Thứ Bảy, 29 tháng 6, 2013

Chim thay lông và cách chăm sóc

Mỗi năm chim hót thay lông một lần, nếu hoàn cảnh sống bị đổi thay đột ngột thì chúng có thể thay lông nhiều lần.Chim thay lông thường là vào đầu mùa mưa. Thời gian thay lông thường kéo dài từ ba đến bốn tháng. Thường thì chim thay lông từ đầu trở xuống, phần đuôi thay sau cùng. Lông cũ không rụng ngay một lần, mà nay một ít, mai một ít. Cái nào rụng trước thì chỗ đó thay lông mới trước, cái nào rụng sau thì chỗ đó thay lông mới sau. Chính vì sự thay lông có tính cách tiệm tiến như vậy, nên trong thời gian thay lông, chim có thể bay đi kiếm mồi (nếu là chim rừng) và thân nhiệt của chim được bảo vệ.

Cách làm cho chim thay lông nhanh

khi chú chim thay lông các bác nên làm cách như sao:
thứ nhất tắm chim :khi tăm chim thay lông ae nên tắm vào lúc 3 đến 4 giờ chiều ,và trước khi tắm các bác phơi nắng cho mình khoảng 1 tiếng đồng hồ.và cho tăm.rồi đêm vô trùm lại
trong thời gian khoảng 10 ngày trến 15 ngày chim sẽ rụng hết và mọc lên ,nhưng điều quang trọng là mổi sáng và lúc khoảng 5 giơ chiều cho chim ăn mồi tươi.mổi lần ăn 5 đến 6 chú cao cao
thứ hai:khi chim thay lông song trong tháng đầu không được cho chim tắm nắng nhiều ,vì lúc đó bộ lông của chú nó còn yếu,nếu nắng nhiều sẽ làm khô lông.
sao thời giang đó các bác có quyền cho chim tăm nắng.


Vỏ quýt giúp chim thay lông nhanh

  Em có con cm đang thay lông ,con này thuộc dạng cứng đầu thay mãy mà ko song .tình cờ hôm nọ vợ em có mua quýt về ăn em lấy một quả cắt đôi cho nó ăn em nghĩ cũng như cam thôi ,sang mở áo lồng ra thây chim hôm nay rụng nhiều lông hơn mọi hôm em thấy lạ hay vỏ quýt lam cho chim mau thay lông hơn .em nhặt thêm hai ba vỏ quýt nữa để dưới đáy lồng rồi phủ áo lồng để theo dõi .ko ngờ co tác dụng thật ,chim thay lông nhiều và nhanh hơn mọi khi đó là phát hiện mới của em cả nhà mình có bác nào dùng cách này chưa cho em xin ý kiến 

Trứng kiến - phương thuốc thần diệu mùa thay lông

Trứng kiến - phương thuốc thần diệu cho mùa thay lông.



Từ xa xưa con người đã biết đến những lợi ích tuyệt vời từ những quả trứng kiến, vì thế mà việc sử dụng trứng kiến như một món ăn đã không còn là chuyện lạ, một số tộc người da đỏ ở Nam Mỹ đã biết dùng trứng kiến như một món ăn, một món gia vị cổ truyền, sau khi thu hoạnh trứng được giã nhuyễn phơi khô sử dụng như bột nêm canh của người hiện đại. Người Thái Lan thì lại nổi tiếng với món xôi trứng kiến béo ngậy thơm lừng.



Ở Việt Nam, một số tộc người Tây Nguyên có một món chấm khá độc đáo đó là muối kiến vàng, có thành phần chính gồm muối hạt rang và trứng kiến vàng, người Kinh thì dùng trứng kiến xào ăn chơi với lá bầu, lá sung, sang hơn thì có gói xôi, gói chả, làm bánh. Trứng kiến được ưa chuộng không chỉ bởi mùi vị thơm lừng béo ngây của nó, mà còn được biết đến như một liều thuốc thần kì cho sức khỏe con người, trong trứng kiến có những loại protein tốt giúp phụ hồi sinh lực, chữa viêm tai, suy giảm chức năng sinh dục, giải độc trong điều trị rắn cắn.







Nghiên cứu chỉ ra rằng, trứng kiến gai đen có chứa 31 nguyên tố vi lượng cùng các vitamin A, D,E, B1, B2, B12. Giá trị dinh dưỡng của trứng kiến gai đen rất cao, riêng chất đạm chiếm tới 42 - 67%, bao gồm 17 axit amin trong đó 8 axit xmin không thay thế được. Đặc biệt trong trứng kiến còn có Trytophan là một axit amin thiết yếu của cơ thể con người, thành phần để tổng hợp protein đồng thời là chất trung gian truyền dẫn các tín hiệu thần kinh trung ương. Prolin làm chắc khớp, dây chằng, mô liên kết và sụn, Threonin ngăn chặn sự mỡ hóa gan, là nguồn năng lượng cho mô cơ, não bộ và hệ thống thần kinh trung ương, giúp sản xuất kháng thể để tạo cho hệ thống miễn dịch hoạt động tốt...



Lợi ích là thế, thần diệu là thế, nhưng trứng kiến lại hết sức rẻ tiền và dễ kiếm, trứng có quanh năm. Với nguồn dưỡng chất tuyệt vời, đặc biệt là đạm, một số nghệ nhân chơi chim cảnh đã áp dụng trứng kiến như một liều thuốc giúp chim có bộ lông mới ống mượt trong mùa thay lông. Việc sử dụng trứng kiến tuy rất tốt cho chim cảnh nhưng ta vẫn phải hết sức lưu tâm ở một số vấn đề sau để đảm bảo hiệu quả tối ưu nhất, đó là : thời gian cho ăn, liều lượng cho ăn, chất lượng trứng. 



Trứng kiến được dùng phổ biến cho các loại chim cảnh nhưng đối với chim Chào Mào người ta thường nuôi thúc từ tháng 7 đến tháng 10 hằng nằm (tùy từng vùng), rơi vào đúng mùa thay lông của chim, thời gian thúc chim từ khi con chim rớt những chiếc lông đâu tiên cho đến khi chim thôi rớt và lên lông mới, chim đã lên lông ta tiến hành ngừng cung cấp trứng vì như thế chim sẽ xuống lông lần nữa gây xấu lông và kiệt sức cho chim, và cũng rất khó vào lửa. Lượng trứng cho ăn phải cân đối với khẩu phần đạm hằng ngày của chim. Ví dụ hàng ngày ta cho chim ăn 10 con cào cào, thì ta cũng bổ sung bằng chừng đó lượng trứng kiến, trứng kiến có nhiều đạm, collagen nên giúp chim có bộ lông mượt hơn hẳn.



Trong thời gian thúc trứng kiến ta cũng không quên bổ sung những loại trái cây có màu đỏ như Hồng, Cà Rốt, Củ Dền, để chim ra lông tách và đít đỏ, khẩu phần cám vẫn duy trì như thường lệ, không dùng cám kích, và các loại cám nóng khác. Nên tủ áo lồng tắm nắng - nước hợp lí để chim ra lông đều và đẹp như ý.

Bài viết mang tính chất kham khảo.





Với chim nuôi trong lồng, trong thời gian chúng thay lông, sức khỏe chúng sút kém, chim hết "lửa" nên không hót; nếu có hót thì hót ít và giọng nhỏ như kiểu chim "nói chuyện đi gió" vào lúc ban trưa.Trong thời gian chim thay lông, ta vẫn cho chim ăn uống và tắm như thường lệ. Có điều là nên treo lồng vào những nơi mát mẻ, yên tĩnh. Tốt hơn cả là ta nên trùm kín áo lồng cho chim để chúng được tĩnh dưỡng nhiều hơn. Suốt thời gian chim thay lông, chim không hót nên người chăn nuôi không tránh được sự buồn lòng. 

Có nhiều người lại cố ý để cho lồng dơ dáy để chim thay lông để chim thay lông được nhanh. tuy nhiên đây là phương pháp không thuyết phục, vì như chúng ta biết trong lúc chim thay lông sức khỏe cũng giảm đi rất nhiều nếu lồng chim không giữ vệ sinh chim dễ bị nhiễm bệnh...Khi bạn thấy chim có hiện tượng thay lông thì pha 1 ly dấm ăn vào thau nước cho chim tắm, khi tắm xong trùm áo lồng lại và treo vào nơi mát mẻ làm khoảng 2 đến 3 lần chim đổ lông rất nhanh đây là phương pháp mà tôi đã làm có hiểu quả khá hay mà lại không ảnh hưởng sức khỏe của chim. ( đây là phương pháp mà những người chuyên nhận nuôi chim thuê cho đổ lông ở Sài gòn họ đều thực hiện phương pháp này)...Khi chim thay lông nếu chúng trút bỏ được bộ lông cũ hoàn toàn, thì hy vọng mùa lông tới chim mới chơi hay được, còn ngược lại nếu chim chì thay dặm lác đác thì chắc chắn trong mùa tới chim không thể hay, đặc biệt các loài chim đá như chích chòe than hay họa mi...



Chăm sóc chim đang thay lông:

một số loài có phương pháp chăm sóc lúc thay lông khá giống nhau. Tuy nhiên riêng chim Chích Chòe Lửa bạn phải kỹ lưỡng hơn đôi chút.

thời gian chim Chích Chòe Lửa thay lông khá lâu từ lúc chim đổ lông đến khi có lửa để chúng hót lại khoảng 3 tháng, bạn lưu ý đừng mở áo lồng quá sớm, nhất là cho chúng đi đấu khi lông đuôi chưa ra đủ hết cỡ, như vậy sẽ làm hạn chế chiều dài của đuôi, cũng như làm cho đuôi của chúng bị chẻ làm hai thành chữ V, khi chân lông chưa cứng cáp, chỉ vì chúng ta nôn nóng mà làm mất đi về thẩm mỹ của chim Chích Chòe Lửa.... muốn làm lại ta phải đợi mùa thay lông năm tới. Như vây chịu khó đợi không lâu nữa thì sẽ là biện pháp tốt hơn...

This image has been resized.Click to view original image

Ngoài việc cho chim ăn uống đúng công thức pha chế tối ưu, ta thường cho chim ăn thêm cào cào, con mối, gián đất, thằn lằn, thịt bò, chuối, mật... Dĩ nhiên là tùy theo giống chim mà bồi bổ những thức ăn thích hợp cho chúng.

Ví dụ: cào cào, sâu tươi, sâu khô, trứng kiến, mối, gián thì giành cho Chích Chòe Than, Chích Chòe Lửa... thằn lằn, thịt bò thì dùng cho Khướu...

Ngoài ra chúng ta có thể dùng những loại thuốc bổ GIMBORN RICH HEALTH FEATHER GLO AVI VITE, hay thuốc SKIN PLUMAGE FOOD SUPPLEMENT...

Lồng, chuồng và trại (nếu có) phải thật vệ sinh.

- Thức ăn, nước uống vừa bổ vừa tinh khiết.

- Tránh cho chim bị nắng, mưa, gió lùa...

Trên đây là một số kinh nghiệm nho nhỏ, hy vọng sẽ mang lại cho các bạn sự thành công nhất định...

chúc các bạn vui vẻ....

Thứ Bảy, 15 tháng 6, 2013

Thật - giả thuốc tạo trầm

Sau khi cưa một số cây dó bầu đã cấy “thuốc vi sinh, sinh học tạo trầm” được 20 tháng, nhờ dân chuyên nghiệp “xủi”, kết quả không có trầm, chủ vườn Nguyễn Văn Kính ở ấp 1, xã Phú Lộc (Tân Phú, Đồng Nai) muốn xỉu...

Dốc hết tiền mua thuốc

Ông Kính bức xúc, là người dân trồng dó bầu, tôi đặt hết niềm tin vào loại cây này, ước mong cây dó bầu tạo được trầm góp phần đưa kinh tế gia đình giàu lên. Sau hàng chục năm trông ngóng vườn dó lớn, lại chắt vét mọi nguồn, quyết một phen cấy thuốc tạo trầm cho vườn dó bầu. Nhưng do thuốc không tạo được trầm nên tiền bỏ ra mua thuốc thì (lo) mất, cây thì hư, vợ con thì... giọng ông nghẹn lại.

Theo dư luận, hiện có hàng chục hộ dân mong đổi đời bằng nghề trồng dó bầu tạo trầm đang sống trong hoang mang “mất cả chì lẫn chài”. Theo ông Kính, số tiền gia đình gom góp hàng chục năm đã bỏ ra mua “thuốc vi sinh, sinh học tạo trầm” cho hai khu vườn trồng 3.300 cây dó bầu đã là 550 triệu đồng, cộng với tiền công cấy thuốc “bạc trăm” nữa. Nếu sự thực 3.300 cây dó bầu đã cấy thuốc mà không có trầm, chỉ còn nước cưa bán củi. Mà khi cưa củi thì tiền cưa, công thu gom củi có thể chiếm hết phân nửa tiền bán củi. Sau đó, lại phải thuê xe Kobe móc gốc, mua cây giống (?) mới, phân bón, tưới tắm nhiều năm sau mới có thu hoạch... sẽ đẩy gia đình vào ngõ cụt.

Nói về đối tác cung cấp “thuốc vi sinh, sinh học tạo trầm”, ông Kính cho biết: Công ty Trầm Hương Việt cho người đi từng nhà có trồng dó bầu, chào mời giới thiệu thuốc tạo trầm của mình rất uy tín. Người đại diện công ty còn mạnh dạn ký hợp đồng với người mua thuốc và đảm bảo sau cấy 1 - 2 năm cây dó sẽ cho trầm. Tin người, ông Kính đã bỏ ra 120 triệu đồng mua 300 lít thuốc (400.000 đồng/lít) cấy cho 300 cây dó. Khi nghe được tin một số hộ mua cây dó cấy thuốc Công ty Trầm Hương Việt của ông Năm Nha và ông Ngô Duy Tư đem nấu mà không ra trầm, ông Kính quay sang mua thuốc của ông K. cấy cho vạt dó thứ hai. Đợt này mua của ông K., số tiền bỏ ra là 330 triệu đồng, mua 1.500 lít thuốc (220.000 đồng/lít) cấy cho 3.000 cây dó. Thời gian trôi qua gần 2 năm sau, 3.300 cây dó không có dấu hiệu cho trầm. “Đâm lao phải theo lao”, đợt thứ 3 ông Kính mua “thuốc vi sinh, sinh học tạo trầm” của một chủ bán trên thị trường huyện Tân Phú, cấy vào vạt dó còn lại. Sau 12 tháng, những cây dó cấy thuốc đợt 3 đó đã có trầm, ông Kính đã cho thu hoạch thử và đã bán được giá từ 4,5 đến 5 triệu đồng/kg gỗ dó.

Qua sự việc của bản thân, ông Kính nhờ truyền thông chuyển đến bà con có trồng dó bầu thông điệp là cần sáng suốt lựa chọn đối tác cung cấp thuốc tạo trầm. Khi nào bà con thấy tận mắt việc cấy thuốc cho khai thác trầm hương thì mới tin.

Thuốc tạo trầm, khó kiểm soát?

Tại hội thảo của Hội trầm hương Việt Nam, ông Hồ Ngọc Vinh, giám đốc Công ty thương mại và dịch vụ Tinh Đất Việt nói như đánh đố: Hiện có nhiều công thức tạo trầm; việc áp dụng thuốc tạo trầm tùy theo điều kiện khí hậu, địa lý, độ tuổi của cây trên từng vườn. Cùng một loại thuốc, có thể ở địa phương này thì cây dó bầu cho trầm, ở địa phương khác lại không.

Ông Trần Hợp, chủ tịch Hội trầm hương Việt Nam cho rằng, cách thức trồng và tạo trầm của nhà vườn vẫn chủ yếu dựa trên kinh nghiệm lượm lặt từ các cá nhân. Đến nay chưa có mô hình hiệu quả cao nào xuất hiện để hội tổng kết chuyển giao. Ông Trần Hợp cho biết, đang nỗ lực phối hợp chuyên gia các nước Á Đông như Thái Lan, Malaysia... thí nghiệm tạo trầm. Hiệp hội trầm hương Việt Nam cũng đã gửi kiến nghị lên Bộ NN&PTNT về quản lý thuốc tạo trầm hương nhưng chưa có phản hồi. Nhiều chuyên gia cho rằng, các doanh nghiệp sản xuất thuốc phải tự đăng ký chất lượng, mẫu mã... sản phẩm (thuốc) và tự chịu trách nhiệm trước sản phẩm của mình.

Qua vài lần Hiệp hội trầm hương hội thảo, nhưng đến nay, việc khuyến cáo tạo trầm cũng vẫn phải chấp nhận “dậm chân tại chỗ”. Người trồng dó bầu đang “gồng mình” sống chung với may rủi.



Minh Tuấn Theo Khoa hoc pho thong
http://www.khoahocphothong.com.vn/newspaper/detail/17258/that---gia-thuoc-tao-tram.html

Thứ Năm, 6 tháng 6, 2013

Cách kích thích Chào mào lên lửa

Chào mào là loại dễ nuôi và hay hót, cám thì làm cũng đơn giản, nếu tự làm thì tốt hơn nhiều là mua ngoài hàng, cám bán bên ngoài thường có lượng kỳ tử, sâu quy, ớt tươi nhiều, điều này làm cho chú chim căng nhanh và mau hót, nhưng ngược lại chim nhanh hạ lửa và chơi không bền, lâu ngày cho đến khi thay lông sẽ làm lông bị xơ không được bóng mượt như cho trời nữa.


1. Nhu cầu thức ăn
- Chế độ tắm thì nên 2 – 3 ngày tắm và phơi nắng một lần.

- Về thức ăn tươi: hoa quả là chủ yếu: bao gồm chuối tây, táo tầu, khế ngọt, xoài, đu đủ, cà chua, cà rốt, dưa hấu, ớt ngọt, dĩ nhiên có gì thì cho nấy nhưng hạn chế cà chua và dưa hấu, 2 loại này dùng trong mùa thay lông sẽ tốt, nếu mùa căng thì 1 tuần ăn 1 lần, còn bình thường cứ cho ăn chuối tây và táo tầu.

- Về thức ăn bổ sung: sâu , dế, cào cào, thì cào cào là tốt nhất, dế đứng thứ 2 còn sâu là điều không nên, dùng sâu nếu không điều tốt sẽ làm chào mào bị xoăn lông trông rất xấu,

- Cách làm cám (nếu quan tâm) mình sẽ hướng dẫn công thức làm và công thức điều cám theo thể lực của chim.

- Về cách thức nuôi: muốn chim khỏe và bước nhảy mau lẹ bạn nên nuôi trong lồng cao cỡ 65 – 70cm đường kính 30 – 35cm, cầu có 2 cấp cầu chính và cầu phụ, 2 cầu này nên để 1 cầu nhỏ và 1 cầu to để chân chim nắm cầu tốt, lồng vệ sinh thường xuyên để tránh bọ mạt …

2. Kỹ thuật ép chào mào lên lửa
- Cách thức lên lửa cho chim thì có nhiều cách, nhưng nếu chim nuôi thuần túy thì không nên ép lửa, vì nếu không biết hạ lửa thì sẽ nguy hiểm, ép lửa chỉ dành cho chim mồi trước khi đi đánh bẫy, hoặc chim đấu đem đi thi, nếu quan tâm đến việc này mình sẽ chỉ giúp bạn cách tăng và hạ lửa để chim chơi bền nhất.

- Trước tiên một chú chim ép công để đi thi phải là chú chim đã xong lông và đang trong thời kỳ xung mãn, ép công dùng cho chim chưa căng hẳn và ép nhanh để dùng trong một buổi đi thi đó thôi, sau buổi đó phải hạ công ngay để tránh hỏng chim và đưa chim về trạng thái ban đầu, hạ công rất phức tạp nên bạn phải cân nhắc kỹ.

- Cách ép chào mào lên lửa: có 5 cách ép chào màu lên lửa.
+ Cách thứ nhất (ép chim mái): bạn có thể ép chim mái trước 1 tuần trước khi đi thi, chim mái dùng để ép là chim mái già có nước gọi hay, để kích thích chim đực giao phối, nhưng chỉ dùng kê gần trong vài mươi phút một ngày rồi tách riêng ra ngay, cách này an toàn nhưng đạt đạt hiệu quả không tối đa.

+ Cách thứ 2 (cầm tù, giam lỏng): cách này là tách chim ra một góc riêng biệt, có thể là gửi nhà khác không chơi chào mào, không cho chim nhìn thấy chim lạ hay chim nhà và không được nghe bất kỳ một tiếng chào mào nào khác, giống như giam lỏng, chỉ cho tắm và phơi nắng gắt , cách này giống như làm cho chim bực tức, khi đó ép lên giàn chim sẽ chơi căng hơn nhiều, cách này cũng an toàn hiệu quả tương đối, tách trước 1 tháng trước khi thi.

+ Cách thứ 3 (ép nhiệt): dùng trong thời điểm trời u ám làm chim không căng lửa, ép nhiệt có thể thay cho tắm nắng hàng ngày (tắm nắng nhiều làm cho chim căng lửa nhanh). Cần hạ lồng chim xuống đất phủ áo lồng để hở 1/3 để tạo khoảng thoáng, dùng máy sấy tóc hoặc máy sấy loại khác sấy bên ngoài áo lồng sao cho áo lồng ấm lên nhưng không quá nóng, có thể để xa, khoảng cách mở của áo lồng bạn có thể để cây đèn dùng trong bể cá loại đèn atman trắng thủy sinh, để chim phơi đèn thay cho nắng, dùng trong 3 – 5 ngày liên tục, mỗi lần dùng 1 – 2 tiếng. Cách này hiệu quả nhưng không an toàn, nếu không có khoảng cách an toàn dễ làm chim bị hoảng.

+ Cách thứ 4 (kích công bằng chim bổi): cách này hiệu quả nhưng dã man nên chưa ai trong mấy a e mình quen dám dùng , khi chim đang trong thời gian xung mãn, trước thi vài ngày bạn mua chim bổi ngoài chợ về buộc chân buộc cánh rồi thả vào lồng cho chim đấu vày vò, mỗi ngày một con, làm trong khoảng vài ngày, chim sẽ sẽ bị kích thích mạnh và đấu ganh, ặc nhưng dã man quá mỗi lần thả chim bổi vào như thế thì coi như chim bổi chết chắc.
+ Cách thứ 5 (kích bằng cám và mồi tươi): Cách này hơi phức tạp nhưng hiệu quả cao và nguy hiểm cũng khôn lường. Nắm các cách kích công trong tay nếu không biết hạ công thì không nên thử.

- Trước đây nhiều người nghĩ cho chào mào ăn cám Boy dành cho khuyên là kích nhưng hoàn toàn nhầm, vì thể lực và trạng thái của 2 loại khác nhau, nhu cầu dinh dưỡng khác nhau nhưng không hoàn toàn , ví như cho một cậu bé ăn thật no rồi đem khẩu phần ăn đó cho một người lớn thì khồng bao giờ người lớn no được.

- Trong thời gian nuôi bạn đang dùng cám thường (tức là cám nhạt) hàm lượng cám không nóng và cay để giữ chim nuôi bền, nhưng đến khi đi thi thành phần cám thay đổi một chút, về hàm lượng thì vẫn giữ nguyên như lúc đầu chỉ tăng thêm một lượng nhỏ sâu khô và cào cào khô vào cám, nếu ổn cho thêm chuôi khô (loại này bán nhiều ở siêu thị). Trong cám bắt đầu cho thêm kỳ tử và ớt chỉ thiên, 2 loại này nóng nên cho lượng ít. Ví dụ: lượng cám dùng để điều trong một tháng thì chỉ nên cho thêm 20 quả kỷ tử và 3 quả ớt chỉ thiên. Cám chỉ dùng trong một tháng trước khi thi thôi qua ngày đó nếu không ăn hết thì đổ bỏ.

- Sâu rượu: là loại sâu kích thích mạnh có dạng nhỏ như hạt cám khuyên thôi, sâu này dùng trước khi thi 3 ngày mỗi lần chỉ cho một đầu ngón út thôi, không nên lạm dụng quá.

- Hoa quả: Hoa quả dùng để kích nên dùng ớt và táo tầu. ớt có thể dùng ớt ngọt và ớt chỉ thiên , cho ăn bình thường như các loại khác, qua ngày lại thay mới.

- Kỳ tử, táo tầu, mật ong: Đây giống như một bài thuốc kích thích hiệu nghiệm (có thể hiểu như thuốc tiên vậy). Táo tầu và kỳ tử nếu kết hợp với nhau sẽ có tác dụng như thuốc kíck dục, làm tăng sinh dục của chim đực, khi đó nếu gặp chim đực khác nó sẽ đấu như điên. Cách làm như sau, kỳ tử một chén (chén trà), táo tầu 1 nửa quả, mật ong nửa thìa con. Kỳ tử ngâm nước ấm cho mềm để ráo nước rồi băm nhỏ với táo tầu, cuối cùng trộn nửa thìa mật ong vào. Mỗi ngày cho ăn một chút cho ăn vậy khoảng 1 tuần, chú ý hết ngày phải bỏ đi ngay hôm sau lại cho ăn đợt mới.

- Trên là vài cách đơn giản và dễ làm nhất bạn có thể tham khảo qua để chọn xem, không thể dùng cả 5 cách cho một chú chim được, phải lựa theo thể lực độ căng đến đâu để kết hợp dùng công cho hợp lý, đến mức nào là đủ … Phải chơi mới biết được, viết không thể diễn tả hết, dùng công chỉ dùng cho những chú thay lông hoàn chỉnh và chưa căng lửa, chim đã đạt đến độ rồi thì không cần thiết nữa, nhưng quan trọng nhất vẫn là tố chất chú chim đấu của bạn, có tố chất tốt thì không cần công nó vẫn là chim hay và bền, không nên lạm dụng quá mấy cách ép công này.

* Lưu ý: nếu không dùng thì vẫn là tốt nhất vì phong độ chỉ là nhất thời thôi.


(Sưu tầm)

Công thức cám tăng lực cho chim chào mào

Của anh Công Minh - Hải Phòng

Với mong muốn mang đến cho những chú chim nuôi nhốt nguồn thể lực dồi dào , tạo đà cho những bước đột phá mà chủ chim hằng mong mỏi trong suốt quá trình theo đuổi niềm đam mê . Sau đây mình chia sẻ kinh nghiệm về cách thức chăm nuôi chim cũng như 2 công thức tạo ra sản phẩm tốt nhất dành cho loài chim Chào Mào

Nhiều năm trở lại đây phong trào nuôi chim chào mào tăng lên. Nhiều người qua thú chơi tao nhã đã được biết đến chim các vùng miền và địa danh (xã, huyện) mà trước kia không hoặc chưa hề biết tới về các tỉnh miền Trung. Nơi sản sinh ra những chú chim chào mào có giọng hót đặc biệt và khả năng chịu áp lực cao khi cạnh tranh (đấu lồng).

Khi phong trào đi lên cũng là lúc người chơi mỗi lúc một đông lên bao gồm già có, trẻ có, người mới chơi có, người nghỉ chơi chim bao năm rồi quay lại chăm chim cũng có. Sự đam mê tiếng hót 1 trong 3 chú chim được liệt vào sách đỏ chim đồng quê Việt Nam cần được bảo tồn này đã nối con người lại gần nhau hơn, không phân biệt giai cấp, địa vị, nghành nghề, hèn sang để các buổi sang cuối tuần tựu chung lại 1 điểm. Với mong muốn được giao lưu, nâng cao trình độ nghề chơi với những người cùng sở thích. Nâng cao khả năng cọ xát và áp lực của những chiến binh nhốt lồng.

Song song với đó là những câu chuyện về chim ở vùng nào, cách chăm chim ra sao, chim ăn uống ngủ nghỉ như thế nào và dinh dưỡng hàng ngày là cái gì cần cho sáng, trưa, chiều, tối. Tắm nắng, tắm nước đã đủ và đúng cách hay chưa. Hàng ngày chim dùng cám nào, Xuân – Hạ - Thu – Đông thay đổi thành phần ra sao để giúp chim thật tốt khi phải thích nghi với cuộc sống nuôi nhốt trong lồng. Trong đó cám là thức ăn chủ yếu để nâng cao thể chất cho chim không chỉ sống mà phải sống khỏe. Không phải hót mà phải hót to và nhiều. Không những đấu mà phải đấu hay, đấu đẹp và đấu bền. Cung không đủ cầu khiến nhiều chủ nhân nuôi chim tìm tòi, học hỏi và cho ra đời thập cẩm các loại thức ăn cho chào mào. Chính vì lẽ đó mà những người mới nuôi chim lầm tưởng rằng cứ cho ăn cám tốt là chim sẽ đẹp, cứ cho ăn cám chất là chim sẽ hay dẫn tới những trường hợp chẳng hiểu gì về chim vùng miền và thời tiết cũng sản xuất cám. Ỡm ờ còn có kẻ chưa nuôi chim thay lông lần nào cũng làm cám bán ra cho anh chị em. Khổ nỗi nhìn những chú chim sau khi ăn loại thực phẩm đó vào đi ỉa chảy lỏng bỏng nước, phân lên mùi hôi nồng nặc. Qua vài ngày chim bắt đầu xù lông và bỏ đấu dẫn tới tình trạng chim vào mùa hè đang căng lửa để chơi thì lại đứng ị ra thành 1 khối lù lù.

Thường thì những người nuôi chim lâu năm có thể nhìn nhiều điểm để nhận dạng rằng chú chim đó đang khỏe mạnh hay đau ốm, đang căng lửa hay chẳng có tí lửa nào. Mà yếu tố đầu tiên đó là nhìn phân của chú chim mình nuôi. Nhìn phân chim để đoán bệnh tật, nhìn phân chim để biết thức ăn có thích nghi được với nó hay không và đặc biệt hơn cả là nhìn phân chim để biết được thời tiết trong ngày và ngày tiếp đó. Nói vậy để biết cái thời khó khăn nhưng CÁC CỤ nuôi chim nhà ta cũng đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm dân gian mà chỉ có qua thời gian mới vỡ lẽ ra và có được. Nói vậy để ace biết được rằng lòng dạ của những chú chim nhỏ khá nhạy cảm so với thể trạng và trọng lượng của chúng.

Khu vực miền Bắc nói chung không có được thời tiết thiên phú như các tỉnh của 2 miền Trung và Nam. Quanh năm có Nắng, Gió, đây chính là yếu tố cơ bản để những chiến binh nhốt lồng dễ dàng thích nghi hơn. Độ ẩm cao hơn chính là yếu tố quyết định tới hình thể, dáng bộ cũng như thể lực của chim khi ráp lồng. ACE có thể để ý và thấy rõ 1 điều đó là những ngày có độ ẩm cao hơn bình thường thì chim sẽ thường xuyên bù lông đứng lắc qua lắc lại mặc cho thời tiết có ổn định và nắng nóng đến mức nào.

Chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý khiến những chú chim được liệt vào danh sách các chú chim chất lượng, hung dữ, có tuổi lồng vẫn không bứt lên được. Nước chơi (đấu) vật vờ, thất thường là điều rất dễ nhận ra. Lúc thì như điên loạn, lúc lại cụp mào mà chủ nhân của chúng chẳng hiểu lý do vì sao?

Xin nêu lên 1 số biểu hiện thường gặp khi nuôi chim Chào Mào tại khu vực Hà Nội và các tỉnh phía Bắc để các cụ lâu nắm cũng như ace mới chơi chiêm nghiệm và tìm cách khắc phục:
- Chim thường xuyên có hành động tự nhổ lông (mặc cho đó là lông máu và lông mới nhú)
- Chim thường ăn tất tần tật các loại vỏ hoa quả (Chuối – Cam...)
- Chim thường mổ vào tai cóng, áo lồng và đặc biệt là xuống đáy lồng xé ăn giấy báo (giấy lót phân). Thậm chí ăn cả phân của chúng.
- Chim thường đứng co ro và chỉ đứng bằng 1 chân.
- Cuối cùng là lông chim rất khô và xơ xác.

Gặp những biểu hiện như trên nghĩa là chim chưa đạt yêu cầu về chế độ dinh dưỡng trong thức ăn hàng ngày và chế độ vệ sinh an toàn. Điều đó đồng nghĩa với việc chim không đạt được phong độ đỉnh cao như chúng ta mong muốn.

Ở phần trên của bài viết minh đã nhắc tới trường hợp thời tiết 4 mùa của miền Bắc và các hiện tượng thường gặp phải của chim chào mào khi nuôi nhốt trong lồng để các cụ cùng toàn thể ace thấy được phần ảnh hưởng khá lớn do thời tiết tác động lên những chú chim. Qua đó cần bổ sung và cân bằng các chất cần thiết trong thành phần cám nuôi để giúp chim thích nghi được với thời tiết cũng như áp lực nhằm thúc đẩy và giúp chim luôn đạt phong độ đỉnh cao mà chủ nhân của chúng hằng mong muốn.

Nguyên liệu chính thì từ trước tới nay người nuôi chim vẫn dựa chủ yếu vào các thành phần trong Ngũ Cốc Thực. Nhưng cái khó nhất chính là sự kết hợp hài hòa giữa các thành phần nhằm phát huy được công dụng của các chất có trong ngũ cốc. Ngoài ra chế biến cũng hết sức quan trọng giúp thành phẩm khi hoàn thành không bị biến chất và mất đi công hiệu của nó.

Qua trải nghiệm thực tế nhiều năm mình xin gửi tới ace 2 công thức cám dành cho Chào Mào đang được nuôi dưỡng tại khu vực thời tiết 4 mùa như Hà Nội và các tỉnh phía Bắc đang rất được ưu chuộng đã mang lại những bước đột phá về sự thành công và làm hài lòng các ông chủ khó tính nhất.

Công thức thứ nhất: (Xin lấy cách đong đo bằng cân để có được sự chính xác)

Thành phần nguyên liệu:
Cám dùng từ tháng 02 đến tháng 08 (dương lịch)
- Bột Ngô: 500g (có thể dùng bằng cám Ba vì)
- Đỗ xanh (có vỏ): 500g
- Đỗ tương: 300g
- Gạo lứt đỏ: 400g (có thể dùng gạo thường)
- Vừng (vàng): 250g
- Tôm tươi: 400g (Loại tôm nước ngọt hay còn gọi là tép gạo )
- Đường vàng: 40g
- Cà rốt: 500g
- Bột canh: 20g (Có thể thay bằng 10g muối trắng)
- Trứng gà: 40 quả (Chỉ lấy lòng đỏ )
Cám dùng từ tháng 08 đến tháng 02 (dương lịch) Mùa lạnh
- Bột ngô: 500g (có thể dùng bằng cám ba vì)
- Đỗ xanh (có vỏ): 300g
- Đỗ tương: 500g
- Gạo lứt (đỏ): 250g (có thể dùng gạo thường)
- Lạc (đậu phộng): 250g
- Tôm tươi: 400g (Loại tôm nước ngọt hay còn gọi là tép gạo )
- Mật ong: 100g
- Cà rốt: 500g
- Bột canh: 20g (Có thể thay bằng 10g muối trắng)
- Trứng gà 50 quả (Chỉ lấy lòng đỏ)
- Bột Khoáng PROMIX: 20g
- Nghệ tươi: 20g (chỉ cho vào 3 tháng mùa đông)
Công thức thứ 2: (Xin lấy cách đong đo bằng cân để có được sự chính xác)
Cám dùng từ tháng 02 đến tháng 08 (dương lịch)
- Gạo lứt (đỏ): 500g (có thể dùng gạo thường)
- Đỗ tương: 300g
- Đỗ xanh: 500g
- Tinh bột ngô: 400g (cái này có bán tại các đại lý thực phẩm và siêu thị)
- Vừng vàng: 300g
- Tôm tươi: 500g (Loại tôm nước ngọt nhỏ hay còn gạo là tép gạo)
- Trứng gà: 50 quả (chỉ lấy lòng đỏ)
- Thịt bò: 300g
- Mật ong: 200g
- Cà rốt: 1kg
- Kỳ tử: 150g
- Bột xương cá: 50g
- Khoáng tổng hợp PROMIX: 20g
Cám dùng từ tháng 08 đến thàng 02 (dương lịch)
- Gạo lứt (đỏ) : 500g (có thể dùng gạo thường)
- Đỗ tương : 500g
- Đỗ xanh : 300g
- Tinh bột ngô : 400g
- Lạc (đậu phộng) : 300g
- Tôm tươi : 500g (Loại tôm nước ngọt nhỏ hay còn gạo là tép gạo)
- Trứng gà : 40 quả (chỉ lấy lòng đỏ)
- Thịt bò : 300g
- Mật ong : 200g
- Cà rốt : 1kg
- Kỳ tử : 300g
- Bột xương cá : 50g
- Khoáng tổng hợp PROMIX : 20g
- Nghệ tươi : 20g (Chỉ dùng vào 3 tháng mùa đông)

Với công thức thứ 2 này khá nặng nên tôi thấy chỉ nên áp dụng đối với chim có tuổi lồng từ 18 tháng trở lên .
Cách chế biến :
- Gạo lứt đỏ ta rang lửa to và đều tay đến khi gạo nổ hoa chanh là được (Đối với gạo thường chúng ta rang đến khi hạt gạo trắng đều là được).
- Đỗ tương ta rang tới khi vỏ đỗ nứt đều là OK.
- Đỗ xanh ta chỉ rang qua cho tới khi đỗ méo hạt là được.
- Vừng ta rang tới khi hết tiếng nổ lét đét là OK. Nếu là lạc thì chúng ta rang chín vàng .
- Tôm ta rửa sạch cho vào nồi rang tới khi tôm chín đỏ là OK .
- Thịt bò ta băm nhỏ hoặc xay ngay tại hàng thịt là OK .
- Cà rốt luộc chín mềm để nguội .
- Nghệ tươi cạo sạch vỏ rồi giã nhỏ .
Sau khi làm chín hoàn toàn các thực phẩm cần thiết các bạn chế như sau:
Ta trộn: Gạo + Đỗ tương + Đỗ xanh + Vừng (Lạc) + Kỳ tử . Rồi cho vào xay nhuyễn (bột càng mịn càng tốt).

Cái này giúp chim tiêu hóa càng nhanh càng tốt . Vì như chúng ta đã biết hệ tiêu hóa của giống chim chào mào là rất nhanh , chúng chỉ có thể tiêu hóa và hấp thụ trong thời gian tối đa là 3 phút , do vậy nếu chúng ta xay bột chưa nhuyễn khiến chim ăn nhưng không hấp thụ được hết các thành phần dinh dưỡng thì cám có tốt cũng như không và dẫn tới tình trạng: Đi phân sống.
Tiếp theo ta trộn: Tôm + Lòng đỏ trứng + Mật ong + Cà rốt + Bột xương cá + Khoáng tổng hợp + Nghệ tươi (nếu có) thành hỗn hợp. Sau đó dùng máy xay sinh tố xay nhuyễn thành thể lỏng (Với các tỉ lệ các thành phần và cách chế biến như trên chúng ta không cần dùng đến nước. Nếu cần dùng đến nước các bạn có thể dùng nước luộc cà rốt để nguội chế thêm vào. Vì theo như quan điểm và cách làm của tôi thì tuyệt đối không nên dùng nước máy pha chế khi làm cám).

Trộn đều 2 loại trên vào với nhau sau đó dùng máy đùn ra dạng hạt.
Cách sấy khô:
Từ trước đến nay tôi đều thấy ace làm cám dùng rất nhiều cách để làm khô cám. Tuy nhiên theo kinh nghiệm của tôi thì từ khi trộn 2 loại hỗn hợp nêu trên vào với nhau tới khi sấy khô mà thời gian kéo dài 2 đến 6 giờ đồng hồ thì chất lượng cám không đảm bảo. Vì như chúng ta biết các loại thực phẩm ngũ cốc trên bị làm ướt trong thời gian quá lâu sẽ khiến chúng biến chất và không còn đảm bảo nguồn dinh dưỡng cần thiết mà chúng mang lại (Các bạn hãy hình dung và thử nghiệm ngâm các loại ngũ cốc trên trong thời gian 2-6 tiếng thì sẽ biết mùi vị và hiểu tác hại của nó như thế nào).

Do vậy cách sấy cám tốt nhất là nên dùng lò vi sóng hoặc lò nướng có tần suất và nhiệt độ cao như dưới đây để giúp chúng ta sấy trong thời gian ngắn nhất có thể (tùy vào khối lượng cám làm).

Thường thì tôi sấy trong khoảng thời gian 1-2h đồng hồ là cám phải khô. Qua đó cám luôn giữ được các dưỡng chất cần thiết mà không bị biến chất. Mang lại nguồn dinh dưỡng có độ ổn định cao và khả năng giữ lửa rất tốt. Giúp chim duy trì thể lực để có khả năng ra giọng đều trên giàn đấu .

Trên đây là 2 công thức tôi đã làm trong 2 năm trở lại đây và cho công hiệu hoàn toàn phù hợp với chim được nuôi dưỡng tại miền bắc với khí hậu 4 mùa. Giúp những chú chim bứt phá và phát huy được hết khả năng mà ngoài tự nhiên cũng không hề có được.

Có 1 số nguyên liệu mang tính kích ứng cho những chú chim thay lông xong, chuyển vùng miền, qua mùa đông dẫn đến xù lông quá lâu, bỏ hót, bỏ đấu tôi xin không đưa vào đây vì sử dụng nó khá cầu kỳ và tác dụng như con dao 2 lưỡi).

Thú chơi nào cũng đòi hỏi người chơi kiên trì, tìm hiểu và bao quát tổng thể. Nhìn nhận 1 cách khách quan và tự chiêm nghiệm – suy ngẫm... Để rồi đúc rút được kinh nghiêm cho bản thân và nâng nhìn về nghề chơi mình đang hướng tới.

Xin đưa ra 1 số dẫn chứng cụ thể để các cụ và ace dễ hình dung:
- Với 1 Cần Thủ khi đi câu đòi hỏi phải có kinh nghiệm, thính câu hợp lý để xác định được mục tiêu mình muốn bắt là loài cá nào. Nếu thính câu tốt gặp ngày cá đi ăn cộng kinh nghiệm lâu năm thì thường sẽ bắt được cá to và nhiều hơn so với người ngồi kế cạnh.
- Với bất cứ 1 vận động viên của môn thể thao nào cũng cần có năng khiếu, thời gian rèn luyện + Nguồn Dinh Dưỡng cần thiết để có thể duy trì nhịp độ và thể lực trong suốt quá trình thi đấu.
* Nói tóm lại , theo quan điểm của tôi nguồn dinh dưỡng (cám) chỉ là yếu tố thứ 3 cộng hưởng trong sự thành công khi giúp những chú chim phát huy được hết khả năng và đạt đỉnh cao về phong độ.
Tôi xin chia ra làm 3 phần khi chú chim đạt phong độ đỉnh cao (chim hay) như sau : 100% = 30% là tố chất chú chim + 40% cách chăm nuôi đúng cách + 30% nguồn dinh dưỡng hợp lý , hợp với cơ địa của chú chim.

Chúc các bạn làm phù hợp với chú chim của mình.

Theo http://blog.chaomao.net/2012/09/cam-...o-cua-anh.html

Hai vua chim cảnh ở Huế

Giới chơi chim cảnh cả nước hầu như ai cũng biết họ - hai người nổi tiếng ở cố đô Huế. Không chỉ sở hữu nhiều chim chào mào quý, là quán quân của nhiều cuộc thi, mà họ còn là bậc thầy về chơi chim.
Gia tài hơn 400 chim chào mào
Rong ruổi bẫy chim khắp nơi từ thuở lên 10, ông Võ Duy, một nghệ nhân chơi chim ở Huế, được nhiều người nể phục bởi khả năng hiểu chim, nhìn chim. Ông Nguyễn Hữu Tín, Chủ nhiệm Câu lạc bộ chim cảnh TP.Huế, cho biết: “Ông Duy là người kỳ cựu về chơi chim ở Huế. Ông là một nghệ nhân thực thụ. Ông không chỉ sở hữu gia tài lớn về chim mà còn nhiều hiểu biết về chim hơn người khác. Ông được mọi người cử làm tổ trưởng tổ trọng tài chim cảnh TP.Huế và nhiều anh em chơi chim cả nước mời làm trọng tài trong nhiều cuộc thi lớn”.

Trong ngôi nhà ba tầng của mình, gia đình ông Duy sống ở tầng một, hai tầng còn lại là không gian của hơn 400 chú chào mào. Ông Duy cho biết trước đây ông chơi nhiều loài chim như khướu, họa mi, chích chòe... nhưng bây giờ ông chỉ chơi một loại là chào mào. Người Huế thường gọi chào mào là miều - một loài chim thông minh, hót hay.


Ông Thạnh và những “chiến binh” chào mào - Ảnh: Tuyết Khoa

Tuổi thơ của ông phần lớn gắn liền với chim. Thuở lên 10, một buổi học, một buổi xách lồng đi bẫy chim. “Nhiều khi tôi và vài người bạn đi bẫy chim bốn năm ngày trong rừng sâu ở Thừa Thiên-Huế như huyện A Lưới, Nam Đông, Phong Điền... Nhiều buổi đi bộ hàng chục km đường rừng. Mệt nhưng vui. Những con chim hoang được bẫy về phải đào tạo 1-2 năm mới trở thành những chiến binh tốt, hót hay, nhảy đẹp. Tôi là người thích sưu tầm chim chào mào. Gặp chim nào có tố chất là tôi không bỏ lỡ”, ông Duy chia sẻ.

Theo ông Duy, để có một con miều đẹp, hót hay, ngoài tố chất thì phải biết nuôi dưỡng nó, tức là phải có chế độ ăn uống, vận động, ngủ nghỉ hợp lý. Việc chăm sóc chim công phu hơn cả chăm con mọn. Trời mưa, trời nắng đều có chế độ riêng, thức ăn phải pha chế theo khẩu vị riêng của nó, theo dõi sức khỏe hằng ngày. Chim cưng được ở trong những chiếc lồng tinh xảo vài chục triệu đồng, được làm từ những nghệ nhân lồng chim nổi tiếng đất cố đô.

“Sáng nào tôi cũng đem 1-2 con chim đi uống cà phê giao lưu với những con khác để chúng luyện tập. Chim lớn lên dưới sự huấn luyện của mình, đôi khi bạn sẽ tưởng chừng như con của mình vậy. Thấy nó buồn mình cũng buồn theo. Dù ai có trả bao nhiêu tiền để mua nó thì mình cũng không nỡ. Chào mào là loài khôn, mến chủ, biết người, biết đối thủ. Nó là người bạn tuyệt vời, chỉ nhìn nó nhảy múa là mình vui rồi”, ông Duy nói.

Mua nhà... cho chim !
Nếu ông Duy được biết đến là người am hiểu tường tận về chim, một nghệ nhân chơi chim thâm niên, thì Nguyễn Đức Thạnh lại nổi tiếng là quán quân của nhiều cuộc thi tiếng hót chim chào mào. Ông Bé, một người chơi chim thuộc Câu lạc bộ chim cảnh TP.Huế, nói: “Muốn hỏi chim hay, chim giỏi thì hỏi ông Thạnh. Ông có một bộ sưu tập chim và giải thưởng từ các cuộc thi chim mà dân chơi chim phải ngưỡng mộ”.

Chúng tôi tìm đến nhà ông ở P.Kim Long (TP.Huế). Từ đầu ngõ, tiếng chim hót đã râm ran. Trong khu vườn nhỏ, chim đua nhau hót líu lo. Ông kể, nhà ông vốn ở P.Thuận Hòa (TP.Huế). Nhưng do xưởng phục hồi nhông xích đĩa xe máy của ông đang mở rộng, âm thanh từ máy móc ảnh hưởng đến chim nên ông mua một ngôi nhà nhỏ ở Kim Long, vừa để sau này cho con cái nhưng trước mắt là để đàn chim về đó ở. Tuy ngôi nhà này vẫn còn sơ sài nhưng ông đang cố gắng tạo ra một khu vườn dành cho những chú chim của ông.

Ngồi giữa khu vườn rộn tiếng chim ca, ông kể về những con chim của mình với giọng điệu đầy tự hào cùng một tình cảm khó tả. Hơn 20 năm gắn liền với chim chào mào, ông xem chúng như một phần cuộc sống của mình. “Trong số những con chào mào của tôi thì Tra gắn bó với tôi nhất. Tra ở với tôi 14 năm, từ năm 1996 đến 2010. Đi đâu tôi cũng cho nó đi. Nhưng một lần không may, nó bị thương nên cụt chân, rồi bị một con chó cắn chết. Tôi thương nó lắm. Nó được chôn trong vườn nhà tôi”, ông Thạnh tâm sự.

Không chỉ chơi với nhiều hội chim ở Huế, ông còn đi khắp nơi từ bắc chí nam để giao lưu. Hiện tại, ông sở hữu 11 con chim chào mào. Ông đặt mỗi con một cái tên khác nhau như Trọc, Tăng Bạch Hổ, Bình Điền... Mỗi con chim đều gắn với một kỷ niệm riêng. “Con Trọc tôi mua lại của một người bạn đã hơn 2 năm nay. Thấy nó là tôi thích liền. Năn nỉ tỉ tê hơn 6 tháng, họ mới chịu để lại cho tôi với giá 11 triệu đồng. Tôi mua cho nó cái lồng 19 triệu nữa. Trọc là chiến binh số một của tôi trong cuộc thi. Anh chàng này có thả đi nó cũng không đi. Trọc chỉ ở với tôi thôi”, ông cười nói.
Năm 2011, các cuộc thi về tiếng hót chim bắt đầu mở ra, ông Nguyễn Đức Thạnh được nhiều nơi mời đến giao lưu. Ông từng tham gia nhiều cuộc thi ở Bắc Ninh, Lạng Sơn, Hà Nội, Quảng Nam, Đà Nẵng... và đoạt gần 30 giải thưởng từ các hội thi tiếng hót chim chào mào trong nước, trong đó có nhiều giải lớn, uy tín. Gần đây nhất, ông Thạnh đoạt giải nhất tiếng hót chim chào mào Thành Nội mở rộng. Cuộc thi quy tụ hơn 200 lồng chim từ nhiều tỉnh thành về tranh tài.
                                                                                           Tuyết Khoa
                                                                                         Theo Thanh Niên

Chủ Nhật, 2 tháng 6, 2013

Sống khỏe nhờ cây dó bầu

Nhiều người phất lên nhờ trúng cây dó bầu kết tủa trầm dày đặc. Nhiều lao động phổ thông có thu nhập khá nhờ làm công việc soi, xỉa trầm...

Hơn 10 năm trước, dó bầu được biết đến như là loại cây hái tiền tỉ, người dân nhiều địa phương đổ xô trồng với ước mơ đổi đời, trong đó có tỉnh Bình Phước. Hiện Bình Phước có khoảng 1.000 ha cây dó bầu được người dân và doanh nghiệp trồng.
Thu tiền tỉ
Khi còn đương chức chánh Thanh tra tỉnh Bình Phước, ông Võ Văn Chương (Năm Chương) đã thấu hiểu và trăn trở về những khó khăn của người dân trồng cây dó bầu. Ông quyết định trồng thử nghiệm 2 ha dó bầu (2.200 cây) trên đất nhà ở huyện Đồng Phú, tự nghiên cứu bào chế thuốc cấy trầm với giá rẻ, đạt hiệu quả cao.
Theo ông Năm Chương, phương pháp cũ khi trồng dó bầu thường dong (chặt) nhánh dẫn đến sản lượng trầm ít. Đến độ tuổi cấy trầm, nhiều người dùng cưa xẻ các đường dọc thân cây hoặc đục vài chục lỗ  theo hướng từ ngọn xuống gốc rồi bơm thuốc vào. Vì thế, khi thu hoạch, trầm chỉ tụ ở vài lỗ, thậm chí có cây không trầm.
Ông Nãm Chuong bom thuốc cấy trầm vào thân cây dó bầu
Ông Năm Chương đã thay đổi phương pháp, thử nghiệm không dong nhánh. Đối với cây dó bầu 5-7 năm tuổi, ông chỉ khoan 2-3 lỗ, mỗi lỗ bơm một chai thuốc (0,5 lít) cấy trầm; cây trên 10 năm tuổi khoan 2 tầng (6-8 lỗ). Với phương pháp trồng và cấy thuốc như trên, sau 3 tháng, áo dầu (lớp trầm mỏng) màu nâu xuất hiện, đến 12 tháng đã có thể khai thác. Lúc này, trầm tích tụ từ gốc cho tới những nhánh nhỏ, độ kết tủa dày 1-2 ly. Nếu có điều kiện nuôi cây đến 24 tháng, trầm càng tích tụ, màu càng đẹp và bóng.
 Theo ông Năm Chương, trầm  là mặt hàng được nhiều thương lái ở Hà Nội, Thừa Thiên - Huế, TP HCM… lùng mua để xuất khẩu sang Mỹ, các nước vùng Trung Đông, Trung Quốc, Malaysia...  Ngay tại vườn, 1 kg trầm loại áo dầu có giá bán 2 triệu đồng, loại trầm tích tụ 24 tháng giá 5-6 triệu đồng. Dầu trầm hương được dùng làm thuốc chữa bệnh, hương liệu sản xuất hóa mỹ phẩm và dùng vào mục đích tín ngưỡng.
“Hiện tại, tôi đã xây dựng xưởng chiết xuất tinh dầu trầm với 6 lò chưng cất, khu nhà kho, hệ thống tinh chiết… và đã xuất được nhiều mẻ với giá 7.000 USD/lít. Tới đây, xưởng sẽ phát triển lên 60 lò chưng cất để đủ bao tiêu cây dó bầu của người dân địa phương. Nếu trồng 1 ha với 1.100 cây dó bầu, sau 6 năm, họ bán được cả tỉ đồng. Người dân không có tiền, tôi ra thuốc, bỏ công và hưởng 30% số cây sau 12 tháng cấy trầm” - ông Năm Chương cho biết.
Không trồng thì… xỉa
Ba năm trước, nghe nhiều người mách nước, ông Võ Văn Hiệp (SN 1968) cùng người thân dắt díu nhau từ Quảng Ngãi vào Bình Phước lập nghiệp với nghề xỉa trầm. Dần dà, do nguồn nguyên liệu dồi dào, công việc khá nhàn, dễ học lại thu nhập cao, tại phường Sơn Giang, thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước đã hình thành xóm xỉa trầm với khoảng 50 hộ dân, phần lớn đến từ vùng quê Quảng Nam và Quảng Ngãi.
Công đoạn chế tác trầm hương là tách phần gỗ nhiễm dầu (trầm hương) ra khỏi thân cây bằng những công cụ thô sơ (rìu, đục, dũm…) với hai động tác chính soi và xỉa. Sản phẩm thu được là trầm hương có dạng miếng, mảnh.
Thợ xỉa trầm ðang thực hiện công ðoạn tỉa “giác” trên cây dó bầu
Theo ông Hiệp, để có được một thanh trầm nguyên chất, phải qua nhiều công đoạn. Đầu tiên, dùng cưa máy cắt thân cây dó bầu theo từng khúc, sau đó dùng dao, rựa đẽo bỏ lớp vỏ ngoài cùng (gọi là xổ trầm) cho đến khi phát hiện vết trầm kết tủa trong lõi cây. Lúc này, phần cây có trầm được chuyển cho thợ thực hiện công đoạn “gạn” (dùng các loại dũm để xoi, xỉa). Công việc này đòi hỏi sự cẩn thận, tỉ mỉ, nếu không khéo sẽ bay áo trầm. Công đoạn cuối là “tỉa” sẽ được giao cho thợ có kinh nghiệm để săm soi, móc sạch số “giác” còn lại, dù nhỏ nhất nằm trong lõi trầm. Thợ có kinh nghiệm có thể xỉa được 1 kg trầm từ cây dó bầu, thu nhập trung bình 200.000 - 400.000 đồng/ngày.
Ông Hiệp cho biết thợ có vốn liếng, kinh nghiệm thường làm chủ xưởng xỉa trầm. Họ phải lặn lội hàng trăm cây số để lùng cây dó bầu được trồng trong dân, đặt vấn đề mua hoặc ký hợp đồng ăn chia tỉ lệ phần trăm với chủ vườn. Nếu ký hợp đồng ăn chia, chủ xưởng sẽ góp thuốc tạo trầm, bỏ công khoan để cấy trầm. Đến khi thu hoạch (khoảng 12 - 15 tháng), chủ vườn hưởng 70%, chủ xưởng hưởng 30% số cây trong vườn. Trường hợp mua đứt vườn dó bầu, chủ xưởng phải ứng trước cho chủ vườn số tiền lên tới hàng trăm triệu đồng.
Trả lời câu hỏi có ai giàu lên từ nghề xỉa trầm không, ông Hiệp khẳng định đối với thợ ăn công, cuộc sống có phần khá giả vì thu nhập không thấp, không phải bỏ vốn mua cây dó bầu. Chủ xưởng xỉa trầm cũng có vài người khá lên nhờ mua trúng vườn dó bầu kết tủa trầm dày đặc. Sau khi xỉa, loại chất lượng kém nhất cũng được thương lái đến mua ngay tại nhà với giá 3 triệu đồng/kg, loại “xịn” lên tới 7 triệu đồng/kg. Tuy nhiên cũng có không ít chủ xưởng xỉa trầm lỗ vốn phải bán nhà, bán đất để trả nợ do vườn dó bầu không tích tụ được trầm.
Băn khoăn đầu ra
Tiếp tôi ở vườn nhà mình tại thôn Tân Ba, xã Long Tân, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước, ông Nguyễn Gia Toàn (đang trồng 1.500 cây dó bầu) khẳng định tại thôn này có ông Đinh Văn Nhất giàu lên từ cây dó bầu sau khi bán được 1.000 cây loại 8 năm tuổi với giá 2 tỉ đồng; ông Trần Đình Chương tận dụng đất xấu và bờ ranh trong rẫy nhà trồng được khoảng 1.000 cây, mới đây có người mua 400 cây và đã đặt cọc 500 triệu đồng...
Ở xã Bình Thắng, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước, ông Ba Nhàn vừa bán được 100 cây trồng xen vườn tiêu với giá 120 triệu đồng. Tuy nhiên, cũng như nhiều người khác, ông Toàn băn khoăn về đầu ra khi Nhà nước không quy hoạch hay có văn bản nào bảo đảm tiêu thụ cho người dân trồng dó bầu.
Bài và ảnh: TÂN TIẾN