Thứ Tư, 13 tháng 3, 2013

Cây quýt đường ở huyện miền núi Tân Phú (Đồng Nai): Vị ngọt đã về, nỗi lo chưa dứt

Từ nhiều năm qua, cây quýt đường đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần xóa đói giảm nghèo và làm giàu ở huyện miền núi Tân Phú (Đồng Nai). Tuy nhiên, đến nay nhiều vườn quýt đã bắt đầu "đổ bệnh", nhà vườn bắt đầu lo canh cánh...* Trồng quýt lãi to
Dẫn chúng tôi đi tham quan vườn quýt đang vào mùa chín rộ, chị Nguyễn Thị Bạch Xuân, chủ trang trại quýt rộng hơn 20 hécta ở ấp 6B, xã Núi Tượng (huyện Tân Phú) thổ lộ: "Năm nay, cây quýt bị bệnh nhiều khiến năng suất giảm đáng kể. Tuy nhiên, có lẽ do thất mùa nên trái quýt đường hiện được mua với giá cao hơn mọi năm, khoảng 10 ngàn đồng/kg. Nếu giữ được giá bình ổn như vậy, dù không trúng mùa thì người trồng quýt vẫn có lãi".
Với kinh nghiệm nhiều năm trồng loại cây ăn trái này, chị Xuân cho biết, mỗi hécta quýt nếu trúng mùa có thể đạt năng suất đến 40 tấn và sau khi trừ hết chi phí sản xuất, người nông dân còn lãi được khoảng 30%. Hiện tại mỗi ngày trang trại của gia đình chị Xuân thu từ 4 - 10 tấn quýt. Chị Xuân nhận định, dù thất mùa nhưng năm nay ít nhất mỗi hécta gia đình chị cũng thu từ 150 triệu đồng trở lên. Ở ấp 6B này, trang trại trồng quýt của gia đình chị Xuân không chỉ được biết đến bởi có diện tích lớn nhất, mà còn là một trong những trang trại đầu tư quy mô nhất cho cây quýt.
Đi trên con đường liên ấp 6A và 6B của xã Núi Tượng chạy dọc bờ sông Đồng Nai, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng khi thấy trên vùng đất này có khá nhiều căn nhà xây dựng khang trang. Anh Nguyễn Hữu Sử, ở ấp 6A, nói với chúng tôi, không ít căn nhà đó được xây dựng nhờ tiền trồng quýt. Anh Sử còn khoe với chúng tôi, tuy chỉ có 6 sào đất với hơn 400 gốc quýt nhưng anh cũng xây được căn nhà với kinh phí hơn 250 triệu đồng. Đến ấp 6B, anh Trần Văn Cẩn cũng cho hay căn nhà của anh chị xây năm 2008 với kinh phí gần 200 triệu đồng. Đó cũng là số tiền anh chị tích cóp được sau nhiều năm trồng quýt. Anh Cẩn cho biết, quê anh ở tận Bạc Liêu, vì không có ruộng vườn nên anh chị theo chân những người cùng quê lên Đồng Nai lập nghiệp. Như bao người khác, thời gian đầu anh chị trồng lúa rẫy để có gạo ăn, cuộc sống rất khó khăn. "Hồi đó, ngày nào cũng lo kiếm cái ăn, và kiếm được cái gì thì ăn cái đó. Thật tình, tôi chẳng dám nghĩ có ngày mình sẽ cất được căn nhà như hôm nay".* Vẫn lo canh cánh
Đối với gia đình anh Cẩn, cũng như nhiều nông dân khác trên vùng đất này, cây quýt đường đã thực sự giúp họ "đổi đời". Thế nhưng, cây ăn trái được xem như là "cứu cánh" của nông dân vùng sâu, vùng xa này lại đang khiến người trồng nó phải lo lắng, bởi nhiều vườn quýt có dấu hiệu bị già cỗi, ít ra trái, đã vậy trái còn bị sâu bệnh, thậm chí chết cây. Ông Nguyễn Văn Vinh, Chủ tịch UBND xã Núi Tượng, cho biết: "Cây quýt phát triển mạnh từ 5 - 6 năm nay, góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân địa phương, nhưng tiếc rằng, đến nay nhiều diện tích đã bị già cỗi và người dân đã chuyển sang trồng các loại cây khác như cà phê, măng 
Cây trồng lâu năm thì phải cỗi, nhưng với những vườn quýt trồng chỉ mới có 5 - 6 năm đã chết, khiến một số nhà vườn xem đó là chuyện không bình thường. Ông Mai Trọng Hùng, ở ấp 6B, bộc bạch: Do muốn vườn quýt đạt năng suất cao, các chủ vườn thường dùng rất nhiều phân vô cơ bón cho cây và rất ít phân hữu cơ. Vì thế, đất đai càng ngày trở nên chai cứng. Bên cạnh đó, người trồng quýt muốn trái đậu nhiều và không bị hư rụng phải dùng thuốc bảo vệ thực vật, rồi đến thuốc diệt cỏ... Những hóa chất này tích tụ sau nhiều năm sẽ làm cho đất bị "ngộ độc". Ông Hùng nói: "Cứ đầu độc đất đai như vậy, đến cỏ còn không mọc nổi nữa, nói chi đến cây trồng - làm sao mà không bị ảnh hưởng".
Được biết, xã Núi Tượng hiện có 632 hécta cây trồng lâu năm, trong đó diện tích các loại cây trồng có múi nói chung như cam, quýt và bưởi chiếm khoảng 200 hécta. Các nhà vườn trồng quýt đường chủ yếu ở các ấp nằm ven sông Đồng Nai.
Cây quýt đường - dù có những lúc thăng trầm nhưng vẫn cho thấy, đây là loại cây có giá trị kinh tế cao, đặc biệt thích hợp đối với người có ít đất sản xuất. Vì thế, việc chặt bỏ nó để thay thế các loại cây khác là chuyện bất đắc dĩ. Với những vườn quýt còn lại, hiện các chủ vườn đang tìm mọi cách để "cứu" lấy quýt.
Chi Mai

CHUYỆN CỦA TRIỆU PHÚ QUÝT ĐƯỜNG

 Bí quyết làm giàu của những “tỉ phú” nhà quê

a Chuyện của triệu phú quýt đườngCứ 20 ngày, 400 gốc quýt đường lại “cho” gia đình anh Nguyễn Việt Hương 51 triệu đồng. Nhìn những chùm quýt chĩu trịt quả, da bóng, múi dày, khách thăm vườn khen đất tốt còn chủ vườn thì thật thà mà rằng: vâng, nhất nước, nhì phân bác ạ - phân mà anh Hương nói ở đây là phân bón sinh học- một phát hiện đổi đời của gia đình anh…
Anh Hương bên gốc quýt đường đang ra trái
 Bán nhà mở vườn quýt
“Tiếng lành” về vườn quýt đường Nguyễn Việt Hương ở xã đảo Thanh Sơn- Định Quán- Đồng Nai lan xa đến độ mới chỉ dừng chân hỏi thăm ở bến phà từ Tân Phú sang Thanh Sơn người dân đã nhiệt tình chỉ nhà cho chúng tôi. “Nhà em trong vườn bác ạ, vừa cắt xong một lứa, ảnh vào lo chăm lứa hai”, vợ anh Hương- một phụ nữ hiền hậu chào khách. Cậu con trai cả xăng xái nhận lời dẫn khách vào thăm vườn, không quên dặn khách bỏ lại..dép bởi đường nhiều sình lầy sau cơn mưa đêm đẫm nước.
Từ lộ vào vườn gần 3 km, chúng tôi dò dẫm trong bùn lầy và đá cuội. Sau mới biết vùng đất dưới chân mình vốn là bãi sình, lầy và người dân những năm gần đây mới vào lập ấp, khai hoang, trồng cây ăn trái. Nguyễn Việt Hương cũng theo trào lưu mà vào Thanh Sơn lập trang trại. Anh bàn với vợ bán căn nhà mặt lộ để lấy vốn mua lại một vườn quýt mới đâm bông đợt đầu. Giống quýt đường được người Thanh Sơn mang từ Tiền Giang lên trồng mấy năm nay, mỗi năm cũng cho thu hoạch kha khá. Thương hiệu quýt đường Thanh Sơn bắt đầu đã được lan truyền trong Nam ngoài Bắc

Thế nhưng may mắn không mỉm cười ngay với Nguyễn Việt Hương. 400 gốc quýt đầy hoa nhưng khi đậu trái thì trái nhỏ. Cố vun cho trái lớn, lúc sắp thu hoạch thì trái lại rụng như mưa.” Nhìn trái quýt sắp đến ngày hái rụng đầy gốc, xót hơn bỏ muối vào ruột. Có cành rụng tới 15 kg trái thì còn mong chi có lời”, anh Hương tâm sự. Không chỉ rụng trái, rễ cây bắt đầu thối và lá vàng hẳn đi. Nhìn sang vườn bên, cảnh vàng lá, rụng trái, rụng cành cũng xuất hiện tương tự.
Thống kê của Trạm BVTV Định Quán cho thấy tại Tân Phú và Định Quán đang có khoảng trên 3.300 ha quýt đường. Hàng năm, hiện tượng rụng trái trên quýt đều xuất hiện trên diện tích từ 100-200ha. Những trái non mỗi ngày đốm vàng một nhiều và lan rộng sau đó rụng lả tả, anh nông dân Nguyễn Việt Hương lo bạc cả tóc trước một mùa quýt “ngã về không”.
 Phát hiện đổi đời
Hoang mang nhìn vườn cây nhiễm bệnh nhưng Nguyễn Việt Hương không nản lòng. Anh qua phà, ra hiệu thuốc bảo vệ thực vật trung tâm huyện tìm mua thuốc chữa bệnh cho cây.
Thử nhiều loại thuốc, bệnh có giảm nhưng không đáng kể bao nhiêu. Anh lại mày mò đọc sách, đọc các tài liệu về cây quýt đường, về các bệnh của cây. Bất cứ tài liệu gì liên quan đến cây cối lọt vào tay anh đều được nghiên cứu kỹ.
Chưa hết, anh lên tận phòng nông nghiệp Tân Phú- nơi có anh bạn thân anh vẫn qua hỏi han kinh nghiệm làm vườn. “Anh Vinh- trưởng trạm bảo vệ thực vật Tân Phú hướng dẫn tôi dùng thử một chế phẩm sinh học của công ty Thanh Hà có tên là KH”.
a
Niềm vui của anh Hương khi tìm được chế phẩm sinh học chữa bệnh rụng trái
Như ‘chết đuối vớ được cọc”, Nguyễn Việt Hương tìm mua sản phẩm rồi về pha chế và phun lên cây. “ Nói không quá, như thuốc tiên, 2,5 tháng sau khi phun đúng quy trình, đầu tiên là bật lá non, xanh, sau đó bông bật ra lớn, trắng vườn và sau nữa là trái nhiều, sai trái không đâu bằng”, anh Hương hồ hởi kể lại. Nhưng vui hơn cả là đến lúc trái chín, tỷ lệ trái rụng đã giảm đi tới 80%.
Dẫn chúng tôi xuống thăm những gốc quýt từng bị rụng cành, thối rễ giờ trĩu trịt trái chuẩn bị cho thu hoạch anh tự tin phân tích về tác dụng của KH như một nhà khoa học thực thụ.
Anh bảo, rễ của cây họ cam quýt thuộc loại rễ nấm với những lông hút phát triển dày trên tầng mặt. Vào mùa mưa ( tháng 8- tháng 9 hàng năm) do lượng mưa lớn liên tục khiến đất bị chặt (đóng váng), rễ cây không hô hấp được dẫn tới cây không hấp thu được dinh dưỡng. Cây thiếu hụt dinh dưỡng dẫn tới trái vàng và rụng. Do vậy nếu bổ sung dinh dưỡng cho cây đúng cách, cây sẽ có sức đề kháng cao, chống chọi được với bệnh tật. KH là một chế phẩm sinh học có khả năng tăng sức đề kháng cho cây như vậy.
“ Tôi xài qua hết các loại thuốc rồi, không đâu bằng KH của Thanh Hà. Đất mấy năm nay nhờ xài KH mà tơi xốp, còn cây thì khỏe, lá xanh, trái lớn. Cả xã Thanh Sơn này nhiều nhà trồng quýt đường nhưng không ai trái đẹp như trái nhà tôi”. Rồi anh “nói nhỏ” thêm : “quýt đường nhà tôi toàn được thương lái đóng mang ra Hà Nội giả làm quýt Thái Lan vì trái bóng, đẹp mà lại ngọt nước. Khi nào quýt của nhà tôi cũng được giá hơn nhà khác”.
Bây giờ thì không ai có thể bảo anh Hương ngưng sử dụng KH của công ty Thanh Hà bởi anh đã thận trọng “xài” thử 2 năm nay. 2 vụ quýt đường với gần 20 đợt thu hoạch trái đã cho anh một kiểm nghiệm chính xác, “mắt thấy, tay sờ” chứ không chỉ là nghe nói nữa. “Đỉnh cao” là vụ quýt vừa rồi, anh cắt được 3 tấn quả, giá 16 ngàn/kg, thương lái vào tận vườn “năn nỉ” xin mua.
Người nông dân chăm chỉ xứ Cù Lao tiễn khách với một giỏ quýt đường thơm nức và lời hẹn mời khách tới thăm vào lần sau, khi vườn quýt 400 gốc đã được nhân lên gấp ba, gấp bốn lần hiện nay. Trong làn gió mát lành thổi từ sông Đồng Nai, cả một vùng cù lao thơm ngát quýt đường dường như đã hiện hữu…
 Thanh Lương
Người nông dân chăm chỉ xứ Cù Lao tiễn khách với một giỏ quýt đường thơm nức và lời hẹn mời khách tới thăm vào lần sau, khi vườn quýt 400 gốc đã được nhân lên gấp ba, gấp bốn lần hiện nay. Trong làn gió mát lành thổi từ sông Đồng Nai, cả một vùng cù lao thơm ngát quýt đường dường như đã hiện hữu…



Cứ 20 ngày, 400 gốc quýt đường lại “cho” gia đình anh Nguyễn Việt Hương 51 triệu đồng. Nhìn những chùm quýt chĩu trịt quả, da bóng, múi dày, khách thăm vườn khen đất tốt còn chủ vườn thì thật thà mà rằng: vâng, nhất nước, nhì phân bác ạ - phân mà anh Hương nói ở đây là phân bón sinh học- một phát hiện đổi đời của gia đình anh…
Anh Hương bên gốc quýt đường đang ra trái



“Tiếng lành” về vườn quýt đường Nguyễn Việt Hương ở xã đảo Thanh Sơn- Định Quán- Đồng Nai lan xa đến độ mới chỉ dừng chân hỏi thăm ở bến phà từ Tân Phú sang Thanh Sơn người dân đã nhiệt tình chỉ nhà cho chúng tôi. “Nhà em trong vườn bác ạ, vừa cắt xong một lứa, ảnh vào lo chăm lứa hai”, vợ anh Hương- một phụ nữ hiền hậu chào khách. Cậu con trai cả xăng xái nhận lời dẫn khách vào thăm vườn, không quên dặn khách bỏ lại..dép bởi đường nhiều sình lầy sau cơn mưa đêm đẫm nước.


Từ lộ vào vườn gần 3 km, chúng tôi dò dẫm trong bùn lầy và đá cuội. Sau mới biết vùng đất dưới chân mình vốn là bãi sình, lầy và người dân những năm gần đây mới vào lập ấp, khai hoang, trồng cây ăn trái. Nguyễn Việt Hương cũng theo trào lưu mà vào Thanh Sơn lập trang trại. Anh bàn với vợ bán căn nhà mặt lộ để lấy vốn mua lại một vườn quýt mới đâm bông đợt đầu. Giống quýt đường được người Thanh Sơn mang từ Tiền Giang lên trồng mấy năm nay, mỗi năm cũng cho thu hoạch kha khá. Thương hiệu quýt đường Thanh Sơn bắt đầu đã được lan truyền trong Nam ngoài Bắc.


Quýt đường Thanh Sơn đã trở thành một thương hiệu

Thế nhưng may mắn không mỉm cười ngay với Nguyễn Việt Hương. 400 gốc quýt đầy hoa nhưng khi đậu trái thì trái nhỏ. Cố vun cho trái lớn, lúc sắp thu hoạch thì trái lại rụng như mưa.” Nhìn trái quýt sắp đến ngày hái rụng đầy gốc, xót hơn bỏ muối vào ruột. Có cành rụng tới 15 kg trái thì còn mong chi có lời”, anh Hương tâm sự. Không chỉ rụng trái, rễ cây bắt đầu thối và lá vàng hẳn đi. Nhìn sang vườn bên, cảnh vàng lá, rụng trái, rụng cành cũng xuất hiện tương tự.


Thống kê của Trạm BVTV Định Quán cho thấy tại Tân Phú và Định Quán đang có khoảng trên 3.300 ha quýt đường. Hàng năm, hiện tượng rụng trái trên quýt đều xuất hiện trên diện tích từ 100-200ha. Những trái non mỗi ngày đốm vàng một nhiều và lan rộng sau đó rụng lả tả, anh nông dân Nguyễn Việt Hương lo bạc cả tóc trước một mùa quýt “ngã về không”.


 Phát hiện đổi đời

Hoang mang nhìn vườn cây nhiễm bệnh nhưng Nguyễn Việt Hương không nản lòng. Anh qua phà, ra hiệu thuốc bảo vệ thực vật trung tâm huyện tìm mua thuốc chữa bệnh cho cây.


Thử nhiều loại thuốc, bệnh có giảm nhưng không đáng kể bao nhiêu. Anh lại mày mò đọc sách, đọc các tài liệu về cây quýt đường, về các bệnh của cây. Bất cứ tài liệu gì liên quan đến cây cối lọt vào tay anh đều được nghiên cứu kỹ.

Chưa hết, anh lên tận phòng nông nghiệp Tân Phú- nơi có anh bạn thân anh vẫn qua hỏi han kinh nghiệm làm vườn. “Anh Vinh- trưởng trạm bảo vệ thực vật Tân Phú hướng dẫn tôi dùng thử một chế phẩm sinh học của công ty Thanh Hà có tên là KH”.


Niềm vui của anh Hương khi tìm được chế phẩm sinh học chữa bệnh rụng trái

Như ‘chết đuối vớ được cọc”, Nguyễn Việt Hương tìm mua sản phẩm rồi về pha chế và phun lên cây. “ Nói không quá, như thuốc tiên, 2,5 tháng sau khi phun đúng quy trình, đầu tiên là bật lá non, xanh, sau đó bông bật ra lớn, trắng vườn và sau nữa là trái nhiều, sai trái không đâu bằng”, anh Hương hồ hởi kể lại. Nhưng vui hơn cả là đến lúc trái chín, tỷ lệ trái rụng đã giảm đi tới 80%.


Dẫn chúng tôi xuống thăm những gốc quýt từng bị rụng cành, thối rễ giờ trĩu trịt trái chuẩn bị cho thu hoạch anh tự tin phân tích về tác dụng của KH như một nhà khoa học thực thụ.


Anh bảo, rễ của cây họ cam quýt thuộc loại rễ nấm với những lông hút phát triển dày trên tầng mặt. Vào mùa mưa ( tháng 8- tháng 9 hàng năm) do lượng mưa lớn liên tục khiến đất bị chặt (đóng váng), rễ cây không hô hấp được dẫn tới cây không hấp thu được dinh dưỡng. Cây thiếu hụt dinh dưỡng dẫn tới trái vàng và rụng. Do vậy nếu bổ sung dinh dưỡng cho cây đúng cách, cây sẽ có sức đề kháng cao, chống chọi được với bệnh tật. KH là một chế phẩm sinh học có khả năng tăng sức đề kháng cho cây như vậy.


“ Tôi xài qua hết các loại thuốc rồi, không đâu bằng KH của Thanh Hà. Đất mấy năm nay nhờ xài KH mà tơi xốp, còn cây thì khỏe, lá xanh, trái lớn. Cả xã Thanh Sơn này nhiều nhà trồng quýt đường nhưng không ai trái đẹp như trái nhà tôi”. Rồi anh “nói nhỏ” thêm : “quýt đường nhà tôi toàn được thương lái đóng mang ra Hà Nội giả làm quýt Thái Lan vì trái bóng, đẹp mà lại ngọt nước. Khi nào quýt của nhà tôi cũng được giá hơn nhà khác”.


Bây giờ thì không ai có thể bảo anh Hương ngưng sử dụng KH của công ty Thanh Hà bởi anh đã thận trọng “xài” thử 2 năm nay. 2 vụ quýt đường với gần 20 đợt thu hoạch trái đã cho anh một kiểm nghiệm chính xác, “mắt thấy, tay sờ” chứ không chỉ là nghe nói nữa. “Đỉnh cao” là vụ quýt vừa rồi, anh cắt được 3 tấn quả, giá 16 ngàn/kg, thương lái vào tận vườn “năn nỉ” xin mua.


Người nông dân chăm chỉ xứ Cù Lao tiễn khách với một giỏ quýt đường thơm nức và lời hẹn mời khách tới thăm vào lần sau, khi vườn quýt 400 gốc đã được nhân lên gấp ba, gấp bốn lần hiện nay. Trong làn gió mát lành thổi từ sông Đồng Nai, cả một vùng cù lao thơm ngát quýt đường dường như đã hiện hữu…


 Thanh Lương

Cây quýt đường ở huyện miền núi Tân Phú (Đồng Nai): Vị ngọt đã về, nỗi lo chưa dứt

Tân Phú quýt đường được mùa, được giá

Trong những ngày gần đây, giá quýt đường bán trên thị trường tăng cao từ 25 đến 30 ngàn/kg, so với năm ngoaí giá quýt tăng khoảng 10 ngàn/kg.
                                                                        Cây Quýt đường
Theo những người trồng quýt đường nguyên nhân giá quýt tăng là do nhu cầu của người tiêu dùng tăng, đặc biệt là thị trường phía bắc nên nhiều thương lái tìm mua, vì thế đã đẩy giá quýt lên. Cũng theo những người trồng quýt đương ,nếu chăm sóc tốt mỗi hecta quýt cho thu hoạch từ 40 đến 50 tấn.Với giá bán tại vười từ 18 đến 20 ngàn/kg sau khi trừ chi phí người trồng quýt lãi từ 500 đến 600 trăm triệu/ hecta.
Hiện tại H Tân Phú có trên 100hecta quýt đường tập trung nhiều nhất là ở xã Phú Lâm, Phú Thanh, Phú Xuân.. Riêng Ông Thâu cựu chủ tịch UBND xã Phú Thanh làm 10 mẫu.Tuy nhiên hiện nay việc trồng quýt đường vẫn còn mang tính tự phát, vì thế người trồng quýt đường rất cần sự hỗ trợ của các cấp, các ngành về kỹ thuật cũng như việc thành lập hợp tác xã xây dựng thương hiệu cho cây quýt đường H Tân Phú
                                                                                                                                                

Từ nhiều năm qua, cây quýt đường đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần xóa đói giảm nghèo và làm giàu ở huyện miền núi Tân Phú (Đồng Nai). Tuy nhiên, đến nay nhiều vườn quýt đã bắt đầu "đổ bệnh", nhà vườn bắt đầu lo canh cánh...
* Trồng quýt lãi to
Dẫn chúng tôi đi tham quan vườn quýt đang vào mùa chín rộ, chị Nguyễn Thị Bạch Xuân, chủ trang trại quýt rộng hơn 20 hécta ở ấp 6B, xã Núi Tượng (huyện Tân Phú) thổ lộ: "Năm nay, cây quýt bị bệnh nhiều khiến năng suất giảm đáng kể. Tuy nhiên, có lẽ do thất mùa nên trái quýt đường hiện được mua với giá cao hơn mọi năm, khoảng 10 ngàn đồng/kg. Nếu giữ được giá bình ổn như vậy, dù không trúng mùa thì người trồng quýt vẫn có lãi".
Với kinh nghiệm nhiều năm trồng loại cây ăn trái này, chị Xuân cho biết, mỗi hécta quýt nếu trúng mùa có thể đạt năng suất đến 40 tấn và sau khi trừ hết chi phí sản xuất, người nông dân còn lãi được khoảng 30%. Hiện tại mỗi ngày trang trại của gia đình chị Xuân thu từ 4 - 10 tấn quýt. Chị Xuân nhận định, dù thất mùa nhưng năm nay ít nhất mỗi hécta gia đình chị cũng thu từ 150 triệu đồng trở lên. Ở ấp 6B này, trang trại trồng quýt của gia đình chị Xuân không chỉ được biết đến bởi có diện tích lớn nhất, mà còn là một trong những trang trại đầu tư quy mô nhất cho cây quýt.
Đi trên con đường liên ấp 6A và 6B của xã Núi Tượng chạy dọc bờ sông Đồng Nai, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng khi thấy trên vùng đất này có khá nhiều căn nhà xây dựng khang trang. Anh Nguyễn Hữu Sử, ở ấp 6A, nói với chúng tôi, không ít căn nhà đó được xây dựng nhờ tiền trồng quýt. Anh Sử còn khoe với chúng tôi, tuy chỉ có 6 sào đất với hơn 400 gốc quýt nhưng anh cũng xây được căn nhà với kinh phí hơn 250 triệu đồng. Đến ấp 6B, anh Trần Văn Cẩn cũng cho hay căn nhà của anh chị xây năm 2008 với kinh phí gần 200 triệu đồng. Đó cũng là số tiền anh chị tích cóp được sau nhiều năm trồng quýt. Anh Cẩn cho biết, quê anh ở tận Bạc Liêu, vì không có ruộng vườn nên anh chị theo chân những người cùng quê lên Đồng Nai lập nghiệp. Như bao người khác, thời gian đầu anh chị trồng lúa rẫy để có gạo ăn, cuộc sống rất khó khăn. "Hồi đó, ngày nào cũng lo kiếm cái ăn, và kiếm được cái gì thì ăn cái đó. Thật tình, tôi chẳng dám nghĩ có ngày mình sẽ cất được căn nhà như hôm nay".
* Vẫn lo canh cánh
Đối với gia đình anh Cẩn, cũng như nhiều nông dân khác trên vùng đất này, cây quýt đường đã thực sự giúp họ "đổi đời". Thế nhưng, cây ăn trái được xem như là "cứu cánh" của nông dân vùng sâu, vùng xa này lại đang khiến người trồng nó phải lo lắng, bởi nhiều vườn quýt có dấu hiệu bị già cỗi, ít ra trái, đã vậy trái còn bị sâu bệnh, thậm chí chết cây. Ông Nguyễn Văn Vinh, Chủ tịch UBND xã Núi Tượng, cho biết: "Cây quýt phát triển mạnh từ 5 - 6 năm nay, góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân địa phương, nhưng tiếc rằng, đến nay nhiều diện tích đã bị già cỗi và người dân đã chuyển sang trồng các loại cây khác như cà phê, măng cụt...".
Cây trồng lâu năm thì phải cỗi, nhưng với những vườn quýt trồng chỉ mới có 5 - 6 năm đã chết, khiến một số nhà vườn xem đó là chuyện không bình thường. Ông Mai Trọng Hùng, ở ấp 6B, bộc bạch: Do muốn vườn quýt đạt năng suất cao, các chủ vườn thường dùng rất nhiều phân vô cơ bón cho cây và rất ít phân hữu cơ. Vì thế, đất đai càng ngày trở nên chai cứng. Bên cạnh đó, người trồng quýt muốn trái đậu nhiều và không bị hư rụng phải dùng thuốc bảo vệ thực vật, rồi đến thuốc diệt cỏ... Những hóa chất này tích tụ sau nhiều năm sẽ làm cho đất bị "ngộ độc". Ông Hùng nói: "Cứ đầu độc đất đai như vậy, đến cỏ còn không mọc nổi nữa, nói chi đến cây trồng - làm sao mà không bị ảnh hưởng".
Được biết, xã Núi Tượng hiện có 632 hécta cây trồng lâu năm, trong đó diện tích các loại cây trồng có múi nói chung như cam, quýt và bưởi chiếm khoảng 200 hécta. Các nhà vườn trồng quýt đường chủ yếu ở các ấp nằm ven sông Đồng Nai.
Cây quýt đường - dù có những lúc thăng trầm nhưng vẫn cho thấy, đây là loại cây có giá trị kinh tế cao, đặc biệt thích hợp đối với người có ít đất sản xuất. Vì thế, việc chặt bỏ nó để thay thế các loại cây khác là chuyện bất đắc dĩ. Với những vườn quýt còn lại, hiện các chủ vườn đang tìm mọi cách để "cứu" lấy quýt.

Xã miền núi làm giàu nhờ trồng quýt
Khi nghe tin UBND xã Núi Tượng đề nghị Phòng Kinh tế huyện Tân Phú tiến hành làm hồ sơ xin đăng ký nhãn hiệu hàng hóa cho trái quýt vùng này và đã được Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đồng Nai đến khảo sát, không khỏi làm cho nhiều người trong huyện miền núi này ngạc nhiên mà còn tò mò đến tận nơi xem xét và khi tận mắt thấy đã thán phục. 

Quả vậy, cách đây 4 năm trở về trước, cuộc sống của nông dân xã Núi Tượng còn gặp rất nhiều khó khăn và việc chuyển đổi cây trồng cũng không mấy dễ dàng. Phần lớn diện tích đất đều trồng hoa màu và tuy đất tốt nhưng hàng năm thu hoạch có khi được khi mất do ảnh hưởng nước lụt từ sông Đồng Nai. Nhiều người đã mạnh dạn chuyển sang trồng thử nghiệm các loại cây như sầu riêng, chôm chôm, cà phê... nhưng vẫn lâm vào cảnh khó khăn do cây không phát triển được. Sự việc bắt đầu thay đổi khi ông Trần Hoàng Tuấn có trang trại 70 ha, trong đó có 35 ha chuyên trồng quýt thu lãi mỗi năm 3,5 tỷ đồng đã khuyến khích nông dân trong xã nằm dọc ven sông Đồng Nai tập trung đắp bờ bao ngăn nước và làm hệ thống thoát nước trong mùa mưa lũ. Do hợp với vùng đất này nên cây phát triển rất tốt và chỉ trong vòng chưa đầy 5 năm, diện tích quýt của xã Núi Tượng đã phát triển lên trên 200 ha, trong đó có khoảng 100 ha quýt đang cho thu hoạch. Do được trồng ở vùng đất hàng năm nước ngập, có lượng phù sa bồi đắp thường xuyên nên cây quýt phát triển mạnh và cho năng suất rất cao: đạt từ 35 đến 40 tấn/ha. Nhiều hộ trồng quýt đã thoát được nghèo và có của ăn của để. Không kể những người giàu lên nhờ quýt thì số dân của xã thoát được nghèo nhờ vào cây quýt hiện tại có đến vài chục hộ. Điển hình về việc thoát nghèo ở đây phải nói đến gia đình ông Lê Văn Sử ở ấp 6A. Trước đây, sau lần đánh bạo vay ngân hàng đầu tư chuyển đổi từ trồng ngô sang trồng cà phê, gia đình ông chẳng những không khá lên mà còn mắc nợ do không hiệu quả. "Tôi đã mắc nợ đúng 10 năm. Cho tới mấy năm gần đây nhờ vào vườn quýt mới trả xong" - ông Sử cho biết. Chỉ với 5 sào (5000 m2) quýt nhưng sau 3 năm thu hoạch quýt, ông Sử trả hết gần 100 triệu tiền nợ và xây được căn nhà khang trang trị giá trên 150 triệu đồng. Vườn quýt của gia đình ông mỗi năm cho thu hoạch trên 20 tấn và liên tục trong 3 năm ông bán quýt với giá trên dưới 10 ngàn/kg, tính ra thu nhập hàng năm của gia đình ông lên đến 200 triệu đồng, trừ chi phí mỗi năm còn lãi 140 triệu đồng. Năm nay mặc dù giá quýt đột ngột giảm xuống một nửa nhưng ông vẫn lãi được 40 triệu đồng.
Lại nói về trang trại của gia đình ông ông Trần Hoàng Tuấn, sau khi đi tham quan và học hỏi nhiều nơi về kinh nghiệm làm trang trại, ông đã mạnh dạn nhượng lại 70 ha đất ở vùng ven sông Đồng Nai thuộc xã Núi Tượng, huyện miền núi Tân Phú và bỏ ra hơn 2 tỷ đồng thuê nhân công đắp bờ bao ngăn lũ trên toàn bộ diện tích 70 ha làm hệ thống bờ bao và các cửa cống thoát nước do nước mưa ứ đọng. Cùng với biện pháp này, ông Tuấn còn chia trang trại thành những khu nhỏ từ 3 đến 5 ha để đắp bờ bao, trang bị các máy bơm nước và làm các mương tưới, tiêu nước quanh năm, đảm bảo trên toàn bộ diện tích trang trại không bị ngập nước trong mùa mưa và điều tiết được nguồn nước tưới trong những tháng mùa khô. Làm xong hệ thống quy hoạch tưới, tiêu, ông Tuấn liền xuống các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long chọn 3 giống cây chủ lực là quýt, cam, bưởi da xanh từ các nhà vườn có uy tín và từ Viện cây ăn quả miền Nam mang về trồng và thực hiện các biện pháp thâm canh từ khâu trồng đến chăm bón phân, phòng trừ sâu bệnh. Đặc biệt, do học hỏi kinh nghiệm từ các nhà vườn và các trạm trại, ông Tuấn đã thành công trong việc xử lý cho các loại cây ra hoa, kết trái quanh năm, nhất là ra quả trái vụ làm cho giá trị sản phẩm luôn có thị trường tiêu thụ và giá cả không bị dội chợ; sản phẩm từ trang trại của ông Tuấn liên tục trong 3 năm qua không đủ cung ứng cho thị trường trong và ngoài tỉnh. Ông Tuấn cho biết, để tạo ra vườn cây ăn trái chất lượng cao như hiện nay, điều cần thiết đầu tiên là biết cách chọn các giống cây trồng phù hợp với đồng đất, sau đó là khâu chọn giống và thực hiện các biện pháp thâm canh tổng hợp như sử dụng phân hữu cơ, phân vi sinh, thuốc sinh học để hạn chế thấp nhất độc hại cho cây trồng và người sử dụng, và điều quan trọng có tính quyết định là dự báo được đầu ra cho sản phẩm. Hiện nay, trang trại của ông Tuấn đã đi vào thế ổn định với hơn 90 lao động thường xuyên có mức lương bình quân khoảng 1 triệu đồng/ người/ tháng.
Ông Nguyễn Văn Vinh, Chủ tịch UBND xã Núi Tượng cho biết: chính cây quýt là cây cứu cánh cho nông dân ở đây và không ít hộ đã giàu lên thực sự chỉ sau vài ba vụ thu hoạch. Để cây quýt phát triển bền vững trên vùng đất phù sa ven sông Đồng Nai và tạo điều kiện các hộ trong xã phát triển cây quýt và các loại cây có múi khác, UBND xã đã đề nghị với Trạm bảo vệ thực vật và Trạm khuyến nông huyện Tân Phú thường xuyên tổ chức những lớp tập huấn về kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ dịch bệnh cho các loại cây có múi và kiến nghị với Chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tân Phú tăng nguồn cho các nhà vườn vay vì đầu tư cho cây quýt cũng không phải là nhỏ, trong lúc còn nhiều hộ gặp khó khăn muốn trồng quýt nhưng không có vốn./.
Tân Phú: định hướng phát triển cây quýt Núi Tượng
17/7/2007

Quýt Núi Tượng đựợc trồng ở 2 ấp 6A và 6B của xã Núi Tượng ( huyện Tân Phú- Đồng Nai ), đây chính là giống cây cứu cánh cho nông dân ở vùng đất phù sa nghèo khó này.
Mãi tới năm 2003, cây quýt được một số hộ dân đưa về trồng. Do hợp với vùng đất này nên cây phát triển rất tốt và có một điều quan trọng hơn là cây quýt chịu được ngập lụt. Thế là chỉ trong vòng chưa đầy 5 năm, diện tích quýt của 2 ấp này đã phát triển lên đến trên 200 hécta, trong đó có khoảng 100 hécta quýt đang cho thu hoạch. Do được trồng ở vùng đất hàng năm nước ngập, có lượng phù sa bồi đắp thường xuyên nên cây quýt phát triển mạnh và cho năng suất rất cao: đạt từ 35 - 40 tấn/hécta.
Nhiều hộ trồng quýt đã thoát được nghèo và có của ăn của để. Không kể những người giàu lên nhờ quýt thì số dân của ấp 6A và 6B thoát được nghèo nhờ vào cây quýt hiện tại có đến vài chục hộ. Có hộ mỗI năm thu hoạch trên 20 tấn quýt, giá bán trên 10 ngàn/kg. Trừ chi phí mỗI năm lãi 140 triệu đồng.
Sở dĩ cây quýt có thể làm được cuộc bứt phá ngoạn mục về kinh tế cho vùng này là nhờ vào hai yếu tố: quýt chịu với vùng đất phù sa ngập lụt và giá cũng bình dân. Theo ngườI dân ở đây cho biết, thường mỗi năm khu vực 2 ấp 6A và 6B phải chịu một trận lụt, thời gian ngập kéo dài khoảng một tuần. Những cây trồng khác sẽ chết hết, nhưng riêng chỉ có cây quýt là không sao. Đất có độ ẩm cao nên cây quýt phát triển rất tốt.
Để giúp cho cây quýt Núi Tượng phát triển ổn định và gây dựng được thương hiệu cho mình, UBND xã đã đề nghị với Trạm bảo vệ thực vật và Trạm khuyến nông huyện thường xuyên tổ chức những lớp tập huấn về kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ dịch bệnh cho cây. Không chỉ dừng lại ở đó, UBND xã cũng đề nghị với Phòng Kinh tế của huyện tiến hành làm hồ sơ xin đăng ký nhãn hiệu hàng hóa cho quýt vùng này và đã được Sở Khoa học và công nghệ tỉnh đến khảo sát. Đây là những bước đi khá bài bản để giúp cây quýt Núi Tượng vươn lên.
Theo: baodongnai
 

Cây quýt góp phần làm giàu cho nhiều nông dân

 ở xã Gia Tân 1

Những năm gần đây có một số hộ nông dân ở xã Gia Tân 1 đã chuyển sang trồng cây quýt đường mang lại hiệu quả kinh tế cao đã vươn lên khá giả, làm giàu cho gia đình mình.
Người mở đầu cho nghề trồng quýt đường ở xã Gia Tân 1 (huyện Thống Nhất) là anh Nguyễn Cao Khải ở ấp Dốc Mơ 3. Năm 2000, khi đi tham quan vườn quýt đường của nhà một người bạn ở Phương Lâm, anh nghĩ đất rẫy nhà anh hoàn toàn phù hợp để cây quýt sinh trưởng và phát triển. Nghĩ là làm, cuối năm 2000, anh đã mua ngay 400 gốc quýt đường về trồng thử nghiệm. Đến đầu năm 2001, thấy cây quýt phát triển tốt, anh lại trồng thêm 600 gốc nữa. Với sự cần mẫn, chịu khó mày mò học hỏi kinh nghiệm của anh em đã trồng quýt lâu năm ở Phương Lâm áp dụng vào sản xuất, vụ thu hoạch năm 2004 vừa qua gia đình anh thu được 22 tấn trái, bán với giá bình quân 7.000 đồng/kg. Sau khi trừ tất cả chi phí, ra anh còn lời trên dưới 100 triệu đồng. Đây là một số tiền mà chưa bao giờ anh có được. Đầu năm 2005, anh Khải tiếp tục mua thêm gần 1,5 hécta đất rẫy để trồng 1.000 gốc quýt. Khi chúng tôi vào thăm, những cây quýt hiện đang phát triển tươi tốt. Anh Khải vui mừng cho biết, từ đầu năm đến nay, anh đã thu được gần 7 tấn trái quýt bán trái mùa, với giá tương đối cao: từ 8.000-10.000 đồng/kg. Mới đây, thương lái đến trả anh tiền thu trái cả vụ (từ nay đến cuối năm) là 250 triệu đồng cho vườn quýt 5 sào do anh trồng từ cuối năm 2000. Nếu anh chấp thuận thì số tiền lời từ cây quýt năm nay của gia đình chắc chắn sẽ cao gấp rưỡi vụ thu hoạch năm ngoái.
Có thể nói, trong thời buổi kinh tế thị trường như hiện nay, việc những người nông dân tìm tòi học hỏi xem giống cây trồng, vật nuôi nào nuôi trồng phù hợp, mang lại năng suất và hiệu quả kinh tế cao quả là một điều đáng nhân rộng. Gia đình chị Vũ Thị Vóc, ở ấp Dốc Mơ 1 và gia đình anh Lương Văn Việt, ở ấp Dốc Mơ đều là những điển hình như thế. Vốn có rất nhiều đất rẫy, từ trước đến nay gia đình anh chị trồng rất nhiều loại cây ăn trái như: chôm chôm, sầu riêng nhưng do giá bán không sánh bằng trái cây của Thái Lan, nên những năm gần đây chị Vóc và anh Việt chuyển sang trồng trên 4.000 cây quýt đường.
Thực ra, đối với những người trồng cây ăn trái ở tỉnh Tiền Giang, Long An hay Phương  Lâm (Phú Lâm, Tân Phú), cây quýt đường không phải là giống cây trồng mới. Nhưng với những nông dân ở xã Gia Tân 1 thì đây là một loại cây trồng hoàn toàn mới lạ, đòi hỏi người trồng phải biết kỹ thuật chăm sóc. Vì vậy, đến nay trên địa bàn toàn xã cũng chỉ có từ 4-5 hộ dân trồng cây quýt đường và diện tích cũng còn khá khiêm tốn: chỉ khoảng 6-7 hécta. Hiệu quả kinh tế, năng suất  của cây quýt thì đã rõ, nhưng đa số người nông dân cũng chưa dám đưa về trồng. Theo số liệu thống kê của xã Gia Tân 1, toàn xã đang có trên 900 hécta cây trồng lâu năm, trong đó có khoảng  700 hécta cây ăn trái, nhưng thực tế với số diện tích cây quýt đường còn quá ít như hiện nay thì quả là điều đáng tiếc.
Để cây quýt đường cũng như các loại cây có hiệu quả khác được phát triển rộng rãi trên địa bàn xã, thiết nghĩ chính quyền xã Gia Tân 1 cũng cần phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Thống Nhất  mở các lớp tập huấn và tổ chức cho người nông dân tham quan các mô hình cây ăn trái ở các địa phương trong và ngoài tỉnh. Đồng thời tiến hành triển khai quy hoạch những vùng đất thích hợp cho cây quýt đường và các loại cây trồng có giá trị kinh tế khác, tránh tình trạng nông dân chuyển đổi cây trồng ồ ạt, kể cả ở những vùng đất không thích hợp, dẫn đến năng suất thấp, đầu ra khó tiêu thụ, hiệu quả kinh tế không như mong muốn.
Minh Tân
(Đài TT huyện Thống Nhất)

Quýt đường trúng giá

Cập nhật lúc 09:46, Thứ Hai, 31/12/2012 (GMT+7)
Anh Trần Văn Long ở ấp Bàu Chim, xã Phú Xuân (huyện Tân Phú) trong vườn quýt đường.
Anh Trần Văn Long ở ấp Bàu Chim, xã Phú Xuân (huyện Tân Phú) trong vườn quýt đường.
(ĐN)- Hiện nay, nông dân các huyện Tân Phú, Định Quán bán quýt đường tại vườn cho thương lái với giá là 25-26 ngàn đồng/kg, cao hơn năm 2011 khoảng 6-8 ngàn đồng/kg. Tuy đã vào vụ thu hoạch rộ, nhưng giá quýt đường  vẫn rất cao và đầu ra tương đối hút hàng. Theo một số thương lái trái cây, quýt đường năm nay có giá cao là vì nhiều người tiêu dùng chỉ chọn mua quýt có nguồn gốc ở Việt Nam. Còn quýt của Trung Quốc dù mẫu mã đẹp nhưng vẫn ít người tiêu dùng mua, do ngại có tồn dư thuốc bảo vệ thực vật và các chất bảo quản gây hại cho sức khỏe. Nhờ giá bán cao, đầu ra hút hàng, trừ chi phí nông dân trồng quýt đường trong tỉnh còn lời trên 200 triệu đồng/hécta.
Hương Giang

  

Thứ Tư, 6 tháng 3, 2013

Gà 9 cựa


Chỉ khi người ta đến xem rồi phán là gà 9 cựa thì đàn gà của bà gây được nhiều chú ý.
Gia đình bà Lữ Thị Đào, trú làng Mỏ Than, Khe Bố, xã Tam Quang, huyện Tương Dương, Nghệ An đang sở hữu một đàn gà 9 cựa, loài gà rất hiếm thấy đã được nhắc đến trong câu chuyện cổ tích "Sơn Tinh - Thủy Tinh".
Nói về đàn gà "lạ" của mình bà Đào cho hay, dịp Tết Nguyên đán vừa qua một số người dân vào chúc. Thấy đàn gà của bà nhiều người nói đây là loại gà 9 cựa, một loại gà rất hiếm mà trước đây chỉ có trong chuyện cổ tích, gia đình bà cũng không biết thật hay giả. Tuy nhiên, nhìn thực tế thì đúng là chúng có nhiều cựa thực sự.
Một trong những con gà 9 cựa mà gia đình bà Đào đang sở hữu.
Bà Đào cũng lấy làm ngạc nhiên khi chính đàn gà của mình khác biệt với gà của các gia đình xung quanh. Ở bản của bà, không có nhà nào có gà nhiều cựa như thế.
Được biết, giống gà nhiều cựa này được bà nuôi cách đây 3 năm. Ban đầu bà cũng không để ý tới nhiều cựa hay ít cựa. Chỉ khi người ta đến xem rồi phán là gà 9 cựa thì đàn gà của bà gây được nhiều chú ý.
Quan sát kỹ trong đàn gà của bà Đào, có khá nhiều con gà 9 cựa. Chúng đa phần là những chú gà trống to khỏe, dáng vẻ rất đẹp, lông đuôi dài. “Gà mái cũng có nhiều cựa. Những lứa gà con mới nở cũng có lai loại gà 9 cựa này. Từ ngày biết nhà tôi có giống gà lạ, nhiều người kéo tới xem rồi nói mua nhưng tôi không bán. Sau lần đó, nhà tôi bị mất trộm  một con gà trống 9 cựa, to, đẹp nhất đàn", Bà Đào tâm sự.
Nói về giá trị đàn gà của mình, bà Đào cho biết, nó có sức đề kháng rất tốt, ít khi bị dịch bệnh, thịt rất thơm ngon, chắc, dai.
Ngắm đàn gà 9 cựa qua một số hình ảnh sau đây:
Đàn gà 9 cựa gồm cả gà trống và gà mái.
Chú gà trống 9 cựa rất oai vệ, khỏe mạnh.
Đàn gà này bà Đào cho biết nuôi cách đây ba năm. Thực tế trước khi người khác phát hiện thì gia đình bà Đào không biết mình đang sở hữu loài gà rất quý.
Trong những lứa gà con, cũng xuất hiện di truyền nòi gà 9 cựa.

Chiêm ngưỡng gà rừng “quý, chóe” nhất thế giới của VN

Khi "tán gái", những chú gà này xòe ra chiếc yếm to đùng và sặc sỡ, trông cực kỳ bắt mắt...
Đó là loài gà lôi tía (tên khoa học là Tragopan temminckii), con vật được đánh giá là mộ trong những loài gà đẹp nhất thế giới. Đó là loài gà lôi tía (tên khoa học là Tragopan temminckii), con vật được đánh giá là một trong những loài gà đẹp nhất thế giới.
Đó là loài gà lôi tía (tên khoa học là Tragopan temminckii), con vật được đánh giá là mộ trong những loài gà đẹp nhất thế giới. Đó là loài gà lôi tía (tên khoa học là Tragopan temminckii), con vật được đánh giá là một trong những loài gà đẹp nhất thế giới.
Chúng có bộ lông màu đỏ lửa điểm những đốm trắng duyên dáng, mặt xanh biếc, cổ và mào trên đầu có màu cam rực rỡ. Nhưng đó chưa phải là tất cả.
Chúng có bộ lông màu đỏ lửa điểm những đốm trắng duyên dáng, mặt xanh biếc, cổ và mào trên đầu có màu cam rực rỡ. Nhưng đó chưa phải là tất cả.
Điểm đặc biệt nhất là chiếc yếm bằng da màu xanh điểm chấm đỏ có thể xòe ra che toàn bộ phần ngực.
Điểm đặc biệt nhất là chiếc yếm bằng da màu xanh điểm chấm đỏ có thể xòe ra che toàn bộ phần ngực.
Hai chiếc "tai" độc đáo có thể vểnh lên một cách ngộ nghĩnh.
Hai chiếc "tai" độc đáo có thể vểnh lên một cách ngộ nghĩnh.
Đó chính là vũ khí "sát gái" mà gà lôi tía trưng ra khi đối diện với gà mái.
Đó chính là vũ khí "sát gái" mà gà lôi tía trưng ra khi đối diện với gà mái.
Chú gà nào yếm càng to, màu sắc càng rực rỡ thì càng hấp dẫn các cô gà mái.
Chú gà nào yếm càng to, màu sắc càng rực rỡ thì càng hấp dẫn các cô gà mái.
Trái ngược với gà trống, gà mái có bộ lông màu nâu xỉn không mấy ấn tượng.
Trái ngược với gà trống, gà mái có bộ lông màu nâu xỉn không mấy ấn tượng.
Những chú gà con cũng vậy.
Những chú gà con cũng vậy.
Gà lôi tía là một giống gà quý hiếm, tại Việt nam mới chỉ được ghi nhận ở Lào Cai.
Gà lôi tía là một giống gà quý hiếm, tại Việt nam mới chỉ được ghi nhận ở Lào Cai.
Cuộc sống của những chú gà bảnh chọe này trong tự nhiên đang bị đe dọa bởi nạn săn bắn và chặt phá rừng bừa bãi. Thanh Bình (theo Arkive.org).
Cuộc sống của những chú gà bảnh chọe này trong tự nhiên đang bị đe dọa bởi nạn săn bắn và chặt phá rừng bừa bãi.  (theo Arkive.org).