài)
2 muỗng  café bột quế và tai vị (có thể thay bằng ngũ vị hương ; bạn Mèo bỏ vài nhánh quế, vài cái tai vị mào máy xay thính mà xay…có mùi đậm đặc hơn)
2 muỗng soupe dấm
½ muỗng café bicarbonate (thuốc tiêu mặn) hay bột nổi (baking powder)

Cách làm
Nấu 1 chút nước trong nồi cho thật sôi, bỏ vào chút muối, lật phần da xuống dưới, bỏ vào nồi, trụng sơ cỡ 3-5’. Chỉ cần trụng phần da thôi nghen, vì vậy nhó bỏ vào nồi ít nước và dùng nồi to to chút
Vớt thịt ra, úp phần da xuống dưới, « xử lý » phần thịt trước : khía từng khía dài, cách nhau cỡ 1,5cm

Trộn muối, đường, hoisin sauce, quế, tai vị lại. Ướp vào phần thịt vừa khía, xoa cho đều, nhưng đừng chạm vào phần da. Nếu lỡ chạm vào ???      thì lau sạch đi vì ko da sẽ cháy sạm luôn đó !  bạn Mèo ko còn hoisin sauce nên ướp muối đường + gia vị thôi

Xong lật phần da lên, dùng dao nhọn đâm chi chít lên nó luôn, đâm càng nhiều, càng tốt, sau đó thoa dấm lên da, rắc bicarbonate lên, và bọc nó lại, để vào tủ lạnh qua đêm…  (con dao nhọn nhứt trong nhà chuyên xử anh da heo nè        )

Hôm sau, bật lò nhiệt độ từ 220-240°C nướng trong khoảng 50’ và thế là có heo quay…

Bánh hỏi express
Bánh hỏi ngâm trong nước âm ấm độ chừng 10’ cho sợi bánh hỏi rời ra, đổ ra rỗ, để ráo
Nấu 1 nồi  nước sôi, bỏ bánh hỏi vào, xong đổ ra rổ ngay lập tức.
Trộn vào phần bánh hỏi một ít bột năng hay bột bắp, sau đó bắt hình dạng dài, hay tròn tùy thích lên dĩa ăn, hoặc dàn đều mỏng trên dĩa, sau đó bỏ vào lò viba trong 2’
Lấy bánh hỏi ra thoa dầu hành

Cá cơm chiên – bóp gỏi xoài
Phá lấu tai heo- lòng heo
Cách làm phá lấu tai heo giòn ngọt béo ngậy mùi nước dừa cực ngon đây các chị ơi

Em thấy các chị bàn nhau cách làm các món phá lấu ngon quá nên góp vui với món Phá lấu tai heo giòn ngọt thơm ngon béo ngậy mùi nước dừa đây, trình độ bếp núc của em cũng tầm tầm thôi nên nếu chị nào có công thức nấu ngon hơn em thì cho em và các chị em khác học tập kinh nghiệm với nha

Vật Liệu :


 * 600 grs thịt lỗ tai heo , lỗ mũi ( hoặc 1 cái bao tử heo tươi , nếu bên QL có bán bao tử heo chín sẳn thì gọn hơn ).
a / Phần nước để luộc :

 * 5 cánh đại hồi ( hỏi trong chợ người ta sẽ chỉ )
 * 1 miếng quế
 * 7 tai đinh hương
 * 2 muỗng súp rượu mai quế lộ
 * 1 muỗng súp hắc xì dầu
 * 1 trái dừa

 b / Phần gia vị ướp thịt :

 * 1 muỗng cà phê ngũ vị hương
 * 4 muỗng súp nước tương
 * 1 muỗng cà phê bột ngọt
 * 1/2 muỗng cà phê đường.
 * 1/2 muỗng cà phê tiêu.

 Cách làm :


 * Lỗ tai , lỗ mũi rửa cho thật sạch với muối , xẻ lỗ tai , lỗ mũi theo chiều dọc để rửa được phía trong.

 *Nếu làm bao tử tươi, lộn ra bề trái , chà muối rửa sạch, ngâm dấm 5 phút, rửa sạch, rồi chà phèn chua cho sạch rồi đem luộc chín vói muối , vớt ra để ráo. ( còn mua loại đã làm sẵn luộc chín thì ko cần ).

 * Cho 2 lít nước lạnh vào ssong nấu sôi , rồi bỏ 2 muỗng cà phê bột ngọt , đại hồi, quế , đinh hương , rượu mai quế lộ , hắc xì dầu vào rồi bỏ tai heo, lỗ mũi heo ( hoặc bao tử ) vào luộc chín, vớt ra.

 * Đem thịt ( bao tử ) ướp chung với ngũ vị hương , nước tương , bột ngọt , đường, tiêu cho thấm chừng 1 giờ.

 * Bắc chảo dầu nóng , cho thịt ( bao tử ) vào ram , cho nước dừa vào hầm cho tới khi nước cạn là được.

 ** Khi ăn thì xắt miếng mỏng vừa ăn , ăn với bánh mì hay làm mồi cho mấy ông xã nhậu cũng ngon cực luôn

MónThịt be uop
- 300g thịt bê thui

- 1/2 quả ớt chuông xanh

- 1/2 quả ớt chuông đỏ

- 2 củ sả, thái nhỏ

- 1 mẩu gừng nhỏ băm nhỏ

- vài tép tỏi băm nhỏ

- 1 tsp nước mắm

- 2 tbs tương bần

- 1 tsp hạt vừng

- dầu ăn

Cách làm:

- Thịt bê rửa sạch, thái miếng vừa ăn. Ướp thịt bê với 1/2 lượng sả, gừng tỏi băm, nước mắm, tương và một chút dầu ăn. Ướp thịt khoảng 20-30 phút.

- Ớt chuông rửa sạch, thái miếng dài.

-          Làm nóng dầu ăn trong chảo, để lửa lớn, cho một nửa phần sả, gừng tỏi còn lại vào đảo cho thơm, rồi cho thịt bê đã ướp vào xào nhanh tay. Khi thịt bê còn tái thì cho ớt chuông vào xào đều, ớt vừa chín tới là tắt bếp. Nếm để thêm gia vị nếu cần.
Món Cánh gà chiên nước mắm
Nguyên liệu: (2 người)

- 2 cái cánh gà, làm sạch, cắt thành từng phần chỗ khớp nối

- 1 tbs nước mắm

- 1/2 tsp đường

- 1/8 tsp tiêu

- 3-4 tép tỏi, băm nhỏ

- dầu ăn

Cách làm:

- Dùng khăn hoặc giấy thấm khô cánh gà.

- Hòa chung mắm, đường, tiêu, tỏi vào bát. Cho cánh gà vào ướp 15 phút.

- Dùng nồi hoặc chảo nhỏ, cho dầu vào lượng vừa đủ, không quá nhiều (không cần chiên ngập dầu), xếp cánh gà vào rán.

-          Khi bề mặt ngoài chín và bắt đầu vàng thì gắp gà ra, bỏ lại vào bát nước mắm ban đầu, nhúng cho miếng gà ngập trong nước mắm khoảng 30 giây thì cho vào chảo rán lần nữa. Lần này rán đến khi miếng gà vàng ươm toàn bộ.
Cách ướp thịt để khi nướng thơm, ngon và mềm?
Có nhiều cách để ướp thịt cho thơm và ngon nhưng tùy vào khẩu vị của từng người, mình không biết khẩu vị nhà bạn thế nào, nhưng cứ cho bạn một số cách ướp thịt nha:

- ướp tỏi, 1 gói ngũ vị hương, đường hoặc mật, chút xíu gia vị và 1 quả cam sành vắt nước, bóp nhẹ tay, để 1 tiếng trong tủ lạnh

Cam là bí quyết để cho thị nướng không bị khô và cứng, đảm bảo vắt cam vào thịt nướng sẽ rất mềmKhi nướng xong rắc lên đĩa thịt nướng chút tiêuướp ngũ vị hương, mắm muối hành tỏi rồi còn đập 1 quả trứng vào trộn với thịt

- khi ướp thịt cho thêm 1 chút sữa ông thọ

- hành khô,tỏi (1 ít thui) khô bằm nhỏ,hạt tiêu,1 ít mắm,1 ít Knorr,1 ít mật ong, bóp đều với thịt,để 10 fút cho ngấm rồi nướng thôi ạ! Thêm 1 tí xíu khóm.

Chúc bạn thành công với món sườn nướng.
Muốn thịt mềm bạn nên chọn loại thịt có nạc và mỡ vì thịt có mỡ khi bạn nướng lên sẽ mềm , nhưng đừng mỡ quá thì sẽ làm cho mình dùng mau ngán , nếu thịt mà chọn nạc quá thì khi nướng sẽ khô, cứng.Cho nên chọn thịt nên chọn thịt vừa nạc , vừa mỡ và phần nạc nhiều hơn phần mỡ

Muốn cho thịt thơm bạn cần có gia vị , gia vị làm át mùi tanh và cũng có những gia vị làm thịt mềm và thơm ( ví dụ xì dầu chung với thịt bỏ làm thịt bò mềm )

Cách ướp

Bạn dùng cái chén ăn cơm để làm chuẩn cho việc đong đo cùa bạn , bạn dùng cái chén nảy để đong chung tất cả vật liệu sau :
- 1 chén dầu hào
- 1 chén xì dầu ( loại xì dầu lạt khi ướp sẽ ngon hơn là xì dầu Maggi )
- 1 chén + 1/2 chén đường vàng mịn
Trộn đều lại , cho vào thịt , gia vị ướp này phải đầy ngang mặt với thịt ( bạn cứ đong theo cách trên vả cho vào thịt đến khi ngang mặt thịt thì ngưng )

Thịt gà bạn bỏ thêm xả xay nhuyễn
Thịt heo và bò bạn bỏ thêm ngũ vị hương
Đem thịt ướp để trong tủ lạnh một đêm cho thịt thấm
Đem thịt vô lò hay nướng ngoài trời đều rất thơm ngon
Dùng với cơm , rau salade rất ngon

THIT HEO HOM
Thịt hon
có hương vị,
thịt,
món,
Huế,
biến,

ăn






Thịt hon là một món ăn của xứ Huế có hương vị đậm đà, khá phổ biến trong các gia đình người Huế. Cô Ngọc Thu chủ nhân nhà hàng Trâm giới thiệu cùng bạn đọc cách chế biến món thịt hon


Nguyên liệu: cho 4 người ăn

- Giò heo nạc: 300g Giò heo móng: 300g

- Nấm mèo: 2 tai Ruốc Huế: 10g

- Sả: 3 cây Hành tím: 4 củ

- Tỏi: 2 tép Đường: 20g

- Muối: 10g Tiêu: 1/2 muỗng cà phê

- Bột càri: 10g Bột giả cầy: 5g

- Nước dùng: 700 ml

Cách chế biến:
     
1. Giò heo rửa sạch, chặt miếng vừa ăn.

2. Hành tím, tỏi giã nhuyễn ướp vào thịt giò với các gia vị khác để thấm khoảng 20 phút.

3. Ướp bột cà ri và bột giả cầy.

4. Phi dầu với chút tỏi rồi cho sả cây đập dập vào. Cho giò đã ướp vào xào đến lúc săn mặt là được.

5. Cho nước dùng vào nấu nhỏ lửa cho đến lúc sắt lại là được, nêm lại cho vừa ăn. Thịt hon được dùng chung với xôi nếp.

Lẩu Thái chua cay - hấp dẫn khó cưỡng

 Lưu
 Chia sẻ
Mail Hương vị rất đặc trưng của lẩu Thái không bị lẫn với bất kỳ món lẩu nào khác bởi hương thơm của riềng, sả cùng lá chanh, nhất là độ cay nồng của ớt. Vị ngọt thơm và chua chua của nước lẩu ăn kèm bún, rau muống và bắp chuối thái sợi sẽ tạo cho bạn một bữa ăn ngon miệng.

1. Nguyên liệu
- Xương ống: 1kg
- Tôm, mực, ngao
- Nấm rơm, rau muống, bắp chuối, mì/bún
- Riềng: 1 củ
- Sả: 6 cây
- Chanh: 2 quả vắt lấy 3 thìa canh nước cốt
- Lá chanh: 10 lá
- Vị lẩu Thái: 2 thìa cà phê
- Đường: 3 thìa cà phê
- Hạt nêm: 6 thìa cà phê
- Nước mắm: 1 thìa cà phê
- Sa tế

2. Cách làm
- Xương ống rửa sạch, đun sôi nước thả xương ống vào đun sôi cho nổi các bọt đen, vớt ra xả lại với nước rồi đem ninh nhỏ lửa, nước dùng sẽ rất trong.
- Riềng thái lát mỏng, sả đập dập phần đầu trắng, phần thân non cắt khúc để thả vào lẩu cho đẹp. Rau muống nhặt rửa sạch, bắp chuối thái mỏng ngâm vớt nước pha chút dấm, nấm rơm rửa qua, bổ đôi.
- Tôm bóc vỏ, chẻ lưng rút bỏ phần chỉ đen. Mực thái khoanh tròn hoặc thái miếng rồi khía vẩy rồng, xếp ra đĩa.
- Nước dùng sau khi đã ninh xong thì cho sả đập dập, riềng và lá chanh vò nát vào đun để lấy mùi thơm.
- Nêm nếm hạt nêm, nước mắm, đường, nước cốt chanh và gia vị lẩu Thái vào nước dùng (nếu không có gia vị lẩu thì các bạn làm theo cách sau: đun màu điều rồi cho cà chua vào xào, tiếp đến cho riềng, sả, hành tím, ớt bột, chút xíu ngũ vị hương xào đến khi dậy mùi đặc trưng của lẩu Thái).
- Thả sả cắt khúc vào nước lẩu, xếp một ít tôm, mực, ngao vào nồi cho đẹp mắt.