Thứ Năm, 6 tháng 3, 2014

Hồ Đa Tôn

Khu du lịch Hồ Đa Tôn Thanh Sơn Tân Phú là điểm du lịch hấp dẫn, cách Phương Lâm km về phía tây. Ở đây có cảnh đẹp của hồ nước, của hệ  thực vật phong phú đa dạng,và rất nguyên sơ.
Khu du lịch Đa Tôn là vùng sinh thái đa dạng có tổng diện tích trên 300 ha, trong đó có nhiều đảo nhỏ và bán đảo xinh đẹp. Bao quanh lòng hồ là những núi non,  suối thơ mộng, những rừng cây phi lao, bạch đàn…tươi tốt với mầu xanh bất tận. Mùa hoa đào lộn hột đang nở tạo một mùi hương lan toả không gian nhè nhẹ thật dễ chịu tạo cảnh quan thiên nhiên đặc sắc, không khí trong lành, giúp du khách thảnh thơi.  

Công trình đại thủy nông Đa Tôn đã được xây dựng cách dây khoảng 30 năm đáp ứng nhu cầu tưới tiêu, nâng cao năng suất, sản lượng cây trồng, hạn chế lũ lụt hằng năm ở xã Thanh Sơn, Phú Lâmvà một số địa phương lân cận. Ngoài ra, mỗi năm còn thu hoạch rất nhiều tấn cá các loại.
Đến với Phú Ninh vào những ngày nắng nóng, du khách sẽ thấy lòng dịu lại bởi màu xanh mướt mát của những xóm làng, những cánh đồng lúa trĩu hạt. Ngay trong mùa nóng bức nhất, không khí ở khu hồ thường xuyên mát dịu, thu hút những đàn chim từ mọi miền bay về trú ngụ cùng với thảm thực vật phong phú, tươi tốt. Du kháchcó thể vừa ngắm cảnh vừa câu cá tuyệt vời...

  Ở đây, các dịch vụ đều nhằm để du khách tận hưởng những gì thiên nhiên ưu đãi và với một giá rẻ đến không ngờ. Chẳng hạn, ngồibên bờ hồ hay đến các đảo nhỏ hồ du khách có thể câu cá  trong các khe đá, rồi tự chế biến món ăn ưa thích giữa cảnh thiên nhiên.


   Bên kia hồ có con thác người ta đặt tên là thác 300. Đến với  con thác này du khách tận hưởng một không khí với bãi đá nước suối trong lànhtất cả đều để lại một ấn tượng khó phai mờ trong lòng du khách. Sau hành trình khám phá thiên nhiên, du khách  tắm mình trong làn nước mát trong lành ấm áp hay trong làn nước hồ trong xanh, để rồi sẽ tiếp tục thưởng thức cảnh đẹp.

   Khu du lịch Đa Tôn hôm nay không chỉ là một kỳ tích lao động của người dân Tân Phú mà nó còn là nơi bảo tồn nhiều loài thực vật và  cùng hệ động vật phong phú với nhiều loài chim quý như cò, vạc , diệc…

Du ngoạn hồ Đa Tôn, Đồng Nai
Từ cồn đất nổi lên giữa lòng hồ, du khách có thể phóng tầm mắt ngắm những dải đồi điệp trùng cây cối, cái nắng chói chang của mùa hè như được dịu bớt. Núi và hồ quyện vào nhau tạo thành bức tranh sơn thuỷ hữu tình. Với những tiềm năng vốn có, hồ Đa Tôn hứa hẹn là điểm du lịch hấp dẫn của tỉnh Đồng Nai.
Những năm gần đây, hồ Đa Tôn trở thành niềm tự hào của người dân các xã Thanh Sơn, Phú Trung, Phú An và Phú Xuân bởi vẻ đẹp tự nhiên của cảnh quan và nguồn lợi thủy sản dồi dào.
Được xem là “viên ngọc bích” giữa núi rừng Tân Phú, hồ Đa Tôn không phải là cảnh quan tạo hóa ban tặng cho vùng đất này mà là hồ nước nhân tạo. Tuy nhiên, khi đến đây, bạn khó có thể hình dung được những ngọn đồi nhô cao phủ xanh cây cối, bên dưới là dòng nước uốn lượn mềm mại lại chính là công trình thủy lợi được khởi công xây dựng và hoàn thành đưa vào sử dụng chưa lâu.
Với mặt hồ rộng khoảng 350ha, trước kia hồ Đa Tôn chỉ là cánh đồng trũng dành cho nông dân làm ruộng, rẫy, nhưng mỗi năm bà con chỉ canh tác được một vụ với năng suất rất thấp, đời sống gặp nhiều khó khăn. Năm 1986, Nhà nước có chủ trương biến khu vực này thành hồ thuỷ lợi, nhằm cung cấp lượng nước lớn cho những cánh đồng của bà con nông dân 4 xã quanh khu vực. Hồ Đa Tôn ra đời, không chỉ có nhiệm vụ tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp, mà còn như chiếc máy điều hoà nhiệt độ khổng lồ cho cả vùng khiến nơi đây quanh năm mát mẻ và trong lành. Bên cạnh, một hồ chứa nhỏ thuộc xã Phú Xuân giữ nhiệm vụ điều tiết nước cũng là một cảnh quan thơ mộng.
Anh Nguyễn Văn Quý, Chủ nhiệm Hợp tác xã Nông nghiệp nuôi trồng thuỷ sản xã Thanh Sơn cho biết: “Lúc mới khởi xướng việc xây hồ, có nhiều ý kiến không tán thành vì việc mất một lúc gần 400ha đất canh tác là cú sốc đối với người dân. Nhưng sau khi hồ Đa Tôn hình thành, tình hình sản xuất nông nghiệp và đời sống người dân đã được cải thiện rõ rệt nhờ có thể canh tác 3 vụ lúa/năm. Không chỉ thế, còn tạo điều kiện cho bà con phát triển nuôi trồng thuỷ sản, cải thiện kinh tế gia đình. Bên cạnh đó, với vẻ đẹp hoang sơ, trên là rừng núi, dưới là hồ nước, một bên là cánh đồng bát ngát, dịch vụ du lịch đã bắt đầu”.
Đứng bên bờ hồ nhìn về phía những ngọn đồi xa xa, từng dải mây bềnh bồng, tản mát trên những cánh rừng ngút ngàn màu xanh. Vào những ngày nắng đẹp, mặt trời tỏa ánh vàng óng ả xuống hồ, mặt nước như một tấm thảm bạc với vô số ánh hào quang lấp lánh. Nông dân bơi thuyền lên các đảo nhỏ giữa lòng hồ để ươm trồng các các loại cây công nghiệp như tiêu, điều, chuối, bơ,... Chiều xuống, nền trời nhuộm tím sắc màu huyền hoặc, đàn chim rủ nhau về núi, những chiếc thuyền nhẹ nhàng rời đảo, bóng những thôn nữ dịu dàng và chăm chỉ lả lướt theo con thuyền. Những đêm trăng thanh, gió mát, xuôi thuyền trên hồ, du khách tha hồ ngắm trăng, cảm thấu hơi sương buốt lạnh và nhìn bầu trời qua màn sương bàng bạc, mà cảm hoài ngâm ngợi mấy vần thơ hoặc thả hồn phiêu lãng về một góc biển, chân trời...
Đẹp nhất ở hồ Đa Tôn có lẽ là cồn đất rộng đến 2ha nổi lên giữa hồ. Những chuyến vui chơi, cắm trại ở đây bao giờ cũng tạo một bầu không khí sôi động, chan hòa. Vẻ đẹp của cồn đầu tiên phải kể đến thảm thực vật đa dạng với những bãi cỏ xanh mượt, cây hoang, hoa dại nở bạt ngàn. Hoa lau vươn cao, nở trắng, điểm thêm vẻ đẹp hoang dã và bình yên.
Ngao du trên hồ Đa Tôn, không chỉ ngắm cảnh, bạn còn có thể câu cá. Cá ở đây có nhiều loại như chép đen, chép đỏ, trắm, trôi, mè... rất dạn ăn và khá to, nhiều người đã câu được những con cá chép, mè nặng đến 2kg. Chỉ cần một chiếc cần câu quăng, lưỡi và ít mồi, du khách đã có thể thưởng thức bữa cá tươi ngon lành, với hình thức chế biến tùy ý. Trời vừa chạng vạng là cá bắt đầu rục rịch kéo nhau thành đàn kiếm mồi. Một đêm tìm cảm giác với chiếc thuyền câu không chỉ là cách giải trí lành mạnh mà còn đem đến cho du khách niềm vui khi có buổi câu thắng lợi
Với những thế mạnh như không khí thoáng đãng, trong lành, khung cảnh thơ mộng, hữu tình, hồ Đa Tôn trở thành thắng cảnh đẹp, hoàn toàn thích hợp để mở khu giải trí, du lịch nghỉ dưỡng. Du khách đến đây sẽ có dịp nghỉ ngơi, hít thở không khí trong lành, chèo thuyền dạo quanh hồ. Những ngọn đồi cao xung quanh hồ có thể giúp du khách thư giãn bằng hình thức leo núi hoặc tản bộ. Nếu được đầu tư, xây dựng hợp lý, khu vực hồ Đa Tôn có thể trở thành khu du lịch sinh thái giàu tiềm năng.

Đồng Nai: Một thoáng Hồ Đa Tôn

Một ngày đầu tháng 7 chúng tôi được dịp đến xã Thanh Sơn thuộc huyện Tân Phú trong một chuyến công tác. Nghe các anh chị phụ trách Huyện giới thiệu về cảnh đẹp của hồ Đa Tôn, cảm giác muốn khám phá một vùng đất mới trỗi dậy và chúng tôi quyết định đặt chân đến nơi này.
Con đường dẫn vào hồ Đa Tôn cách Trung tâm huyện khoảng 6km. Sau khi bỏ lại sau lưng những tiếng ồn ào của dòng xe cộ trên quốc lộ 20, quang cảnh của một miền quê yên lành đang dần hiện ra trước mắt chúng tôi. Những ruộng lúa, bãi ngô xanh biếc đang dập dìu đưa hương trong gió, cái mùi hương đồng nội như đưa ta về với miền ký ức xa xôi.
Đi hết đoạn đường bê tông, xe chúng tôi tiếp tục lăn bánh trên con đường làng đất đỏ để rẻ vào hồ Đa Tôn. Anh Khang, một cán bộ phụ trách phòng truyền thông của huyện cho chúng tôi biết xã Thanh Sơn là một trong những xã nghèo, người dân ở đây sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp lúa nước, trong những năm gần đây nhờ chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ chuyên canh lúa nước sang trồng các loại rau màu, bắp, đậu phộng… nên cuộc sống của người dân cũng có phần ổn định hơn. Toàn xã có một trường mẫu giáo, một trường tiểu học và một trường trung hoc cơ sở. Trên địa bàn xã ngoài người Kinh sinh sống còn có 64 hộ người dân tộc Châu Mạ sống tại ấp Bon Gõ. Như các dân tộc ở Tây Nguyên, người Châu Mạ cũng rất giỏi về các nghề thủ công truyền thống như đan lát, dệt thổ cẩm, nấu rượu cần…, để phục vụ cho đời sống tâm linh tính ngưỡng của mình, hàng năm họ tổ chức lễ hội mừng lúa mới, lễ cúng Giàng…nhưng với qui mô nhỏ.


Quang cảnh Hồ Đa Tôn
Hồ Đa Tôn đã hiện ra trước mắt chúng tôi, hồ được hình thành từ năm 1986 do Ti thủy lợi xây dựng. Trước đây hồ chỉ là một con suối chảy qua, người ta đã cho xây dựng hai con đập ngăn nước lại để làm hồ chứa nước phục vụ cho nông nghiệp. Diện tích mặt nước của hồ là 350 hecta, dung tích hồ chứa được khoảng 20 triệu mét khối nước, chỗ sâu nhất của hồ khoảng 20m. Hồ Đa Tôn với chức năng chứa nước để cung cấp nưới tưới tiêu cho 2000 hecta lúa, hoa màu, ao cá… của xã Phú Thanh và các xã lân cận.
Chúng tôi xuống thuyền và bắt đầu chuyến tham quan khám phá về cảnh đẹp của hồ, người lái đò chào đón chúng tôi bằng nụ cười hiền hậu và cho thuyền ra khơi. Xung quanh hồ được bao bọc bởi các dãy núi. Người dân nơi đây gọi dãy núi này là núi Mum, núi có tên gọi như vậy vì trên núi có rất nhiều cây Mum mọc, đây là một loại cây cùng họ với tre, nứa, lồ ồ… Những đợt gió thổi mát rượi, cảnh hồ Đa Tôn là đây, màu xanh biếc của mây trời, màu xanh lục của núi non, màu xanh ngọc bích của nước hồ Đa Tôn như hòa quyện vào nhau, những gam màu lung linh dưới ánh sáng mặt trời có sức mời gọi chúng tôi một sức hút như mê hoặc. Xa xa những đàn chim, đàn cò sãi cánh bay chập chờn trên mặt nước, thỉnh thoảng chúng lại dừng lại để bắt con cá, con tôm mà không để ý đến sự có mặt của chúng tôi. Giữa hồ mọc lên những cù lao rộng khoảng vài hecta thoai thoải tạo cho hồ có dáng vẻ dịu dàng. Hồ Đa Tôn được ví như nàng thôn nữ đang đến độ trăng tròn.
Khi chạy được gần hai mươi phút, thuyền chúng tôi đến bờ phía Tây của hồ. Cảnh tượng hồ dường như mênh mông hơn. Trong không gian thiên nhiên êm ả yên lành được tô điểm thêm những nét sinh động bởi bàn tay của con người, những bông hoa vàng của mướp, khổ qua nhìn xa như những cánh bướm mùa xuân đang rập rờn bay lượn, những vườn cây ăn quả như mận, sầu riêng, điều… được người dân trồng ở bãi bồi và một phần đất cạnh hồ như không phụ công người vun xới đã sai quả trĩu cành. Những mái nhà đơn sơ mộc mạc được dựng lên và cảnh sinh hoạt của người dân nơi đây thật thanh bình.
Hồ Đa Tôn có khoảng 20 loài cá, trong số đó được nuôi thả nhiều nhất là cá chắm, cá trôi, cá mè, cá chép… thỉnh thoảng người dân nơi đây bắt được con cá chắm nặng khoảng 12kg. Dịch vụ giải trí ưa thích nhất ở nơi đây là câu cá, hàng ngày có khoảng gần 30 người trong vùng đến đây để câu cá giải trí, nhìn họ thật thư thái, như bỏ mặc những bon chen đố kỵ của đời thường, làm cho chúng tôi nhớ đên bài vịnh của Bạch Vân cư sỹ Nguyễn Bỉnh Khiêm: 
Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ 
Người khôn người đến chốn lao xao
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao
Rượu đến gốc cây ta sẽ nhấp
Nhìn xem phú quý tự chiêm bao.
Bên cạnh Hồ có một quán ăn nhỏ, đặc sản ở đây là món gỏi cá, cá chép chiên giòn cuốn bánh tráng, cháo cá chép… nhưng món ăn ngon nhất, độc đáo nhất vẫn là món cá chép nấu chuối… món ăn này như mang cả hương vị của quê hương mà tôi tin rằng nếu ai đã từng được dùng thử sẽ không bao giờ quên  được.
Chúng tôi tạm biệt hồ Đa Tôn trong nuối tiếc, tạm biệt xã Thanh Sơn trong lòng đong đầy những cảm xúc, bởi trong khoảng thời gian công tác ngắn ngủi, chúng tôi vẫn chưa thể khám phá hết vẻ đẹp lung linh huyền ảo của hồ. Chúng tôi tin rằng trong tương lai không xa hồ Đa Tôn sẽ trở thành một điểm du lịch hấp dẫn đúng như tiềm năng mà hồ đang có và để người dân nơi đây thực sự được hưởng những lợi ích mà du lịch mang đến cho họ.